CHƯƠNG 1 : CHIẾN THẮNG ẤP BẮC
2.4. Bài học kinh nghiệm
Sau đợt 1 chiến dịch Đồng Xoài (từ ngày 10 đến 31-5-1965), bộ tư lệnh chiến dịch xác định nhiệm vụ then chốt, mục tiêu chủ yếu của đợt 2 là tiêu diệt chi khu quân sự Đồng Xồi, sau đó khống chế buộc địch phải đổ quân xuống các khu vực xã Thuận Lợi, ấp chiến lược để tập trung tiêu diệt số lượng lớn quân địch. Đêm 9-6, bộ đội ta bắt đầu tổ chức tiến công. Sau 3 lần đột phá vượt qua cửa mở, thọc sâu vào khu trung tâm, đến 3 giờ 40 phút ngày 10-6, ta lần lượt chiếm khu biệt động quân, khu bảo an, khu hành chính… Tiếp đó, đánh tan địch phản kích ở Thuận Lợi, khu vực ấp chiến lược, hịng giải tỏa Đồng Xồi và làm chủ chi khu lúc 17 giờ 30 phút ngày 10-6-1965. Kết thúc chiến dịch, ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 600 tên địch (có 42 cố vấn Mỹ), bắn rơi 7 máy bay, bắn bị thương 16 chiếc, phá hủy hơn 250 súng và 8 tấn đạn dược, thu 148 súng các loại. Đây là trận then chốt đạt hiệu suất chiến đấu cao, góp phần tạo thế và lực cho chiến dịch phát triển đi đến thắng lợi; cổ vũ mạnh mẽ tinh thần quân và dân miền Nam đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Trận đánh đã để lại những bài học quý về nghệ thuật tác chiến.
Trước hết, ta đã xác định đúng hướng và mục tiêu của trận đánh. Mục đích của chiến dịch là tiêu diệt sinh lực địch, mở rộng vùng giải phóng, nối liền các căn cứ của Miền với Nam Tây Nguyên và Nam Bộ, do đó, việc ta chọn hướng (khu vực) tác chiến chủ yếu ở Bình Long, Phước Long và Bắc Bình Dương là hồn tồn chính xác. Đây là khu vực giáp các căn cứ của ta, vừa có điều kiện bảo đảm cho tác chiến, vừa đáp ứng mục đích, yêu cầu chiến dịch đề ra. Sau khi ta đánh Phước Bình và thị xã Phước Long, nhưng tổ chức đánh quân viện của địch không thành công, bộ tư lệnh chiến dịch nhận định, khu vực chủ yếu mà địch cố giữ là Chơn Thành, Đồng Xồi, thị xã Phước Long, Bù Đốp và Bình Long. Trong đó, Đồng Xồi nằm án ngữ khống chế các trục đường giao thông huyết mạch nối liền miền Đông Nam Bộ với Nam Tây Nguyên và Campuchia. Địa bàn này cách các vị trí khác trong hệ thống phịng thủ của địch trên cùng khu vực khá xa (gần nhất 19km), nên khả năng chi viện hỏa lực bị hạn chế, tiếp viện ứng cứu cũng gặp nhiều khó khăn do địa hình rừng núi, đường giao thơng bị chia cắt, khả năng chi viện duy nhất chỉ có thể bằng đường khơng. Trên cơ sở nhận định đó, ta xác định mục tiêu tiến cơng chủ yếu là chi khu qn sự Đồng Xồi và hạ quyết tâm tập trung cho trận đánh này.
