Đánh giá thực trạng kế tốn tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tính giá thành sản phẩm tiếp giáp (Trang 27 - 30)

BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG

2.3. Đánh giá thực trạng kế tốn tính giá thành sản phẩm tại doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ.

doanh nghiệp tư nhân Hoa Vỹ.

 Ưu điểm:

- Cơng tác kế tốn được thực hiện theo đúng chế độ chuẩn mực kế toán, số liệu được cập nhật kịp thời tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập báo cáo được nhanh chóng.

- Việc xác định và tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp chi tiết cho từng tổ khai thác, sản xuất thuận tiện cho việc tập hợp và phân bổ chi phí.

- Phương pháp tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành đơn giản phù hợp với tình hình doanh nghiệp quy mô nhỏ.

 Hạn chế:

- Việc tổ chức bộ máy quản lý, kế toán chưa quản lý hết được tình hình sử dụng chi phí, đặc biệt chi phí nguyên vật liệu trực tiếp do đặc thù ngành khai thác đá.

- Công ty xây dựng hệ số phân bổ chi phí tại điểm phân chia cho các sản phẩm dựa trên ý kiến chủ quan và tình hình cơng ty nên có thể có những hạn chế nhất định.

- Do đặc điểm doanh nghiệp quy mơ nhỏ, trình độ kế tốn còn nhiều hạn chế nên việc tính giá thành sản phẩm của công ty được xây dựng một cách đơn giản nhất cho phù hợp với công ty. Thực chất, ban giám đốc và bộ máy kế tốn cơng ty cũng khơng nhận biết đây là quy trình tiếp giáp và xem xét các phương pháp phân bổ chi phí tiếp giáp có thể do cơ sở lý thuyết về vấn đề sản phẩm tiếp giáp và tính giá thành sản phẩm tiếp giáp ở nước ta vẫn chưa phổ biến và khơng có sự tách biệt rõ ràng giữa quy trình sản xuất sản phẩm thơng thường và quy trình tiếp giáp. Do đó, các doanh nghiệp chưa thấy được những ưu điểm của việc xác

định chính xác quy trình tiếp giáp và lựa chọn phương pháp phân bổ chi phí tiếp giáp.

III. Kết luận

Như vậy, từ những hệ thống kiến thức cơ bản về việc tính giá thành sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm tiếp giáp, ta có thể khẳng định chắc chắn rằng với bất cứ một loại hình doanh nghiệp sản xuất nào cơng tác tập hợp, phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm cũng có ý nghĩa rất quan trọng, đảm bảo doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Xác định quy trình tiếp giáp, sản phẩm tiếp giáp và xây dựng phương pháp tính giá thành sản phẩm tiếp giáp một cách rõ ràng, chính xác, phù hợp với doanh nghiệp là cơ sở để các nhà quản trị đưa ra các quyết định trong quản trị sản xuất và điều hành chung trong tồn bộ doanh nghiệp một cách chính xác và hiệu quả nhất.

Tuy nhiên, qua việc tìm hiểu trên sách báo, các trang mạng cũng như tình hình thực tế tại một doanh nghiệp cụ thể, nhóm chúng em nhận thấy rằng vấn đề xác định quy trình tiếp giáp trong sản xuất, sản phẩm tiếp giáp, cũng như các phương pháp tính giá thành sản phẩm tiếp giáp chưa được nhìn nhận, tách biệt một cách rõ ràng và chưa phổ biến ở Việt Nam. Rất ít tài liệu sách báo, tạp chí kinh tế, kế tốn ở Việt Nam nghiên cứu, đề cập đến vấn đề này. Nguyên nhân có thể do thực tế tình hình sản xuất của các doanh nghiệp ở nước ta cũng khơng có sự tách biệt rõ ràng giữa một quy trình sản xuất sản phẩm thơng thường với quy trình tiếp giáp. Có nhiều lĩnh vực sản xuất của doanh nghiệp thực chất là sản xuất theo quy trình tiếp giáp và có sản phẩm tiếp giáp: như khai thác gỗ để đóng bàn ghế, sản xuất các loại sản phẩm từ sữa, khai thác dầu khí,… nhưng để đơn giản các doanh nghiệp lựa chọn và xây dựng phương pháp tập hợp và phân bổ chi phí phù hợp với

đặc điểm sản xuất và sản phẩm của doanh nghiệp mình chứ khơng phân biệt rõ ràng đâu là quy trình tiếp giáp, đâu là sản phẩm tiếp giáp.

Qua việc tìm hiểu đề tài này, nhóm em hi vọng rằng sẽ có nhiều những cơng trình nghiên cứu cũng như các tài liệu, bài viết về vấn đề này trong thời gian tới để có một hệ thống, cơ sở lý luận rõ ràng cho các doanh nghiệp sản xuất ở Việt Nam xác định quy trình sản xuất sản phẩm tiếp giáp, tính giá thành sản phẩm tiếp giáp để các nhà quản trị đưa ra các quyết định quản lý liên quan đến quy trình tiếp giáp đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tính giá thành sản phẩm tiếp giáp (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(30 trang)