Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam kém hấp dẫn chính là việc thiếu một hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ. Thể hiện rõ nhất là cho đến nay vẫn chưa có những cơng ty định mức tín nhiệm.
Hiện nay, trên thị trường đang có 3 loại trái phiếu và được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, quy mơ phát triển của thị trường này cịn nhỏ bé (chỉ chiếm 7% GDP). Bên cạnh những vướng mắc xuất phát từ hệ thống văn bản chính sách khiến tính thanh khoản của trái phiếu khơng được cao, lượng doanh nghiệp có uy tín tham gia phát hành... thì việc thiếu thơng tin cũng khiến cho các nhà đầu tư "dè dặt" hơn trong việc đầu tư vào loại hình này.
Hoạt động định mức tín nhiệm được coi là rất cần thiết cho việc phát triển thị trường trái phiếu đặc biệt là thị trường thứ cấp. Các chủ thể tham gia thị trường khó có thể nhận ra rủi ro lãi suất tiềm tàng (tức là giá) của một trái phiếu nếu khơng có hoạt động định mức tín nhiệm. Điều này sẽ buộc các nhà đầu tư muốn mua phải làm các bước như: tự phân tích chi phí đầu tư trái phiếu một cách tốn kém; mua trái phiếu khơng định hướng; và cuối cùng có thể là khơng mua. Với sự ra đời của cơng ty định mức tín nhiệm, nhà đầu tư có nhu cầu mua trái phiếu có thể thơng qua đánh giá của công ty này để chọn được doanh nghiệp vừa có khả năng mang lại lợi nhuận cao vừa đảm bảo tính an tồn.