GDP bình quân từ 2008-2011

Một phần của tài liệu Tiểu luận phát triển kinh tế và vấn đề việc làm ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 36)

3.2.2 Tăng trưởng của các khu vực kinh tế

Biểu đồ 3: Tăng trưởng GDP và các khu vực kinh tế giai đoạn 2000-2010

Nguồn:Tổng cục thống kê

Trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2007, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta liên tục tăng lên thì tốc độ gia tăng của khu vực nơng nghiệp có xu hướng chậm lại, thậm chí có xu hướng giảm sút tuy nhiên tốc độ tăng trưởng khá ổn định. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp xây dựng tăng nên mặc dù tăng chậm nhưng kéo dài và khá vững chắc .Về dịch vụ, tốc độ tăng trưởng liên tục tăng đến năm 2006 đã vượt nên cả mức tăng trưởng GDP chung của toàn nền kinh tế.

Chịu tác động chung của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới cuối năm 2008 và 2009 khiến nền kinh tế nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế đã làm thu hẹp đáng kể thị trường xuất khẩu, thị trường vốn, thị trường lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nước ta. Ở trong nước, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nước cũng đã gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cư. Điều này khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP của nước ta giảm xuống từ 8,5% năm 2007 chỉ còn đạt mức 6,32% trong năm 2008 và 5,32% trong năm 2009, theo đó tốc độ tăng trưởng của các khu vực kinh tế cũng giảm xuống. Chính phủ đã thực hiện gói kích cầu 8 tỉ USD đà suy giảm kinh tế đã dừng lại, nền kinh tế dần được phục hồi. Kết quả đạt được đánh dấu thành cơng bước đầu của Chính phủ trong chỉ đạo và điều hành vĩ mô nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế, chứng tỏ chính sách kích cầu của Chính phủ đã phát huy tác động tích

cực, đẩy mức cầu trong nước phục hồi mạnh .Tuy nhiên mức tăng trưởng trong năm 2009 của nước ta cũng là mức tăng trưởng cao so với các nước trên thế giới khi chịu tác động của cuộc khủng hoảng. Nền kinh tế của nước ta bắt đầu phục hồi khi bước sang năm 2010. Đây là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020.Với quyết tâm cao của cả nước, Việt Nam được đánh giá là một trong những nước sớm vượt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính tồn cầu. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 ước tính tăng 6,78% so với năm 2009. Đây là mức tăng khá cao so với mức tăng 6,31% của năm 2008 và cao hơn hẳn mức 5,32% của năm 2009, vượt mục tiêu đề ra 6,5%. Trong 6,78% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 2,78%; công nghiệp, xây dựng tăng 7,7% và khu vực dịch vụ tăng 7,52%. Về thực chất, để vượt qua khủng hoảng kinh tế chúng ta đã vận dụng những ngun lí tăng trưởng của Keynes thơng qua việc kích cầu nội địa để bù đắp sự giảm mạnh của thị trường xuất khẩu, thực hiện hỗ trợ lãi suất và giảm thuế để giải phóng hàng tồn kho, kích thích đầu tư vào các khu vực có đóng góp lớn cho tăng trưởng như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ sự phát triển của khu vực nông nghiệp, nông thôn, hỗ trợ tiêu dùng cho các đối tượng thu nhập thấp ở vùng sâu, vùng xa, thực hiện an sinh xã hội và đảm bảo các ổn định cho sự phát triển của nền kinh tế...

Nhìn chung từ biểu đồ 3 cho thấy, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng dần của Việt Nam chủ yếu dựa vào sự phục hồi của sản xuất công nghiệp và đặc biệt là sự đi lên khá nhanh của khu vực dịch vụ. Xét trên toàn nền kinh tế, các so sánh quốc tế cho thấy tình hình phát triển các khu vực trong nền kinh tế nước ta đều thuộc loại hàng đầu thế giới. Do vậy có thể đánh giá khái quát trong những năm đổi mới vừa qua, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta khá tốt, vừa nhanh vừa theo xu hướng ngày càng ổn định, bền vững.

