Dám mạo hiểm, biến điều không thể thành có thể

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu công ty GOOGLE và bài học kinh nghiệm (Trang 25)

4. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

4.1. Dám mạo hiểm, biến điều không thể thành có thể

Chúng ta thường chọn làm những việc mang tính khả thi, giới hạn trong nguồn lực có sẵn, điều đó có thế giúp doanh nghiệp sống sót nhưng khơng thể làm nên những bước nhảy đột phá. Thế nhưng Google lại quan tâm đến những điều được giả định là không thể, những

vấn đề được cho rằng thiếu cơ sở để thành công. Trong kinh doanh, đôi khi dám mạo hiểm làm những điều không ai dám làm lại tạo ra yếu tố quyết định của thành công.

Khi Larry và Sergy, hai sáng lập viên của Google, đang làm luận án tiến sỹ, họ phát hiện ra nhược điểm của các phần mềm tìm kiếm vào thời điểm đó, như Alta vista, Yahoo, Netscape. Họ sáng chế ra thuật tốn xếp loại kết quả tìm kiếm (page rank). Sau đó, Larry và Sergy mong bán kết quả nghiên cứu của họ với giá một triệu USD cho Alta Vista, nhưng họ đã không thành công trong thương vụ này. Sau sáu tháng vất vả, những nỗ lực của họ đã đền đáp, một nhà đầu tư công nghệ cao đồng ý đầu tư cho họ với số tiền 100.000 USD. Sau đó, Google cịn phải vượt qua nhiều thử thách khác để trở thành cơng ty có giá trị hơn 200 tỷ USD như hiện nay. Nếu hai sáng lập viên đồng ý bán cơng nghệ của họ cho Alta Vista thì thế giới hiện nay có thể khơng có câu chuyện thần kỳ về Google. Như vậy, đôi khi những kết quả không như mong đợi lại là nguồn thúc đẩy sáng tạo và kích thích đổi mới. Tuy nhiên ý tưởng và quyết tâm chỉ là điều kiện ban đầu, để kết quả sáng tạo được áp dụng thành cơng thì địi hỏi sự tổng hợp của kỹ năng và tri thức.

Theo một thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư năm 2009 cho thấy, hầu hết các DN Việt Nam là các DN nhỏ, gần 24 % số doanh nghiệp có mức vốn dưới 1 tỷ đồng; hơn 95% số doanh nghiệp có mức vốn dưới 50 tỷ đồng và chỉ có khoảng 0.5% DN có quy mơ vốn trên 500 tỷ. Do quy mơ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp rất nhỏ bé nên khả năng cạnh tranh sẽ rất kém. Việc đổi mới thiết bị, công nghệ của các doanh nghiệp là cấp thiết nhưng cịn rất khó khăn. Muốn DN mình trở nên lớn mạnh, một điều khơng thể thiếu đó là phải dám mạo hiểm, dám thách thức với chính mình. Các DN Việt Nam hiện nay có qui mơ q nhỏ nếu so với 200 tỉ USD của Google hiện nay nhưng lại rất lớn so với 1 cơng ty có 2 thành viên, với hai bàn tay trắng của Google hơn 10 năm về trước/

4.2. Ln ln đổi mới tồn diện, khơng ngừng mở rộng, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ:

Sự nhầm lẫn lớn với những người khởi nghiệp kinh doanh lần đầu và cả đối với doanh nghiệp đã thành cơng là chỉ cần có ý tưởng tốt, hoặc cơng nghệ tốt là đủ để thành công. Larry và Sergy đều trưởng thành từ gia đình có truyền thống học tập, bố mẹ họ đều là những giảng viên, nhà nghiên cứu cả về khoa học và công nghệ tại trường đại học danh tiếng của Mỹ, Michigan, MaryLand. Họ đã được tiếp xúc với máy tính khi cịn đang ở giai đoạn sơ khai. Ngồi ra họ cịn được đào tạo với nền tảng kiến thức tổng hợp. Tóm lại, đổi mới thành cơng khơng chỉ cần khả năng sáng tạo, vì đổi mới là quá trình áp dụng kết quả sáng tạo nhằm đem lại lợi ích và giá trị cho người dùng, cần tri thức rộng, chính sách, mơi trường thuận lợi, kể cả khả năng tổ chức - điều hành.

