Giải pháp về tài chính cơng trước nguy cơ khủng hoảng nợ công

Một phần của tài liệu tình hình nợ công và giải pháp trong giai đoạn hiện nay của việt nam (Trang 27 - 34)

4. Giải pháp nhằm quản lý hiệu quả nợ công ở Việt Nam

4.2 Giải pháp về tài chính cơng trước nguy cơ khủng hoảng nợ công

Với tình trạng về khu vực tài chính cơng Việt Nam như trên, vấn đề ngăn chặn khủng hoảng nợ công hay sự lây lan khủng hoảng nợ công tới Việt Nam rõ ràng là cần thiết. Các giải pháp về tài chính cơng để ngăn chặn nguy cơ khủng hoảng nợ cơng đối với Việt Nam cần mang tính ngắn hạn (cấp bách) và tính chiến lược (lâu dài):

a) Đổi mới mơ hình tăng trưởng kinh tế, duy trì ổn định kinh tế vĩ mơ, tăng trưởng bền vững trong dài hạn

- Hiện tại Việt Nam đang theo đuổi mơ hình tăng tưởng kinh tế dựa vào vốn, lao động và tài nguyên; trong giai đoạn tới, Việt Nam cần hướng tới mơ hình tăng trưởng dựa vào năng xuất lao động, hiệu quả sử dụng vốn cao. Trên cơ sở đó, hoạt động NSNN sẽ được cải thiện, hiệu quả đâu tư xã hội và đầu tư từ NSNN sẽ được nâng cao hiệu quả và coi trọng chất lượng của tăng trưởng kinh tế.

- Việc đặt mục triêu ổn định kinh tế vĩ mô không chạy theo tăng trưởng bằng mọi giá sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế ổn định hơn. Đầu tư từ NSNN sẽ theo cách thức thận trọng và cẩn trọng hơn, được kiểm sốt chặt chẽ hơn. Khi đó Chính phủ sẽ mạnh dạn cắt giảm đầu tư công; những hiệu ứng tiêu cực lên lãi suất, nguồn vốn trên thị trường tiền tệ sẽ giảm bớt, khi đó khu vực ngân hàng sẽ ổn định hơn và khơng có

hiệu quả đầu tư thì sẽ tránh được tình trạng đầu tư tràn lan, gây thất thoát đầu tư công.

- Gần đây, Chỉ thị số 922/CT-TTg, vừa được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành, về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự tốn ngân sách Nhà nước năm 2012 đã có các định hướng khá phù hơp: Trong đó Chính phủ chủ trương duy trì tăng trưởng kinh tế cho năm 2012 khoảng 6,5%. Mục tiêu tổng quát của năm 2012 là tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn năm 2011 gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng và chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phòng, bảo đảm an sinh, trật tự, an tồn xã hội; nâng cao hiệu quả cơng tác đối ngoại và hội nhập quốc tế.

- Cụ thể, tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt phối hợp hài hịa giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để kiềm chế lạm phát, ổn định giá trị tiền đồng Việt Nam, tăng dần dự trữ ngoại hối.

b) Giảm thâm hụt NSNN xuống dưới 5% một cách bền vững và thực chất

- Theo số liệu của Chính phủ Việt Nam, thâm hụt NSNN chỉ khoảng gần 7% năm 2009 và những năm gần đây cũng là mức thấp...Tuy nhiên Số liệu của WB và các tổ chức khác, thâm hụt ngân sách tổng thể của Việt Nam lên tới gần 10% GDP (năm 2009) và đó là con số đáng quan ngại. Do đó, Chính phủ cần có giải pháp giảm thâm hụt NSNN xuống dưới 5% một cách bền vững và thực chất. Để thực hiện điều này, Chính phủ cần tiết kiệm, cắt giảm đầu tư công (hiện đang gia tăng trở lại từ 2008, như đồ thị nêu trên) và đảm bảo hiệu quả của đầu tư công một cách triệt; Trên cơ sở đó Chính phủ cần đảm bảo thu ổn định trên cơ sở tạo điều kiện và hỗ trợ khu vực

doanh nghiệp trong nước đồng thời với việc hạn chế khai thác tài nguyên và bán tài ngun thơ.