Bước sang năm 2011, Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2011 ước tính tăng 5,57% so với cùng kỳ năm 2010, trong đó quý I tăng 5,43%; quý II tăng 5,67%. Đóng góp vào con số kể trên, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,08%; khu vực công nghiệp và xây dựng

tăng 6,49%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%. Khu vực sản xuất kinh doanh đã và đang chịu ảnh hưởng của lạm phát, lãi suất cao làm chi phí đầu vào tăng cao tác động đến sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp sụt giảm, một số doanh nghiệp làm ăn thua lỗ và phải thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh. Tổng cục Thống kê đánh giá, trong 6 tháng đầu năm, nền kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng hợp lý với mức tăng quý II cao hơn quý I. Sản xuất một số ngành, lĩnh vực đạt khá.

Biểu đồ 4: GDP bình quân đầu người của giai đoạn 2000-2011 Đơn vị: USD

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo báo cáo của The Economist tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2008 - 2011 của nước ta thấp hơn trung bình của 10 năm trước đó khoảng 1,2%. Thống kê này khiến Việt Nam rơi vào nhóm 10 nước chịu anh hưởng nặng nhất do khủng hoảng tài chính trong số các nền kinh tế mới nổi. Giải pháp tốt nhất để “hạ nhiệt” cho các nền kinh tế đang tăng trưởng nóng nêu trên là tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ, cải thiện tình trạng lãi suất thực âm cũng như lấp đầy thâm hụt ngân sách - vốn vẫn rất cao ở một số quốc gia… Nếu các biện pháp không được tiến hành kịp thời, các chuyên gia cho rằng nhiều nền kinh tế sẽ phải đối mặt với nguy cơ bong bóng tài sản trong tương lai gần, gây ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình phục hồi kinh tế. Nếu điều này diễn ra trên diện rộng, nguy cơ về một cuộc khủng hoảng khác cũng sẽ hiển hiện. Để có được q trình tăng trưởng như vậy thì một số nhân tố chính có thể nói là các nhân tố cung (vốn, lao động) và các nhân tố cầu (tiêu dùng, đầu tư, xuất khẩu).

Đầu tư đóng vai trị quan trọng đến q trình tăng trưởng và chuyển đổi nền cơ cấu của nền kinh tế nước ta vì cũng như các nền kinh tế khác đầu tư là nhân tố chính

tạo ra q trình tăng trưởng chung và dài hạn thơng qua việc khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước bỏ vốn ra đầu tư làm giàu và tham gia phát triển đất nước. Lí thuyết và kinh nghiệm thực tiễn của các nước đang phát triển đều khẳng định vai trò to lớn của nguồn nhân lực trong quá trình đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và cơng nghiệp hóa. Có thể thấy ngay từ trong những năm đầu đổi mới, khi nguồn vốn còn khan hiếm thì nguồn nhân lực thường đóng vai trị rất quan trọng như là một nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng của nền kinh tế. Trong giai đoạn cơng nghiệp hóa hiện nay, vai trị của vốn đầu tư tăng lên nhưng khơng vì thế mà vị trí của nguồn nhân lực bị xem nhẹ vì với chất lượng ngày càng cao, nguồn nhân lực càng trở thành nhân tố cơ bản tạo ra công nghệ và kĩ thuật mới làm tăng hiệu quả sở dụng vốn đầu tư. Đặc biệt khi khoa học công nghệ trở thành động lực chủ yếu của quá trình tăng trưởng thì vai trị nhân tố tăng trưởng theo chiều sâu của nguồn nhân lực sẽ trở lên cực kì quan trọng.

Xuất khẩu cũng là một nhân tố quan trọng tạo ra bước phát triển kinh tế nhanh trong thời kì đổi mới. Tăng trưởng xuất khẩu có mối quan hệ tỉ lệ thuận với tăng trưởng kinh tế và nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh hàng năm, nó ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong tăng trưởng GDP, qua đó đóng góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm.