Ngày nay, dường như rất khó có thể đánh bại được Google. Nhưng một thập kỷ trước AOL mới là số một. Do đó chẳng có gì là chắc chắn. Nên nhớ IBM từng một thời chiếm tới

70 % thị trường PC tồn cầu. Sau khi Chính phủ Mỹ vào cuộc, IBM bắt đầu gặp hàng loạt trục trặc, nhất là với sự xuất hiện của rất nhiều đối thủ khác đáng gờm. IBM đã mất hút từ lâu trên thị trường PC.Hẳn Google cũng hiểu rõ điều này. Để đảm bảo vị trí của mình, hãng phải ln đổi mới, cải tiến sản phẩm dịch vụ không ngừng. Google đã đổ rất nhiều tiền vào hàng loạt lĩnh vực khác ngồi tìm kiếm trực tuyến, nhất là Youtube, Android và điện toán đám mây. Google liên tục đưa ra các sản phẩm mang lại nhiều tiện ích và gia tăng giá trị cho khách hàng, như Google Earth, Google Desktop, Google Image, Google Book, vv... Tất cả các sản phẩm và dịch vụ này đều dựa trên năng lực lõi là thuật tốn tìm kiếm độc quyền và năng lực sáng tạo đổi mới của đội ngũ nhân sự, cũng như danh tiếng về chất lượng được tin cậy. Ngoài những sản phẩm tạo ra chức năng mới tiện dụng nêu trên, Google cũng phát triển các sản phẩm hay dịch vụ hướng khách hàng, gần gũi với ngôn ngữ của các quốc gia. Mỗi quốc gia có Google theo ngơn ngữ của chính nơi đó. Thêm vào đó là các phần mềm dịch thuật, thống kê, lưu trữ quá trình tìm kiếm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng. Tuy nhiên họ không bao giờ quên mục tiêu lợi nhuận bằng việc nghiên cứu nhu cầu từ thông tin của người dùng để đáp ứng nhu cầu thông tin và tạo doanh thu từ quảng cáo.

Ở các DN Việt Nam, lĩnh vực hoạt động hầu hết chỉ bó hẹp trong một giới hạn nhỏ, chẳng hạn: chỉ hoạt động trong lĩnh vực thương mại phần cứng (Trananh, Hanoi computer) hoặc chỉ hoạt động trong lĩnh vực phần mềm (các công ty sản xuất phần mềm như Cty cổ phần công nghệ VIC hay HanoiSoft,…),… điều đó giúp cơng ty tập trung được nguồn lực nhưng lại không tạo được sức mạnh tổng hợp, không tạo ra bước đột phá cũng như khó phát triển lâu bền. Với một số DN lớn như FPT hay Viettel, đó là các DN đa lĩnh vực kinh doanh, sản xuất phần cứng, phềm mềm, viễn thơng, giải trí, đầu tư,.. đó là thành quả và cũng là động lực giúp các DN này lớn mạnh.

4.3. Quan tâm đúng mức đến nhân tố con người:

Google là một công ty công nghệ cao, do vậy yếu tố tri thức- yếu tố con người chính là nhân tố quan trọng, quyết định thành bại của công ty. Đồng thời Google còn đặc biệt chú ý đến sức mạnh tập thể. Larry Page láu lỉnh chia sẻ: “Mỗi cơng ty đều có đặc thù riêng, ngay cả với những công ty về công nghệ. Chắc chắn là bạn cũng muốn cơng ty của mình có nét văn hóa doanh nghiệp, trong đó mọi người làm việc, các nhà khoa học và kỹ sư được trao quyền quyết định, đề xuất. Tất cả được quản lý bởi những người am hiểu sâu sắc nhân viên của mình, biết họ đang làm gì".

Sự thành cơng nhanh chóng của Google có góp sức rất lớn từ giám đốc điều hành tài ba- tiến sỹ Eric Emerson Schmidt. Ở ông, hội tụ đủ cả khả năng tư duy chiến lược về công nghệ và tài năng tổ chức, điều hành, lãnh đạo. Ơng cũng chính là đồng tác giả của phần mềm phân tích từ vựng cho Unix. Ơng đồng thời cũng là thành viên trong ban quản trị của đại học Carnegie Mello và đại học Princeton. Các kỹ sư, nhân viên của Google được coi trọng, được tạo điều kiện làm việc tốt nhất để thể hiện hết khả năng của mình. Google dành cho nhân