Về việc vận dụng linh hoạt phương pháp và các thủ đoạn tác chiến, trên cơ sở xác định đúng mục tiêu chủ yếu và khu vực đánh địch ứng cứu giải tỏa, ta đã chuẩn bị tốt các phương án sử dụng lực lượng, thế trận và chỉ đạo vận dụng tốt các thủ đoạn tác chiến. Ta vừa tổ chức lực lượng tiến cơng địch phịng ngự vững chắc ở Đồng Xoài, vừa tổ chức lực lượng sẵn sàng vận động đánh quân ứng cứu giải tỏa bằng đổ bộ đường không ở Thuận Lợi, khu vực ấp chiến lược. Trong tổ chức tiến cơng Đồng Xồi, ta tập trung lực lượng vào hướng chủ yếu (tây và tây bắc) nên mặc dù địch phịng ngự trong cơng sự vững chắc, có hỏa lực mạnh hơn các hướng khác, nhưng ta vẫn đột phá thành cơng. Ở các hướng khác, ta có lực lượng tiến cơng, lực lượng bao vây đón lõng và lực lượng dự bị mạnh (1 tiểu đoàn bộ binh), sẵn sàng chi viện cho hướng chủ yếu. Nhờ vậy, trong quá trình tiến công, ta đã phân tán được một phần hỏa lực và sự đối phó của địch ra các hướng, các mũi để liên tục tiến công. Trong vận động tiến công quân ứng cứu giải tỏa, ta nhanh chóng cơ động lực lượng, tạo thế trận bao vây, thọc sâu tiến công tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Thuận Lợi và khu vực ấp chiến lược.
Rút kinh nghiệm trận đánh đêm 9-6, khi ta triển khai tiến cơng do tổ chức hiệp đồng khơng chặt chẽ, có bộ phận nổ súng trước giờ quy định, nên mở cửa gặp khó khăn, địch tập trung hỏa lực chống trả quyết liệt, đến lần đột phá thứ 3 mới thành cơng. Sau lần đó, ta tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng trên các hướng, mũi. Khi tiến cơng vào khu trung tâm Đồng Xồi, Tiểu đồn Bộ binh 4 ở hướng thứ yếu sau khi đánh chiếm khu biệt động quân đã tích cực hiệp đồng với Tiểu đồn Bộ binh 5 ở hướng chủ yếu đánh chiếm chi khu. Đặc biệt, Đại đội Bộ binh 3 (Tiểu đoàn Bộ binh 1) sau khi làm chủ khu ấp chiến lược đã sử dụng hỏa lực đánh lô cốt 4, kết hợp địch vận, bắt một số tù binh… Khi đánh địch ứng cứu giải tỏa, Trung đoàn Bộ binh 2 bắn khống chế lúc địch cho quân đổ bộ, tạo điều kiện cho Trung đồn Bộ binh 1 vận động tiến cơng tiêu diệt địch. Ngoài ra, trong trận đánh, ta cũng rút ra được một số bài học về sử dụng pháo cối chi viện cho bộ binh mở cửa. Khi bị thiếu pháo, thiếu đạn, bắn kém hiệu quả, ta vẫn dùng đại liên, trung liên chi viện cho bộ binh đột phá thành cơng.
Sau 55 năm nhìn lại, chiến thắng Đồng Xồi vẫn cịn ngun giá trị, giúp chúng ta tiếp tục nghiên cứu, vận dụng những bài học kinh nghiệm quý báu để hồn thiện trình độ tác chiến, nhất là nghệ thuật tiến công trong các trận then chốt chiến dịch giai đoạn hiện nay.
CHƯƠNG 3: CHIẾN THẮNG VẠN TRƯỜNG 3.1. Diễn biến trận đánh Vạn Tường
Vào lúc 6h15 phút sáng ngày 18.08.1965 trận chiến chính thức bắt đầu. Thủy quân lục chiến của Mỹ cử khơng quan xuất kích. Chúng dùng 20 máy bay F4 và A4 ném đến 18 tấn bom xuống Vạn Tường và vùng lân cận. Trên biển dùng trực thăng và tàu đổ bộ. Dùng 3 xe tăng phun lửa M67, 5 xe tăng M48, tàu LCU đổ bộ lên Vịnh Lục. Chúng hình thành nên vịng vây về phía nam, tiến qn về phía Tây và đánh chiếm thơn An Cường 1.