- Chính phủ cần kiên quyết thực hiện Nghị quyết 11/2011/CP-NQ ngày 24/2/2011 về các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an sinh xã hội. Trong đó, Chính phủ cần kiên quyết thực hiện cắt giảm đầu tư công kém hiểu quả và tràn lan… Việc thực hiện này vừa có tác dụng kiềm chế lạm phát những cũng đảm bảo kỷ cương, kỷ luật NSNN được thực hiên. Tình trạng vượt dự tốn khá phổ biến và cao trong thời gian qua trong hoạt động chi tiêu cơng phản ánh kỷ cương tài chính khá lỏng lẻo ở Việt Nam và cần được lập lại trạng thái tốt nhất. Việc thực hiện tốt Nghị quyết 11 cũng đảm bảo an sinh xã hội tốt hơn trên cơ sở ổn định kinh tế, giữ nhịp độ tăng trưởng vừa phải;

c) Giám sát, Quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa các nguồn đầu tư từ NSNN, nhất là từ trái phiếu chính phủ, nguồn vốn ODA, các khoản tài sản đầu tư vào các tập đoàn kinh tế lớn của nhà nước

- Số liệu thống kê cho thấy, các khoản đầu tư từ khu vực cơng của Việt Nam có hiệu quả khá thấp và thất thoát đáng kể. Các vụ việc liên quan đến PMU 18, Vinashin thời gian qua cho thấy tình trạng thất thốt và hiệu quả trong đầu tư cơng mà nhất là đầu tư từ nguồn trái phiếu chính phủ là vấn đề thực tế và đáng lo ngại ở Việt Nam. Bài học quốc tế từ Dubai Worl ở UAE (năm 2009) và tinh trạng không trả được nợ của Vinashin (Việt Nam) trong năm 2010 là những bài học về rủi ro khủng khoảng nợ cơng có thể nổ ra từ một tập đoàn kinh tế nơi Nhà nươc tâp trung rất nhiều tài chính vào đó. Và các sự kiện đó cũng cho chúng ta hiểu biết thêm về phản ứng của các nhà đầu tư quốc tế mỗi khi doanh nghiệp/tập đoàn kinh tế của Nhà nước vỡ nợ,

- Phát triển thị trường trái phiếu chính phủ cùng với phối hợp tốt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Thời gian qua, chính sách tiền tệ và tài khóa cịn nhiều lệch lạc chưa gắn kết (nhiều khi tiền tệ thắt chặt thì tài khóa lại mở rộng…); Việc phát triển thị trường trái phiếu đi đơi với củng cố tín nhiệm trái phiếu chính phủ sẽ tạo điều kiện cho NSNN tiếp cận và huy động các nguồn lực tài chính từ bên ngồi; Hơn thế nữa thị trường trái phiếu phát triển cũng tạo điều kiện cho chính sách tiền tệ của Việt Nam hiệu quả và nhậy bén.

- Có giải pháp cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu Chính phủ. Hiện tại mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ đang ở mức thấp [18], mức không đầu tư và do đó khơng được giới đầu tư quan tâm nhiều. Việc cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ sẽ giúp chính phủ khai thơng và tiếp cận tốt hơn các nguồn tài chính quốc tế và trên cơ sở đó thị trường trái phiếu sẽ hoạt động ổn định, tạo cơ sở cho việc ổn định tài chính- tiền tệ và đặc biệt ngăn chặn rủi ro vỡ nợ quốc gia đối với Việt Nam. Các giải pháp tổng thể để cải thiện mức tín nhiệm trái phiếu chính phủ trong thời gian tới đối với Việt Nam là: ổn định kinh tế vĩ mơ, duy trì tăng trưởng vừa phải, kiềm chế lạm phát ở mức vừa phải; đảm bảo thâm hụt ngân sách ở mức thấp và chịu đựng được; tăng dự trữ ngoại hối (như nêu trên); ổn định tiền tệ và đảm bảo hệ thống ngân hàng lãnh mạnh…

