Định hướng tương lai:

Một phần của tài liệu Tiểu luận thay đổi văn hóa tại công ty matsushita của nhật (Trang 26 - 36)

VI Bài học kinh nghiệm:

2. Định hướng tương lai:

Có hai điều cần lưu ý trong q trình kinh doanh quốc tế, đó là: khả năng giao thoa văn hóa ,văn hóa và các thuận lợi trong cạnh tranh.

2.1 Khả năng giao thoa văn hóa:

Đây là điều mà các công ty muốn kinh doanh quốc tế cần quan tâm sâu sắc. Bởi lẽ khi đến kinh doanh tại một quốc gia khác thì điều nguy hiểm nhất chính là sự thiếu hụt thông tin. Doanh nghiệp quốc tế thiếu thơng tin về văn hóa khác thường có khuynh hướng thất bại. Kinh doanh trong nền văn hóa khác nhau địi hỏi phải thích ứng để phù hợp với các hệ thống giá trị và chuẩn mực của văn hố đó. Để chống lại sự nguy hiểm của việc thiếu thông tin, các doanh nghiệp quốc tế nên xem xét việc tuyển dụng người dân địa phương để giúp họ làm kinh doanh trong một nền văn hóa cụ thể. Họ cũng phải đảm bảo rằng các nhà điều hành của nước chủ nhà có tính quốc tế đủ để hiểu sự khác biệt về văn hóa ảnh hưởng đến việc kinh doanh quốc tế. Chuyển giao giám đốc điều hành ở nước ngoài trong khoảng thời gian thường xuyên để đặt họ vào trong các nền văn hóa khác nhau sẽ giúp xây dựng một đội ngũ giám đốc điều hành quốc tế.

2.2 Văn hóa và các thuận lợi trong cạnh tranh:

Đối với kinh doanh quốc tế, kết nối giữa văn hoá và lợi thế cạnh tranh quan trọng vì hai lý do. Đầu tiên, kết nối cho thấy những nước nào có khả năng cho ra các đối thủ cạnh tranh có thể đứng vững được. Thứ hai, kết nối giữa văn hố và lợi thế cạnh tranh có ý nghĩa quan trọng đối với sự lựa chọn của các nước, trong đó để xác định vị trí các cơ sở sản xuất và kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn đứng vững trong kinh doanh cần phải lưu ý đến văn hóa tại các thị trương mình nhắm tới, vì nó tác động đến cả nhân viên và khách hàng. Nói như vậy tức là bất kì doanh nghiệp nào muốn đến kinh doanh ở một quốc gia khác đầu tiên phải nắm rõ văn hóa tại quốc gia đó để có những thay đổi phù hợp thì mới kinh doanh hiệu quả. Một sự thật rằng, ngày nay các công ty nội địa khơng cịn được các lợi thế gọi là sân nhà, là am hiểu văn hóa địa phương nữa vì các cơng ty nước ngồi họ đã ý thức được tầm quan trọng trong việc nhìn ra mối quan hệ giữa văn hóa và sự thành cơng trong kinh doanh nên đã có sự tìm hiểu rất kĩ trước khi đến kinh doanh.

Phần trả lời câu hỏi cụ thể:

1. Các anh chị hãy cho biết ngòi nổ nào khởi xuớng cho sự thay đổi văn hóa xảy ra ở Nhật trong những năm 1990? Sự thay đổi văn hoá đã ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống của Nhật như thế nào?

 Ngòi nổ khởi xướng cho sự thay đổi văn hóa xảy ra ở Nhật trong những năm 1990:

Những năm 1990 Nhật Bản rơi vào suy thối kinh tế trầm trọng, thậm chí rơi vào khủng hoảng nặng nề, cụ thể: Năm 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 GDP% 4.6 4.7 4.9 5.5 2.9 0.4 0.3 0.6 1.4 2.9 - 0.7 - 1.9 0.5

(Nguồn: 1987-1997 Nikken Shimbun và Japan Research Quaterly, Spring 1997 and Winter 1996/1997_1998-2000: Monthly Economic report, October 2000, EPA Japan).

Trong cái bối cảnh đó thì ngay cả 5 cơng ty sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu Nhật Bản: Toshiba, Hitachi, điện cơ Mitsubishi, Matssusshita và Fujitsu đều sa sút nghiêm trọng trong kinh doanh. Do đó, Nhật Bản chứng kiến một xu hướng thay đổi cách thức kinh doanh truyền thống, sa thải nhân viên và mong muốn xóa bỏ triệt để cái chế độ làm việc suốt đời. Chính cái điều này đã làm thay đổi nhận thức của giới trẻ thời đó, do họ thấy rằng sự trung thành với cơng ty có thể khơng được đền đáp xứng đáng; như vậy sự duy trì truyền thống là rất khó khăn và tất yếu văn hóa Nhật bị thay đổi.