Lúc 6 giờ 45 thủy qn lục chiến Mỹ dùng đổ bộ xuống thơn Bình Phước và Bình Long, Bình Thạnh Tây bằng máy bay trực thăng, hình thành cánh qn bao vây phía Tây. Cùng với đó chúng cũng đổ bộ xuống Chu Lai theo đường bộ vượt sông Trà Bồng đánh xuống bằng xe tăng và xe bọc thép, hình thành cánh quân bao vây phía Bắc.
Quân Mỹ muốn dồn lực lượng quân giải phóng ra biển nhằm buộc họ giao chiến trên địa bàn trống. Tại đây các phương tiện và trang bị chiến tranh của Mỹ có thể phát huy tối đa sức tàn phá cũng như mang đến phần thắng cao hơn. Tuy nhiên mục đích và âm mưu của chúng nhanh chóng bị đánh bại.
*Trưa ngày 18/08/1965
Ở phía Tây Nam Vạn Tường Đại đội trinh sát thuộc E1 QGP của ta đã chặn cánh quân của D3 + C7/D4 TQLC Mỹ tiến đến Lạc Sơn. Quân ta đã tiến hành chắn phòng ngự, chắn tại cao điểm 30 thuộc thôn An Cường 2. TQLC Mỹ đưa thêm quân dùng máy bay ném bom bắn phá liên tiếp đến trưa 18.08 thì chiếm được An Cường 2.
Quân Mỹ cho trực thăng và pháo binh bắn phá dọn bãi, tổ chức tiến quân theo đội hình hàng dọc từ An Cường. Chúng dùng xe thiết giáp và xe tăng phun lửa đi theo con đường mòn giữa An Thái và Nam Yên tấn công quân ta.
Quân ta lợi dụng địa hình kín đáo, chờ cho đồn xe TQLC Mỹ đến cách 50m mới nổ súng. Quân ta dùng súng chống tăng B40, lựu đạn và súng không giật, đã bắn cháy 4 chiếc xe. Quân Mỹ hoảng loạn bỏ chạy, sa xuống ruộng lầy quân ta tiếp tục đuổi theo tiêu diệt 3 xe nữa.
*Chiều ngày 18/08/1965
Quân Mỹ không xác định được vị trí đóng qn của qn ta, đã đổ bộ xuống ngay trước trận địa của ta. Quân ta tiến hành tập kích bắn rơi 4 máy bay trực thăng. Quân Mỹ gọi chi viện và chiếm được Cao điểm 43. Chiều 18/8/1965 lực lượng qn giải phóng từ Châu Bình mở một mũi đột kích đánh vào sau lưng cánh quân đổ bộ đường biển của quân Mỹ. Lợi dụng cánh sườn phía Bắc bị hở quân ta phản kích, buộc quân Mỹ phải lùi lại Bình Hịa.
Chiều 18/8/1965 bộ đội địa phương tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với chiến trường chính mở mũi đột kích sâu từ Tây Hy, qua Thượng Hòa xuống Lệ Thủy. Tại đây lực lượng bộ đội phối hợp
với du kích đánh vào sau lưng cánh quân của trung đoàn 7 TQLC Mỹ. Tại đây quân ta đã bắn rơi 3 máy bay trực thăng, ngăn chặn việc quân Mỹ tiến hành chi viện ở chiến trường chính.
*Từ ngày 19/08 đến 24/08
Đêm 18 rạng ngày 19/8/1965 lợi dụng vòng vây bị đứt đoạn giữa cánh Bắc và cánh Nam của TQLC Mỹ quân ta tiến hành rút quân về khu vực an toàn. TQLC Mỹ càn quét khu vực Vạn Tường và các xã lân cận từ ngày 19/8 đến ngày 24/8. Tuy nhiên chúng chỉ bắt được một số ít thương binh QGP chưa kịp rút ra và nhiều thường dân.