3.3 Thực trạng vấn đề việc làm của Việt Nam 3.3.1 Thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay 3.3.1 Thực trạng việc làm ở nước ta hiện nay

Trong xu thế hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, đòi hỏi thị trường lao động ở Việt nam phát triển linh hoat để hỗ trợ tăng trưởng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Thế nhưng, do mới hình thành va phát triển chưa đồng bộ, nên thị trường lao động Việt Nam đang bộc lô nhiều yếu điểm lẫn mâu thuẫn, trong đó nghiêm trọng nhất là mất cân bằng giữa cung và cầu, năng suất lao động thấp. Trong khi chúng ta dư thừa sức lao động ở nơng thơn thì ở lĩnh vực phát triển cơng nghiệp, các ngành dich vụ trung cao cấp lại thiếu hụt lao động trầm trọng.

Phân tích về thực trạng thừa thiếu việc làm, GS - TS Nguyễn Bá Ngọc (Phó Viện trưởng Viện Khoa học lao động - xã hội) cho rằng, tổng việc làm của nền kinh tế tăng nhưng chưa tương xứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, những năm vừa qua hệ số co giãn việc làm ở nước ta chỉ đạt mức trung bình 0,28% (tức là khi

co giãn việc làm cịn thấp. Điều này có nghĩa là tăng trưởng chưa tạo ra nhiều việc làm, đem lại lợi ích cho người lao động.

Hiện cả nước ta vẫn còn trên 50% lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Điều này cho thấy Việt nam vẫn là một nước kém phát triển và tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn vẫn trầm trọng (chiếm tỷ trọng gần 97% trong tổng số lao động thiếu việc làm chung).

Mặc dù, sự chuyển dịch cơ cấu lao động đã có tín hiệu tích cực nhưng chưa theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc phân phối, sử dụng lao động trong các khu vực kinh tế mất cân đối. Cụ thể, ở khu vực ngoài nhà nước sử dụng (trên 87%) lao động xã hội, nhưng đại bộ phận làm việc ở hộ cá thể, sản xuất nhỏ phan tán, phi chính thức với trình độ cơng nghệ, phương thức sản xuất lac hậu, năng suất lao động thấp.

Kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ việc làm không bền vững chiếm tỷ lệ 2/3 hoặc 3/4. Tình trạng việc làm khu vưc phi chính thức (chiếm tỷ lệ 70% trong tổng số việc làm) nhưng khơng được hưởng chính sách an sinh xã hội, luôn đối mặt với việc làm bấp bênh, thu nhập thấp, ít được bảo vệ. Đó là cái vịng luẩn quẩn trong bức tranh chung của thị trường lao động Việt Nam: chất lượng lao động thấp dẫn đến lương thấp, năng suất lao động thấp và cuối cùng cản trở tốc độ tăng trưởng kinh tế.

3.3.2 Thực trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay

Việt Nam là một trong những nước kinh tế đang phát triển, quy mô dân số và mật độ dân cư tương đối lớn so với các nước trên thế giới và tốc độ phát triển nhanh, trong lúc đó việc mở rộng và phát triển kinh tế, giải quyết việc làm gặp nhiều hạn chế, như thiếu vốn sản xuất, lao động phân bổ chưa hợp lý, tài nguyên khác chưa được khai thác hợp lý...Càng làm cho chênh lệch giữa cung và cầu về lao động rất lớn, gây ra sức ép về vấn đề giải quyết việc làm trong toàn quốc.

Quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động ngày càng căng thẳng, thất nghiệp và nhu cầu việc làm đang trở thành sức ép nặng nề cho nền kinh tế.

Thất nghiệp ở Việt Nam mang những nét đặc trưng riêng. Khi nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường, khởi điểm từ năm 1986 đến nay, tỉ lệ người thất nghiệp tăng lên. Theo số liệu bảng tổng điều tra dân số năm 1989 thì người lao động ở lứa tuổi 16- 19 chiếm 48,3%, lứa tuổi từ 16-24 tuổi chiếm 71,2%. Năm 1995, số

người thất nghiệp toàn phần trong độ tuổi cả nước đã lên tới con số 2,6 triệu và năm 1996 là 2,5 triệu người. Tỉ lệ người thất nghiệp hữu hình ở các đơ thị chiếm từ 9 - 12% nguồn nhân lực trong đó 85% ở lứa tuổi thanh niên và đại bộ phận chưa có nghề. Đây là những tỉ lệ vượt quá giới hạn để đảm bảo an toàn xã hội.