d) Ngăn chặn mọi sự đổ vỡ từ khu vực ngân hàng

- Kinh nghiệm cho thấy, sau mỗi cuộc đổ vỡ ngân hàng là các cứu trợ từ NSNN; Do đó đối với Việt Nam, việc ngăn chặn sự đổ vỡ của khu vực ngân hàng là điều cần được đặt ra hiện nay khi tình hình ngân hàng trong thời gian qua có dấu hiệu căng thẳng về thanh khoản. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, sau mỗi cuộc khủng hoảng ngân hàng là các chi phí từ ngân sách cho quá trình cứu trợ hay tái cơ cấu lại khu vực này rất tốn kém.

- Thống kê cho thấy, sau mỗi cuộc khủng hoảng ngân hàng lại thường kéo theo những mất cân đối ở khu vực tài chính cơng và có khi dẫn đến khủng hoảng nợ cơng là vì chính phủ đã chi q nhiều tiền cho q trình cứu trợ ngân hàng hay nền kinh tế. Bảng dưới đây có thể cho ta thấy các chi phí cứu trợ ngân hàng (cấp vốn cho ngân hàng) sau khủng hoảng lớn như thế nào trong lịch sử:

e) Có giải pháp tăng cường các quỹ bình ổn trong hệ thống tài chính cơng, đặc biệt là có giải pháp tổng thể nhẳm tăng quỹ dự trữ ngoại hối lên mức an toàn

Những giải pháp để tăng dự trữ ngoại hối chính thức là: tiếp tục thực hiện các giải pháp chống đơ la hóa nền kinh tế như hiện nay (xóa bỏ thị trường ngoại tệ chợ đen; yêu cầu các tổng cơng ty, tập đồn kinh tế có ngoại tệ phải bán cho nhà nước); có giải pháp đồng bộ khuyến khích xuất khẩu; khuyến khích đầu tư nước ngoài; thu hút tốt nguồn kiều hối… Việc nâng mức dự trữ lên mức an toàn trước tiên sẽ đảm bảo được khả năng thanh tốn quốc tế của Việt Nam tiếp đó sẽ cải thiện được chỉ số an tồn tài chính cơng của Việt Nam trong thời gian tới. Trên cơ sở đó Việt Nam sẽ cải thiện được mức tín nhiệm trái phiếu quốc tế.

f) Đẩy mạnh cổ phần hóa hơn nữa các doanh nghiệp các tập đồn kinh tế Nhà nước

Việc cổ phấn hóa các doanh nghiệp Nhà nước mà nhà nước không cần nắm giữ sẽ giảm các chi phí hỗ trợ không cần thiết từ NSNN và do đó giảm áp lực chi NSNN và cũng tăng hiệu quả đầu tư toàn xã hội và đầu tư từ NSNN; Cho năm 2012, Chính phủ chủ trương tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa các tập đồn kinh tế, các tổng cơng ty Nhà nước, tăng cường quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp là định hướng đúng đắn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Tài Chính học. ( Học viện Ngân Hàng. NXB Dân Trí 2013). 2. Giáo trình Lý thuyết Tài chính – Tiền tệ. (ĐH Kinh tế quốc dân. NXB

Thống Kê 2008)

3. Cổng thơng tin Chính phủ

4. Cổng thông tin Bộ kế hoạch và đầu tư 5. Cổng thơng tin Bộ Tài Chính.

DANH SÁCH NHĨM 1 – LỚP FIN01A-05 STT Họ và tên Đánh giá 1 Đoàn Thị Thủy (NT) 2 Nguyễn Tiến Hùng 3 Phạm Quốc Dũng 4 Nguyễn Đăng Đặng 5 Trần Thị Cẩm Ly

8 Nguyễn Huy Thưởng 9 Nguyễn Văn Tư

Một phần của tài liệu tình hình nợ công và giải pháp trong giai đoạn hiện nay của việt nam (Trang 27 - 34)