Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các khu vực miền Trung và miền Tây.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 25 - 26)

Hiện FDI được mở ra cho hầu như mọi lĩnh vực. Một số hạn chế về thị trường cũng được xoá bỏ thông qua từng bước loại dần các quy định về tỷ lệ hàng hoá giành cho xuất khẩu.

c. Thúc đẩy cải cách tài chính và cải cách hệ thống ngoại thương, giảm tối thiểu những hạn chế cho hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài. thiểu những hạn chế cho hoạt động của các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài.

Từ 1/12/1996, việc Trung Quốc thực hiện chuyển đổi đồng Nhân dân tệ (NDT) trong tài khoản vãn lại đã giúp các Xí nghiệp dùng vốn nước ngoài loại trừ được những hạn chế trong thanh toán quốc tế - chi trả các đối tác bên ngoài và chuyển lợi nhuận về nước. Điều này làm cho Trung Quốc có thêm sức hấp dẫn đối với các nhà ĐTNN. Bên cạnh đó, các liên doanh hoạt động trong lĩnh vực thương mại cũng được phép thành lập các cơ sở kinh doanh ở Phú Đông - Thượng Hải và ở Đặc khu Thâm Quyến trên nguyên tắc thử nghiệm. Đồng thời một số các ngân hàng nước ngoài cũng bắt đầu được phép kinh doanh bằng đồng NDT.

d. Khuyến khích các nhà ĐTNN đầu tư vào các khu vực miền Trung và miền Tây. Tây.

Giữa những năm 1990, ở khu vực ven biển Trung Quốc, sản xuất của một số ngành như dệt, may mặc, đồ chơi, công nghiệp nhẹ, máy móc, sản xuất nguyên vật liệu.... đã đạt kết mức bão hoà trên thị trường. Kết cấu đầu tư đòi hỏi phải được nâng cấp. Song vùng này do trang thiết bị cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật, hiệu quả tương đối thấp. Vì vậy, có nhiều khó khăn trong nâng cấp kết cấu đầu tư.

Ở một số tỉnh trong nội địa, tuy có cơ sở cho những ngành nghề tập trung nhiều tiền vốn, nhưng hiệu quả lao động không cao, lại thiếu thốn các điều kiện kinh tế bên

trong và ngoài ngành, làm cho việc thu hút ĐTNN bị hạn chế. Bên cạnh đó, các hạng mục đầu tư của các Xí nghiệp lớn gần đây có tăng nhưng những hạng mục này vẫn chỉ giới hạn ở những thành phố lớn (ở Thượng Hải có tới 78,8% số Công ty xuyên quốc gia đầu tư vào Trung Quốc). Trước tình hình đó, Trung Quốc khuyến khích các vùng ven biển thu hút vốn với kỹ thuật cao, và lâu dài, hình thành vùng vốn kỹ năng để nâng cao tỷ trọng của các ngành nghề sử dụng vốn tập trung và kỹ thuật cao. Các tỉnh nội địa, thông qua điều chỉnh kết cấu tạo ra những ngành nghề có ưu thế tương đối về hiêu quả và năng suất lao động. Đồng thời thông qua việc phát triển các Xí nghiệp hương trấn, các Xí nghiệp vừa và nhỏ, thu hút vốn sử dụng lao động tập trung để mở rộng tổng lượng. Với mục đích phát triển hơn nữa các vùng này, mới đây Trung Quốc đã quyết định cho phép các tỉnh trong các vùng sâu, vùng xa, các khu tự trị được phê chuẩn các dự án vốn nước ngoài với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD - so với mức cũ là 10 triệu USD.

Do vậy, từ năm 1992 đến nay, cùng với việc đầu tư vào các khu ven biển, ven biên giới và ven sông, ĐTNN đã có xu thế phát triển vươn vào các khu nằm sâu trong nội địa, đặc biệt là các khu vực miền Trung và miền Tây, phát huy các ưu thế về lao động và tài nguyên dồi dào của Trung Quốc. Đầu tư nước ngoài cho đến nay đã phát triển rất nhanh ở các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Tứ Xuyên ở khu vực Tây Nam cũng như các tỉnh Cam Túc, Tân Cương, Ninh Hạ, Thanh Hải ở vùng Tây Bắc Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(34 trang)
w