viên 20% thời gian làm việc để họ tự lên kế hoạch, tìm giải pháp lựa chọn của riêng mình. Hướng tới mã mở, chọn giải pháp cuối cùng dựa vào trí tuệ tập thể, Google đã tạo nên một môi trường làm việc được tổ chức, quản lý khoa học, hệ thống từ trên xuống dưới. Do đó, cỗ máy tìm kiếm ln được cải tiến và đế chế Google không ngừng mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Ở thung lũng Silicon, các kỹ sư được ví như những người tổ chức chương trình truyền hình, đạo diễn điện ảnh hoặc thậm chí là các nhà văn. Họ thật sự là những người sáng tạo. Sự sáng tạo, nền tảng cho những bước đường thành công của Google, đã nảy sinh trong khi các kỹ sư đang thỏa sức làm việc. Có thể nói coi trọng nhân viên, đội ngũ lao động địi hỏi sự sáng tạo, chính là nhân tố quan trọng nhất quyết định tới sự phát triển của một công ty. Google đã thành công với phương án “lạt mềm buộc chặt”. Không phải ngẫu nhiên mà Page và Brin, Schmidt dành rất nhiều thời gian mỗi tuần để gặp gỡ, trao đổi với các kỹ sư. Với hầu hết các công ty truyền thông truyền thống, đội ngũ kỹ sư hiếm khi được coi trọng đến thế. Hai đồng sáng lập Larry Page và Serget Brin đều truyền cảm hứng cho toàn bộ nhân viên Google.

Nhìn lại các doanh nghiệp Việt Nam, bất cập ngay trong những nhà quản lý. Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) “có tới 55.63% số chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ trung cấp trở xuống, trong đó 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn từ sơ cấp và phổ thông các cấp. Cụ thể, số người là tiến sỹ chỉ chiếm 0,66%; thạc sỹ 2,33%; đã tốt nghiệp đại học 37,82%; tốt nghiệp cao đẳng chiếm 3,56%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp chiếm 12,33% và 43,3% có trình độ thấp hơn”. Khơng những có trình độ học vấn khá thấp, đồng thời các chủ DN cũng chưa được đào tạo nhiều về kiến thức kinh tế và quản trị doanh nghiệp, thiếu thông tin về hội nhập kinh tế. Điều này có ảnh hưởng lớn đến năng lực cạnh tranh trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng. Trong lĩnh vực CNTT, nguồn nhân lực của Việt Nam khơng thiếu, nhưng nhìn chung chưa DN CNTT nào của Việt Nam vươn ra tầm cỡ thế giới. Ông Quách Tuấn Ngọc, Cục trưởng Cục CNTT (Bộ Giáo dục - Đào tạo) khẳng định, nguồn nhân lực CNTT chỉ thiếu… “một người”. Đó là người quan trọng nhất, lãnh đạo, dẫn dắt các DN CNTT Việt Nam đi lên. Một vấn đề nữa là vấn đề chế độ cho những nhân viên trong những DN Việt Nam chưa thực sự thỏa đáng (ví dụ lương nhân viên của DN Việt Nam là 6 triệu so với 16 triệu của DN có vốn đầu tư nước ngồi). Điều đó ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý nhân viên, sự trung thành cũng như đóng góp của nhân viên với sự phát triển của doanh nghiệp.

4.4. Khách hàng là thượng đế

Lý do quan trọng giúp Google bay cao, trở thành một trong số các thương hiệu đáng

tin cậy nhất thế giới chính bởi vì gã khổng lồ ln coi khách hàng là thượng đế. Quảng cáo trực tuyến có thể mang đến 97% doanh thu cho Google, nhưng dường như người dùng chẳng bận tâm gì tới điều này. Khơng ít lần người dùng internet đã trương những khẩu hiệu hi vọng và mong mỏi Google không trở thành những “con quỷ” như các đại gia công nghệ khác. Thế

nhưng các dịch vụ của Google vẫn hồn tồn miễn phí, thân thiện, dễ dùng, giống như nghe nhạc trên iPod vậy. Với mục tiêu ban đầu là mang thơng tin của tồn thế giới đến tận tay người dùng, Page và Brin đã nỗ lực và luôn tâm niệm: đầu tiên và quan trọng nhất là phục vụ “thượng đế”. Từ định hướng ấy, Google đã trở thành cơng cụ nhanh chóng chiếm lĩnh niềm tin của hàng triệu người dùng, khi giúp họ tìm kiếm thơng tin trên mạng, tin tức, sách, âm nhạc... Google cũng sẵn sàng nói “khơng” với những quảng cáo chẳng ăn nhập gì với thơng tin tìm kiếm của khách hàng. Đưa ra những lựa chọn tốt nhất, rẻ và tiện dụng, từ tìm kiếm thơng tin, lưu trữ trực tuyến, email và lịch, Google đang theo đúng định hướng ban đầu là phục vụ người dùng. Thời đang còn là sinh viên trường đại học danh tiếng Stanford, Larry Page đã may mắn đọc được cuốn sách The design of everyday things của Donald A. Norman. Bài học cũ đã được ông chủ Google áp dụng triệt để và thành cơng vang dội, đó chính là xây dựng những hệ thống dịch vụ có thể giành được niềm tin của khách hàng, theo một cách hoàn toàn tự nhiên. Để hiểu Google đã giành được niềm tin của khách hàng ra sao, hãy trở lại thời điểm phát hành trái phiếu lần đầu ra công chúng năm 2004. Google khẳng định đi khẳng định lại: “Hãng tin rằng người dùng cũng muốn góp phần vào sự thành cơng lâu dài của Google. Đó chính là cơ sở quan trọng để tạo dựng giá trị niềm tin lâu dài.”. Tập trung vào người dùng, Page và Brin đã vạch định những nguyên tắc tổ chức dành cho đội ngũ nhân viên với châm ngôn của Sam Walton: “Nếu bạn không lắng nghe khách hàng của mình, chắc chắn sẽ có đối thủ khác làm điều ấy.”. Google cũng sẵn sàng nói “khơng” với những quảng cáo chẳng ăn nhập gì với thơng tin tìm kiếm của khách hàng – đó chính là để giữ uy tín. Google luôn đưa ra những lựa chọn tốt nhất, rẻ và tiện dụng, từ tìm kiếm thơng tin, lưu trữ trực tuyến, email, lịch và mới đây nhất là mạng xã hội Google+, và dịch vụ +You, “người khổng lồ” luôn bám sát định hướng ban đầu là phục vụ người dùng.