* Kết quả chiến thắng Vạn Tường
Trận chiến Vạn tường năm 1965 kết thúc quân ta giành chiến thắng Vạn Tường với các kết quả đáng khen ngợi. Quân ta đã loại khỏi vòng chiến đấu gần 1000 tên thủy quân lục chiến Mỹ. Hạ 13 máy bay, bắn cháy 22 máy bay và xe bọc thép, làm thất bại âm mưu dồn quân ta ra biển để tiêu diệt. Qn Mỹ khơng thể đánh bại được trung đồn Ba Gia cũng như chiếm đóng được Vạn Tường.
Chiến thắng Vạn Tường làm thất bại hoàn toàn cuộc hành quân Ánh sáng sao của quân Mỹ. Gây các tổn thất nặng nề về người và của cho quân Mỹ, khiến chúng hoảng loạn chống đỡ. Thua ở trận đánh này người Mỹ không thể đổ lỗi được cho sự bị động.
3.2. Ý nghĩa lịch sử
Chiến thắng Vạn Tường là một trong những chiến thắng quan trọng đối với quân và dân ta. Với chiến thắng này quân ta chiếm được thế thượng phong, dù khơng có các phương tiện và trang thiết bị hiện đại vẫn có thể chiến thắng quân Mỹ. Chúng ta chỉ sử dụng súng trường, lựu đạn vẫn có thể hạ được trực thăng, máy bay ném bom, xe tăng, xe thiết giáp, xe tăng phun lửa,… của Mỹ.
Từ chiến thắng Vạn Tường quân ta đã đập tan âm mưu dồn quân ta đến đường cùng để ngang tàng sát hại của quân Mỹ. Quân ta tiêu diệt khơng ít qn Mỹ, làm thiệt hại vô số trang thiết bị của Mỹ. Thể hiện tinh thần đoàn kết và mưu lược chiến tranh của quân ta. Làm nền tảng vững chắc cho các cuộc chiến sau này của quân và dân ta, góp phần vào thắng lợi to lớn của đất nước sau này.
4.1. Diễn biến
Mùa xuân năm 1975, Nam Tây Nguyên được chọn làm hướng đột phá của chiến lược cho cuộc tổng tiến công. Ý định ban đầu của chiến dịch Tây Nguyên được mở ra là giải phóng vùng Nam Tây Nguyên.
Sau những hoạt động nghi binh tích cực, thu hút quân địch về hướng Bắc. Thì từ ngày 4/3/1975, quân ta bước vào tác chiến, chặn đứt giao thông của địch trên trục đường 19 và 21. Và chia cắt các tập đoàn của địch ở Tây Nguyên và đồng bằng.
Ngày 8/3, Sư đoàn 302 tiêu diệt cứ điểm Cẩm Ga, chiếm giữ đường 14 của khu vực này. Từ đó chia cắt chiến dịch quân địch ở Bắc và Nam của Tây Nguyên.
Từ ngày 9 đến 10/3, quân ta chính thức bước vào tác chiến chiến dịch Tây Nguyên. Sư đoàn 10 tiêu diệt căn cứ Đức Lập.
Ngày 10/3, Sư đoàn 316, Trung đoàn 95b và Trung đoàn 198 đã đồng loạt mở 5 mũi tiến công vào thị xã Buôn Ma Thuột. Đây là một trận đánh then chốt chủ yếu, sau hơn một ngày chiến đấu quyết liệt, thì trưa 11/3 quân ta giải phóng được thị xã.
Từ ngày 14 đến 18/3, Sư đoàn 10 và Trung đồn 25 đã tiến cơng lực lượng địch đổ bộ trực thăng trên đường 21, phía Đơng Bắc thị xã Bn Ma Thuột. Và tiêu diệt Sư đoàn 23 và Liên đoàn biệt động quân 21, rồi đập tan ý đồ phản kích của địch.
Sau khi thất bại, trước tình huống khơng cịn lực lượng ứng cứu. Thì ngụy quyền Sài Gịn buộc phải rút bỏ Bắc Tây Nguyên để bảo toàn lực lượng của Quân đoàn 2. Khoét sâu vào sai lầm của địch, quân ta tung Sư đồn 320 vào tập kích tập đồn của địch đang rút chạy trên đường 7.