 Nói chung, do ảnh hưởng mạnh mẽ của sự tồn cầu hóa, và sự giao thoa văn hóa phương Tây, giới trẻ Nhật Bản đã manh nha những thay đổi về tư duy văn hóa, về cái chế độ làm việc trọn đời trước những năm 90 rồi, nhưng chính cái khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở Nhật đã dẫn đến thay đổi cách thức kinh doanh và khơi ngòi cho sự thay đổi lớn về văn hóa cũng như nhận thức của giới trẻ.

 Sự thay đổi văn hoá đã ảnh hưởng đến những giá trị truyền thống của Nhật như sau:

Giá trị truyền thống của Nhật liên quan đến bài như là: sự gắn bó tập thể một cách chặt chẽ, lợi ích qua lại; và sự trung thành đối với công ty.

Chính sự thay đổi về văn hóa đã tác động mạnh mẽ đến hai giá trị truyền thống trên của Nhật Bản, cụ thể:

+ Thay đổi về sự trung thành với tổ chức:

Trong TH case study đề cập thì ở Matsushita, nhân viên được chăm sóc từ lúc “chào đời cho khi nhắm mắt xuôi tay”. Matsushita cung cấp cho họ rất nhiều lợi ích khác nhau bao gồm chi phí nhà rẽ, chế độ làm việc suốt đời, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, và những khoản tiền thưởng hưu rất hấp dẫn. Bù lại Matsushita kỳ vọng vào sự trung thành và làm việc chăm chỉ từ các các nhân viên của nó. Đối với thế hệ người dân Nhật sống sau chiến tranh, phải trăn trở để vượt qua nổi nhục thua trận, thì đó dường như là một sự thoả thuận hợp lý. Các công nhân viên đã làm việc rất chăm chỉ vì sự phát triển của Matsushita, và Matsushita đã bù đắp lại bằng những lợi ích rất thỏa đáng như trên. Tuy nhiên chính do sự thay đổi văn hóa mà sự trung thành với công ty hầu như bị phá bỏ, bởi lẽ cơng ty có thể sa thải nhân viên của họ, điều đó đồng nghĩa với việc chế độ làm việc trọn đời khơng cịn chỗ đứng. Dĩ nhiên, bản thân người nhân viên cũng phải có những thay đổi phù hợp, họ sẵn sàng rời bỏ công ty hiện tại để đến một nơi làm việc khác có mức lương hay các ưu đãi tốt hơn. Như vậy, sự trung thành với tổ chức hầu khơng cịn hiện diện trong tư duy của phần lớn người dân.

+ Thay đổi về sự gắn bó với tập thể:

Nhiều người cho rằng sự thay đổi chính xảy ra trong văn hóa Nhật Bản chính là cái xu hướng chuyển từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân.

Như trong quá khứ, các nhân viên văn phịng hay người làm cơng ăn lương Nhật Bản hình mẫu, được phác họa như là sự trung thành với sếp và tổ chức của anh ta tới mức độ hủy bỏ các buổi tối, cac ngày cuối tuần hay các kì nghỉ chỉ để phục vụ cho tổ chức nơi anh ta làm việc. Tuy nhiên, với sự thay đổi về văn hóa, một thế hệ mới các nhân viên văn phịng dường như khơng giữ các hình mẫu này. Người ta cho rằng một cá nhân trong thế hệ mới – thế hệ mà đã tiếp thu sự thay đổi về văn hóa thì giống với một người phương Tây hơn. Anh ta khơng sống chết với cơng ty mình, sẵn sàng di chuyển đến nhứng nơi có mức lương tốt hơn, khơng say mê làm việc qua đêm, đặc biệt khi có hẹn với một cơ gái. Anh ta cũng có các dự định riêng cho thời gian rảnh, và dĩ nhiên chúng không bao gồm việc ngồi uống, hay chơi golf với các sếp. Tóm lại, với sự thay đổi văn hóa, việc nhấn mạnh chủ nghĩa tập thể đã giảm dần và chủ nghĩa cá nhân đang dần sốn ngơi trong tư duy của người dân.

2. Sự thay đổi văn hóa của Nhật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách thức kinh doanh của Nhật trong tương lai? Nó có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của Nhật?

 Sự thay đổi văn hóa của Nhật sẽ ảnh hưởng như thế nào đến cách thức kinh doanh của Nhật trong tương lai?