Thế còn ở Việt Nam, đã bao giờ bạn trăn trở: Tại sao người tiêu dùng Việt Nam “sính đồ ngoại, chê đồ nội” ?? dù giải thích thế nào thì câu trả lời cuối cùng vẫn là do chất lượng hàng Việt Nam khơng tốt và nó đã ăn sâu vào tâm trí người tiêu dùng. Việc mất uy tín, mất niềm tin sẽ gây ra một hậu quả vô cùng nguy hại về lâu dài, để tạo dựng được thương hiệu có thể mất tới 10 năm nhưng chỉ cần 1 ngày cũng có thể hủy hoại thương hiệu đó. Lắng nghe người tiêu dùng là bài học cơ bản nhất của tất cả các doanh nghiệp. Đối với ngành công nghệ thông tin, hiện nay các DN Việt Nam đã “cung cấp những sản phẩm, dịch vụ khách hàng cần”, nhưng vẫn chưa cung cấp được những sản phẩm người tiêu dùng sẽ cần, do đó, mỗi khi nhu cầu mới phát sinh mà khơng được đáp ứng thì ngay lập tức khách hàng sẽ tìm kiếm từ những nguồn bên ngoài. Các DN Việt Nam hầu như có thể cung cấp hết các phần mềm, tiện ích thế nhưng thực tế có q ít phần mềm “made in Vietnam” trên thị trường tự do và cũng khá ít trong các hệ thống thông tin trong các DN.

4.5. Giải quyết mâu thuẫn

Đi từ doanh nghiệp có 2 người đến hơn 10.000 nhân viên, có mn vàn mâu thuẫn mà Google phải giải quyết. Google luôn phát triển nhanh nhưng tạo ra sự ổn định, quyết liệt trong đối đầu và cạnh tranh nhưng mềm mại trong hành động. Sau hơn 6 tháng hoạt động, Larry và Sergy nhận thức rõ nhu cầu tài chính để mở rộng năng lực tìm kiếm và hoạt động kinh doanh. Hai sáng lập viên đã khôn khéo trong việc thương lượng và lợi dụng tâm lý sợ bỏ mất vụ đầu tư tiềm năng, sau này sẽ đạt được doanh thu không lồ của các quỹ đầu tư, họ đã mời hai quỹ cùng đầu tư hơn 25 triệu USD vào công ty nhưng vẫn giữ bằng được quyền điều hành kiểm sốt cơng ty để tránh khả năng phá hỏng tầm nhìn của các sáng lập viên và mục tiêu dài hạn là tạo ra đột phá công nghệ.

Các website muốn quảng cáo về sản phẩm và dịch vụ của mình được đặt ở một vị trí riêng và được xác định là nhà tài trợ để không làm mất đi sự tin cậy và chính xác của kết quả tìm kiếm. Google kiếm được lợi nhuận ngày càng cao từ hoạt động quảng cáo thông minh như khách hàng sẽ tự động đặt giá cho từ khoá lựa chọn. Mỗi lần người sử dụng Internet bấm chuột vào các quảng cáo mà Google đăng tải là một lần Google có thêm tiền và càng ngày mức quá quảng cáo càng tự động tăng do chính sự cạnh tranh của khách hàng.

Google luôn đẩy mạnh tốc độ thay đổi nhưng vẫn tạo ra sự phát triển ổn định nhờ việc cân đối giữa phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới đồng thời với phát triển về mặt nhân sự

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghiên cứu công ty GOOGLE và bài học kinh nghiệm (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(33 trang)