Từ 1991 đến nay, nước ta đạt mức tăng trưởng kinh tế khá, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thời kỳ 1992 - 1996 tăng bình quân 7,9%/năm, lạm phát được ngăn chặn lại, duy trì ở mức 1 con số, năm 1997 lạm phát là 4,5%/năm và năm 1998 là 3,6%/năm. Sức mua của đồng tiền đã được tăng lên, giá cả ổn định.

Từ năm 1998 là năm tình trạng thất nghiệp ở các thành phố tăng mạnh hơn so với các vùng lãnh thổ.

Trong 10 năm trở lại đây, tuy có gặp những khó khăn nhất định tác động từ bên ngoài, nhưng kinh tế - xã hội Việt Nam vẫn có những chuyển biến tích cực, GDP bình qn tăng trên 7,2%/năm, GDP bình quân đầu người tăng từ 416 USD lên khoảng 1.160 USD năm 2010, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo giảm từ 20% xuống 12%, tỉ lệ thất nghiệp giảm từ 6,3% xuống còn 4,29% năm 2010.

Bảng 1: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng Năm Tỷ lệ TN 2005 2007 2008 2009 2010 Cả nước 5.31 4.64 4.65 4.60 4.29 Đồng bằng sông Hồng 5.61 5.74 5.35 4.59 3.73

Trung du và miền núi

phía bắc 5.07 3.85 4.17 3.90 3.42

Bắc trung bộ và duyên

hải miền trung 5.20 4.95 4.77 5.54 5.01

Tây Nguyên 4.23 2.11 2.51 3.05 3.37

Đông Nam Bộ 5.62 4.83 4.89 4.54 4.72

Đồng bằng sông Cửu

Long 4.87 4.03 4.12 4.54 4.08

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

Bảng 2: Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi phân theo vùng Năm Tỷ lệ thất nghiệp(%) Thành thị Nông thôn 2008 4.65 1.53 2009 4.6 2.25 2010 4.29 2.3 Nguồn: Tổng cục thống kê

Lao động thất nghiệp cao ở nhóm người có trình độ văn hố thấp, trong nhóm người chưa tốt nghiệp phổ thông cơ sở. Lao động thất nghiệp chiếm 6,12%; số tốt nghiệp phổ thông cơ sở thất nghiệp chiếm 4,93%; tốt nghiệp phổ thông trung học chiếm 11,27%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 2,53% và tốt nghiệp cao đẳng, Đại học chiếm 2,25%.

Như vậy, trình độ văn hố của người lao động càng cao thì khả năng tìm kiếm việc làm càng cao.

Là nước nông nghiệp đang phát triển, nước ta gần 80% lực lượng lao động tập trung ở nơng nghiệp. Thất nghiệp mang tính thời vụ, bán thất nghiệp là phổ biến. Thiếu việc làm ở nông thôn do nguồn lao động ngày một tăng nhanh trong lúc đó diện tích canh tác chỉ có hạn làm cho tỷ lệ diện tích theo đầu người càng giảm. Năng suất lao động hiện cịn thấp. Tình trạng thiếu việc làm đầy đủ cịn phổ biến

Theo tính tốn của bộ lao động - Thương binh xã hội, thời gian thiếu việc làm của lao động nông thôn cả nước trong một năm, nếu quy ra lao động lên tới 6- 7 triệu người khơng có việc làm. Đây là sự lãng phí về nguồn lực rất lớn ảnh hưởng tới nhiều mặt của đời sồng kinh tế - xã hội.

Năng suất lao động ở nước ta quá thấp còn thể hiện ở tỷ trọng của lao động trong nơng nghiệp cịn quá cao.

Bảng 3: Tỷ lệ lao động đang làm việc theo ngành từ năm 2000 đến năm 2007 (đơn vị:

Một phần của tài liệu Tiểu luận phát triển kinh tế và vấn đề việc làm ở việt nam giai đoạn hiện nay (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)