Sự thay đổi văn hóa ở Nhật Bản đã đổi mới gần như hoàn toàn tư duy của giới trẻ, và Nhật Bản chứng kiến một xu hướng ngày càng tăng của sự chuyển dịch từ chủ nghĩa tập thể sang chủ nghĩa cá nhân. Chính điều đó đã làm nhiều doanh nghiệp phải thay đổi lại cái chính sách kinh doanh của mình. Thứ nhất, để giữ chân nhân viên lại với công ty họ phải thay đổi cách thức trả thưởng từ chỗ dựa trên thâm niên đến việc trả theo kết quả công việc. Thứ hai, khi các công ty bắt đầu thấy được hiệu quả của dân chủ hố trong các cơng nhân viên, thì nó bắt đầu khuyến khích tính cá nhân, sáng kiến, sự mạo hiểm, dám chịu rủi ro trong giới công nhân trẻ. Thứ ba, quan trọng hơn hết chính là các cơng ty đang tìm cách xóa bỏ cái chế độ làm việc trọn đời, để sa thải bớt nhân viên tại các vị trí đó nhằm hai mục tiêu là cắt giảm biên chế, giảm sự cồng kềnh khơng hiệu quả trong hoạt động; hoặc có thể nhằm muốn tuyển dụng các nhân viên mới có năng lực hơn vào các vị trí đó.

 Nó có ảnh hưởng gì đến nền kinh tế của Nhật?

Các ảnh hưởng của sự thay đổi văn hóa đến nền kinh tế Nhật rất đáng kể. Chính do các cơng ty có thể sa thải nhân viên nên làm góp phần làm cho các nhân viên ý thức hơn trong việc nâng cao trình độ tay nghề nếu khơng muốn bị thay thế. Điều đó giúp tăng mặt bằng trình độ chung cho đội ngũ lao động Nhật Bản. Thêm vào đó, việc các cơng ty có thể giảm sự cồng kềnh của bộ máy làm việc nhằm tăng tính hiệu quả làm cho hiệu quả hoạt động kinh doanh của tồn nền kinh tế phần nào đó tăng lên. Quan trọng hơn hết, chính là việc khuyến khích chủ nghĩa cá nhân đã thúc đẩy sự sáng tạo của giới trẻ, dám mạo hiểm và thành cơng, cũng chính sự sáng tạo khai phá cái mới, dựa trên trí óc của con người mà một đất nước nhiều thiên tai, ít tài ngun khống sản… như Nhật Bản lại có một nền kinh tế hàng đầu thế giới. Tuy nhiên, nói vậy khơng có nghĩa là gán ghép hồn tồn cho việc nền kinh tế Nhật Bản phát triển chỉ là do sự thay đổi về văn hóa truyền thống, mà việc thay đổi chỉ là góp phần, là mở đường cho các sự tiến bộ khác đã dẫn đến sự thành công của nước Nhật ngày nay.

3. Văn hóa truyền thống của Nhật đem lại lợi ích gì cho Matsushita trong giai đoạn 1950-1980? Những giá trị truyền thống có gây trở ngại cho cơng ty vào những năm 1990 và đầu năm 2000? Nếu có, thì nó diễn ra như thế nào?

 Các lợi ích mà văn hóa truyền thống của Nhật đem lại lợi ích cho Matsushita trong giai đoạn 1950-1980:

Trích dẫn nội dung từ case study thì Matsushita được xem như là một thành lũy của giá trị truyền thống của Nhật dựa trên sự gắn bó tập thể một cách chặt chẽ, lợi ích qua lại, và sự trung thành đối với công ty. Một số người cho rằng sự thành cơng của Matsushita nói riêng và của Nhật nói chung là do sự tồn tại những giá trị của đạo Khổng ở nơi làm việc. Ở Matsushita, nhân viên được chăm sóc từ lúc “chào đời cho khi nhắm mắt xuôi tay”. Matsushita cung cấp cho họ rất nhiều lợi ích khác nhau bao gồm chi phí nhà rẽ, chế độ làm việc suốt đời, hệ thống trả lương dựa trên thâm niên, và những khoản tiền thưởng hưu rất hấp dẫn. Bù lại Matsushita kỳ vọng vào sự trung thành và làm việc chăm chỉ từ các các nhân viên của nó. Đối với thế hệ người dân Nhật sống sau chiến tranh, phải trăn trở để vượt qua nổi nhục thua trận, thì đó dường như là một sự thoả thuận hợp lý. Các cơng nhân viên đã làm việc rất chăm chỉ vì sự phát triển của Matsushita, và Matsushita đã bù đắp lại bằng những lợi ích rất thỏa đáng như trên.