Từ ngày 17 đến 23/3, quân ta tiêu diệt hầu hết lực lượng gồm 1 trung đoàn bộ binh, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 thiết đoàn và các đơn vị khác của địch. Quân ta giải phóng được Cheo Reo, Củng Sơn.
Từ ngày 18 đến 24/3, Sư đoàn 968, Trung đoàn 95a, và Trung đoàn 271 đã tiến vào giải phóng những thị xã Kon Tum, Gia Nghĩa, Pleiku.
Phát triển từ thắng lợi, ngày 2/3 đến 3/4, các sư đoàn Tây Nguyên đã tiến xuống duyên Hải Trung Trung Bộ. Và tiêu diệt được Lữ đoàn dù 3, Trung đồn 40, Liên đồn 24. Giải phóng các tỉnh Bình Khê, Phú n, Nha Trang, Cam Ranh và kết thúc chiến dịch.
Kết quả : Thắng lợi của Chiến dịch Tây Nguyên đã làm rung chuyển, đảo lộn cả thế trận của quân lực Việt Nam Cộng Hòa khiến cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa thực sự
hoảng sợ và hỗn loạn. Phía Quân Giải phóng miền Nam đã tận dụng thế trận này chiếm hết toàn bộ vùng cao nguyên, cắt những quân khu miền trung của Việt Nam Cộng Hịa ra làm đơi.. Điều này khiến cho chiến thắng đến với quân giải phóng với tốc độ nhanh hơn rất nhiều. Theo báo Nhân dân: "Chiến dịch Tây Nguyên thực sự là đòn điểm huyệt quân đội Sài Gịn trong cuộc Tổng tiến cơng và nổi dậy mùa Xuân 1975...mở đầu cho sự cáo chung của chế độ Sài Gòn"
4.2. Ý nghĩa
Chiến thắng Tây Nguyên mang ý nghĩa lớn về học thuật. Tại đây, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã mục tiêu chủ yếu (Buôn Ma Thuật) vào đúng nơi hiểm nhưng yếu của quân lực Việt Nam Cộng Hịa và khiến cho nó "yếu" hơn bằng cách nghi binh điều quân lực Việt Nam Cộng Hịa lên hướng bắc, đồng thời bí mật cơ động lực lượng lớn về hướng nam, nhờ vậy Quân Giải phóng đã tập trung ưu thế áp đảo ở nơi cần thiết, tạo yếu tố bất ngờ. Qn Giải phóng đã bố trí thế trận hiểm, chia cắt chiến lược và chiến dịch địch, khiến các cụm quân của quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị cơ lập. Từ đó buộc qn lực Việt Nam Cộng Hịa phải chấp nhận các tình huống mà Qn Giải phóng đã dự kiến (thí dụ: do thế trận của Qn Giải phóng, qn lực Việt Nam Cộng Hịa chỉ còn một khả năng duy nhất là đổ bộ trực thăng xuống đường 21 sau khi mất Buôn Ma Thuật. Tại đây, Qn Giải phóng đã bố trí sẵn sàng Sư đồn 10 và Trung đồn 25. Có nghĩa là qn lực Việt Nam Cộng Hịa đã rơi vào đúng kế, đúng định của Quân Giải phóng). Nắm thời cơ có qn lực Việt Nam Cộng Hịa rút chạy, phía Qn Giải phóng đã kịp thời và kiên quyết truy kích tiêu diệt qn lực Việt Nam Cộng Hịa , đưa quân lực Việt Nam Cộng Hòa đến thất bại chưa từng có. Ngoại trừ một nguyên nhân khách quan rằng Quân đoàn II quân lực Việt Nam Cộng Hòa tự tan rã quá nhanh làm mất mát đến 1/4 lực lượng chính quy này.
4.3. Bài học kinh nghiệm
Là bài học độc đáo về nghệ thuật quân sự
Chiến thắng của Chiến dịch Tây Ngun, địn điểm huyệt Bn Ma Thuột đã thể hiện sự chỉ