CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ 3.1 Giải pháp:

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng và giải pháp hoạt động xuất khẩu thanh long ở tỉnh bình thuận (Trang 25 - 27)

3.1 Giải pháp:

- Đối với việc kiểm dịch trái thanh long khắc phục trong việc xử lý kiểm dịch thanh long bằng chiếu xạ đang được áp dụng hiện hành và quy trình thu hoạch- vận chuyển hiện nay. Mặc khác, cần có đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cường độ chiếu xạ áp dụng trên trái thanh long để vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng sản phẩm sau khi chiếu xạ để không ảnh hưởng đến khâu bảo quản - tiêu thụ sản phẩm.

- Thanh long ruột đỏ là sản phẩm được ưa chuộng ở thị trường Mỹ và Nhật, do đó để tăng khả năng xuất khẩu sang các thị trường này cần mở rộng diện tích trồng thanh long tại các khu vực Bình Thuận, Phú Yên,thậm chi là trồng xen kẻ xuống các ruộng lúa.

- Tuy trái thanh long là một trong ba lọai sản phẩm chủ lực xuất khẩu của Việt Nam nhưng thị trường xuất khẩu vẫn còn hẹp. Nguyên nhân là sản phẩm trái

thanh long của Việt Nam chưa có thương hiệu và đủ các tiêu chuẩn hàng hóa như EURAPGAP (tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt của châu Âu) hoặc ASIANGAP (châu Á). Bên cạnh đó, việc tổ chức thâm nhập thị trường cịn hạn chế, ngồi một số nhà xuất khẩu chính như Cơng ty Xuất khẩu thanh long Hồng Hậu, đã có thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, một lượng lớn thanh long đang lưu thơng trên thị trường vẫn cịn mang danh nghĩa của nhà nhập khẩu. Vì vậy, mặt hàng thanh long vẫn còn xuất khẩu dưới dạng ủy thác hay gia công hàng xuất khẩu cho các cơng ty nước ngồi.do vậy,để tăng sản lượng xuất khẩu

thanh long,chúng ta cần phải khẳng định được thương hiệu của mình trên trường quốc tế.

- Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa - Viện Khoa học kinh tế nông nghiệp miền Nam, để phát triển cây thanh long theo định hướng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến năm 2010 (tăng diện tích canh tác lên 17.000ha) cũng như tăng thêm nguồn thu nhập cho người canh tác, tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ, chúng ta cần phải xây dựng nhiều biện pháp tối ưu, đồng bộ như: xây dựng quy trình kỹ thuật hồn chỉnh đạt năng suất cao và phẩm chất tốt, sưu tầm và tuyển chọn giống thích hợp với điều kiện sinh thái, thị hiếu của người tiêu dùng.

- Để mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu thanh long, tỉnh Bình Thuận

đã áp dụng nhiều biện pháp như đẩy mạnh phát triển diện tích thanh long an tồn theo tiêu chuẩn Vietgap, Globalgap để đẩy mạnh xuất khẩu sang những thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đồng thời tổ chức tốt việc quản lý, giám sát dịch bệnh cũng như kiểm tra việc sử dụng thuốc BVTV trên cây thanh long một cách an toàn. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các doanh nghiệp tìm đối tác liên doanh liên kết đầu tư nhà máy chiếu xạ. Tuy nhiên, ông Trần Thanh Hiệp, Giám đốc công ty Quản Trung chia sẻ: “Thanh long góp phần giải quyết việc làm và là nguồn thu nhập của 10.000 hộ dân trong tỉnh. Vì vậy, các DN cần tránh đầu tư nhiều lĩnh vực, nhằm tránh rủi ro đến mức thấp nhất”. Muốn làm được điều đó, các DN phải tăng cường cơng tác thăm dị thị trường. Để tạo đầu ra cho thanh long, ông Hiệp cho rằng thành lập kênh phân phối tốt là điều quan trọng. Nếu thực hiện tốt dựa trên kênh phân phối này trái thanh long sẽ thành công. Quản Trung hiện thành công khi thường xuyên thông qua tham tán thương mại tìm đầu mối tại chợ, hợp tác với những đồn phân phối trái cây tại một số bang của Mỹ như: Texas, California,..

3.2 Kiến nghị:

 Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp về thông tin thị trường, tiếp cận thị trường mới tổ chức các lễ hội trái cây để quảng bá thương hiệu trái cây Việt.

 Hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận các dây chuyền công nghệ kỹ thuật tiên tiến trong quy trình thu hoạch bảo quản chế biến.

 Khuyến khích người nơng dân trồng thanh long trên diện tích rộng theo quy trình bằng cách hỗ trợ tun truyền kỹ thuật.

Kết luận

Qua bài tiểu luận trên, cùng với sự thực tiễn nhóm chúng tơi nhận thức được rằng muốn sản xuất kinh doanh thanh long được bền vững, thì thanh long phải: “Sạch - ngon- giá rẻ - số lượng lớn”. Muốn “sạch” phải áp dụng qui trình canh tác theo VietGAP nghĩa là “thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam”, muốn “ngon” phải áp dụng các tiến bộ kỹ thuật trong nơng nghiệp, muốn cạnh tranh hiệu quả và có thu nhập cao phải có “giá thành sản xuất rẻ”, để có lợi thế trong sản xuất, kinh doanh và thị trường thì phải sản xuất theo vùng tập trung, chuyên canh với “số lượng lớn”. Chúng tơi cũng hiểu rằng ngồi tỉnh Bình Thuận, nhiều địa phương khác trong nước đã và đang tiếp tục trồng thanh long ngoài Việt Nam trên thế giới cũng có nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trồng thanh long. Do vậy, việc phát triển thanh long hiện nay được đặt trong tình thế sẽ cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, nhất là trên hai mặt: chất lượng sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận thực trạng và giải pháp hoạt động xuất khẩu thanh long ở tỉnh bình thuận (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(27 trang)