Do đó, có thể thấy rõ ràng rằng chính văn hóa truyền thống Nhật Bản, cái mà đề cao sự gắn bó tập thể và sự trung thành đối với công ty đã mang đến cho Matsushita một đội ngũ nhân viên trung thành và tận tụy, hết lịng vì sự phát triển của cơng ty. Bởi lẽ, chính các lợi ích mà cơng ty mang lại cho nhân viên họ như là một cuộc sống ổn định là cách giữ chân nhân viên hiệu quả nhất. Nói rõ hơn, chính văn hóa truyền thống đã giúp cho Matsushita bớt đi cái mối lo là các nhân viên có năng lực và thâm niên sẽ rời bỏ cơng ty. Bên cạnh đó, chính nhờ sự trung thành của các nhân viên và thái độ phục vụ hết mình của họ đã giúp Matsushita vượt qua được giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh.

 Những giá trị truyền thống có gây trở ngại cho cơng ty vào những năm 1990 và đầu năm 2000? Nếu có, thì nó diễn ra như thế nào?

+ Văn hóa khơng cố định theo thời gian, chính văn hóa truyền thống lại là những trở ngại lớn cho Matsushita và những năm 90 và đầu năm 2000.

+ Trước khi trình bày về q trình tác động của văn hóa truyền thống đến cho Matsushita, xin trình bày một vài nết về trước giai đoạn này: “Thời kỳ gần 20 năm từ năm 1955 đến năm 1973 là thời kỳ mà nền kinh tế Nhật Bản có tốc độ tăng trưởng rất cao. GDP thực tế theo giá so sánh hàng năm (năm gốc là 1965) của Nhật Bản trong thời kỳ này hầu hết đều có tốc độ tăng lên tới hai chữ số. Chính trong thời kỳ này, kinh tế Nhật Bản đã đuổi kịp các nền kinh tế tiên tiến của thế giới. Nếu vào năm 1950, GNP của Nhật còn nhỏ hơn của bất cứ nước phương Tây nào và chỉ bằng vài phần trăm so với của Mỹ, thì đến năm 1960 nó đã vượt qua Canada, giữa thập niên 1960 vượt qua Anh và Pháp, năm 1968 vượt Tây Đức. Năm 1973, GNP của Nhật Bản bằng một phần ba của Mỹ và lớn thứ hai trên thế giới.”

So sánh tốc độ tăng GNP bình quân đầu người của Nhật Bản giữa các thời kỳ

(Nguồn: Wikipedia)

Do đó có thể thấy, Nhật Bản phát triển cực thịnh vào giai đoạn những năm 1960, điểm lịch sử này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng rất lớn đến những thay đổi văn hóa truyền thống Nhật Bản. Cụ thể, theo case study thì có một sự thay đổi lớn trong giới trẻ Nhật Bản thời kì đó. “Thế hệ sinh sau 1964 thiếu đi sự cam kết với truyền thống văn hóa Nhật như cha mẹ của họ. Họ lớn lên trong một thế giới giàu hơn, nơi mà họ bị tác động bởi văn hóa phương Tây nhiều hơn, nơi mà sự thể hiện cá nhân dường như được ủng hộ hơn. Họ không muốn bị buột chặt vào cơng ty cả đời.” Do đó, một trào lưu chuộng chủ nghĩa cá nhân đã xuất hiện. Các doanh nghiệp như Matsushita đã thay đổi các chính sách cho phù hợp.

Trong năm 1999, Matsushita tuyên bố quá trình trả thưởng sẽ được thực hiện một cách minh bạch; các nhà quản lý phải chứng minh kết quả cơng việc của mình và mức thưởng mà mình xứng đáng được hưởng. Bằng cách đó, Matsushita đã thực hiện một cuộc cách mạng trong việc quản trị nguồn nhân lực. Cuộc cách mạng diễn ra sâu rộng, tuy nhiên Matsushita gặp nhiều khó khăn trong việc hủy bỏ các cam kết về chế độ làm việc suốt đời đối với các nhân viên lâu năm được thuê mướn theo cách thức truyền thống. Điều này một lần nữa được nhấn mạnh vào đầu năm 2001 khi mà cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Với đội ngũ nhân viên quản lý đông đảo (hậu quả của hệ thống tuyển dụng truyền thống), một số người hồi nghi khả năng của cơng ty trong việc thực hiện cuộc cách mạng trong quản lý nhân sự. Khi mà tăng trưởng của công ty vẫn thấp, Matsushita phải cắt giảm việc thuê mướn thêm lao động, nhưng vẫn duy trì cam kết của họ với

Một phần của tài liệu Tiểu luận thay đổi văn hóa tại công ty matsushita của nhật (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)