Hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao có thể mở rộng thị phần

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích môi trường CHLB đức (Trang 44 - 45)

III. Những cơ hội và thách thức của lĩnh vực ngành dệt may trong quá

c. Hàng dệt may Việt Nam với chất lượng cao có thể mở rộng thị phần

cũng như tăng giá trị xuất khẩu.

Cuộc sống càng phát triển, thu nhập càng tăng thì yêu cầu làm đẹp của con người càng cao, do đó khả năng phát triển của ngành may mặc thế giới nói chung và ngành may của Việt Nam nói riêng là rất lớn. Do vậy, trong EU, Đức là thị trường truyền thống lớn nhất của dệt may Việt Nam. 5 tháng đầu năm 2009, Đức vẫn mua trên 100 triệu EURO hàng dệt may các loại từ Việt Nam, dù nhu cầu giảm do ảnh hưởng của suy thối kinh tế. Việc Đức có xu hướng hạn chế nhập khẩu hàng dệt may từ Trung Quốc trong những năm gần đây do sản phẩm vẫn chưa làm hài lòng người tiêu dùng Đức. Mặt khác, người Đức khơng muốn lệ thuộc hồn tồn vào hàng của Trung Quốc nên đã bắt đầu chuyển sang đặt hàng từ các nước đang phát triển có thế mạnh cạnh tranh về dệt may như Việt Nam đang tạo những cơ hội tăng thị phần cho các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, người Đức cũng khá thích dùng hàng của Việt Nam do kỹ thuật được bảo đảm và giá cả hợp lý. Họ quan tâm nhiều đến chất lượng thành phẩm, sự kỳ công của nhà sản xuất thể hiện qua từng đường

kim mũi chỉ, hơn là kiểu dáng và mẫu mã sản phẩm. Trong khi đó, Việt Nam lại có nhiều lợi thế về điều này nên chắc khi xuất khẩu hàng dệt may vào Đức sẽ hút khách.

Trong những năm gần đây do nhu cầu của con người ngày càng cao gắn liền với sự phát triển cơng nghệ, nên dệt may cùa Việt Nam có cơ hội được khẳng định chất lượng của mình và sản phẩm ngày càng được đa dạng. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng polyester pha bông với nhiều tỉ lệ khác nhau 50/50, 65/35, 83/17...tăng nhanh; các loại sợi 100% polyester cũng bắt đầu được sản xuất; các loại sản phẩm cotton/visco, cotton/aceylic, wool/acrilic đã bắt đầu được đưa ra thị trường.

Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã bắt đầu được sản xuất. Đối với mặt hàng 100% sợi bông, các mặt hàng sợi đơn chải kỹ chỉ số cao phục vụ cho may xuất khẩu, mặt hàng sợi bơng dày được tăng cường cơng nghệ làm bóng, phịng co cơ học…đã xuất khẩu được sang Đức. Một số mặt hàng sợi pha, các mặt hàng kate đơn màu sợi 76, 76 đơn hay sợi dọc 76/2, các loại vải dày như gabadin, kaki, simili, hàng tissus pha len, pha cotton và petex, pe/co/pete…Làm thị phần Việt Nam xuất khẩu sang Đức tăng 6 tháng đầu năm 2009, kim ngạch dệt may của Việt Nam đạt 4 tỷ USD, giảm 4,7% so cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam hiện đứng thứ 36 trong bảng xếp hạng giá trị gia tăng mà ngành dệt may mang lại mà cụ thể là vào khoảng 5,14 tỉ đơ-la Mỹ trong năm 2008.

Bên cạnh những cơ hội thì cịn có những thách thức mà ngành dệt may Việt Nam phải đối mặt để đẩy mạnh ngành dệt may lên một bước phát triển tiến bộ hơn.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích môi trường CHLB đức (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)