Tranh con voi, tranh máy tính, tranh rạp chiếu phim, tranh siêu thị , tranh các trò chơi thể thao các tranh này có thể tim trong

Một phần của tài liệu Unit 2 Tiết 12 (Trang 31 - 33)

thị , tranh các trò chơi thể thao ….các tranh này có thể tim trong các bộ tranh của lớp 6,7,8,9.

4. Bài tập 4-5 trang 21 – 22.

* Language Games:

Thường trong tiết dạy này giáo viên chúng ta dạy theo cách cho các em học

sinh làm bài tập theo nhóm sau đó lên bảng ghi câu trả lời và sau đó giáo viên và học sinh cùng chữa lỗi sai.

Trong phần bài tập này tôi soạn theo cách “ Language Game” với trò chơi

được chọn là “Lucky number”.

Đây cũng là một trò chơi được các em ủng hộ rất nhiệt tình.

Nếu sử dụng trò chơi này lớp học sẽ rất sôi nổi các em được luyện nói theo

nhóm theo yêu yêu cầu của giáo viên hướng dẫn trước tiên, sau đó tham gia vào trò chơi để tìm ra đội chiến thắng.

Toàn bộ những bài tập trong phần “Language focus” tôi soạn theo những thủ

thuật dẫn dắt các em học sinh chủ động trong việc luyện nói, giảm tải việc viết quá nhiều trong một tiết ôn tập.

Các bài tập trong sách giáo khoa sẽ được các em hoàn chỉnh trong phần bài

tập về nhà.

Khi học tiết ôn tập như thế này, các em được luyện tập nói nhiều với tranh

ảnh, tham gia vào các trò chơi, nên ấn tượng về bài học để lại trong các em rất lâu và việc giải quyết các bài tập ở nhà, đối với các em, sẽ trở nên nhẹ nhàng.

Các em sẽ nhớ lại những gì các em đã được học, được luyện tập tại lớp, giờ đây

các em sẽ hình dung lại và vận dụng trong phần làm bài tập về nhà.

III. KẾT LUẬN

Trên đây là một trong rất nhiều phương pháp dạy một tiết ôn tập giúp cho lớp

học sôi nổi, sinh động. Tôi hy vọng với cách truyền thụ kiến thức ôn tập bằng phương pháp này chúng ta sẽ giúp cho học sinh hứng thú hơn trong khi học tiết ôn tập, giúp các em dễ nhớ hơn những gì các em đã được học, vận dụng kỹ năng nói thành thạo hơn để áp dụng vào thực tế, để vốn tiếng Anh thụ động nay trở thành vốn kiến thức chủ động khi giao tiếp.

Mặt khác khi áp dụng cách truyền thụ kiến thức bằng phương pháp này giúp

các em giảm tải việc viết quá nhiều trong tiết học, các em tập trung vào bài học một cách chủ động có sự hướng dẫn của giáo viên giảng dạy.

Với một tiết dạy như thế này, yêu cầu giáo viên đứng lớp phải đầu tư cho giáo

án của mình một cách kỹ càng, mỗi giáo viên chúng ta phải tìm ra cách thiết kế cho một bài tập sao cho thuận lợi trong khi dạy mà trong một tiết dạy giáo viên có thể truyền tải tất cảc những kiến thức theo mục đích yêu cầu của bài học.

Nếu trường học của mình đã có thiết bị phục vụ cho việc dạy học như máy

Projector, thì việc soạn giảng, thiết kế một tiết học như thế này rất dễ dàng (như tiết dạy của tôi đã thiết kế bằng các slide rất đơn giản, tranh ảnh tải về từ internet) . Tuy nhiên ở các trường chưa có máy Projector, giáo viên chúng ta có thể sử dụng tranh sưu tầm trong khi dạy phần Picture drill , bảng da hay đèn chiếu khi dạy Mapped dialogue .…

Một phần của tài liệu Unit 2 Tiết 12 (Trang 31 - 33)