Những yêu cầu tuyển dụng cơ bản của nghề tư vấn thuế

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên ngoại thương (Trang 33 - 50)

III. Định hướng để sinh viên Ngoại Thương có thể tận dụng tốt cơ hội này

2. Những yêu cầu tuyển dụng cơ bản của nghề tư vấn thuế

Tư vấn thuế là một nghề khá hấp dẫn đối với sinh viên các ngành kinh tế, kế tóan, tài chính… Được làm việc trong các doanh nghiệp lớn, trong những môi trường chuyên nghiệp, nhiều cơ hội thăng tiến như KPMG, E&Y, PWC, DELLOITE, AIA bộ phận tư vấn thuế của các ngân hàng như Vietcombank, vietinbank… cũng là một nỗ lực phấn đấu của bất kỳ sinh viên nào khi mới ra trường, đặc biệt là những sinh viên FTU. Dưới đây là một vài yêu cầu tuyển dụng cơ bản nhất.

Yêu cầu chung

Có kiến thức về lĩnh vực thuế. Thông thường, yêu cầu sẽ là tốt nghiệp các

ngành kinh tế, thương mại quốc tế, thuế, tài chính kế tóan…

Có kinh nghiệm.Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều công ty sắn sàng tuyển dụng các

bạn sinh viên mới ra trường. Ví dụ như Big4, họ có chính sách tìm kiếm sinh viên vừa mới ra trường, họ đến tận các trung tâm đào tạo như FTSM, các trường đại học như

Ngoại thương, ĐH kinh tế quốc dân…để tổ chức các buổi hội thảo tuyển dụng. Đây là những dịp rất hữu ích giúp tiếp cận cơ hội nghề nghiệp mà các bạn sinh viên khơng nên bỏ qua.

Trình độ tiếng anh (thường khoảng 650 điểm Toeic hoặc tương đương). Yêu

cầu sẽ còn cao hơn khi apply hồ sơ vào Big4, các cơng ty tài chính nước ngồi.

Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm. Kỹ năng này đang dần trở thành một trong

những yêu cầu thiết yếu nhất của các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, trong lĩnh vực tư vấn thuế, sự tương tác với khách hàng lớn, do vậy đây chính là một kỹ năng khơng thể yếu kém nếu bạn muốn mình có nhiều cơ hội hơn.

Ham học hỏi và cầu tiến. Nguồn lực lớn nhất tạo nên thành cơng cho doanh

nghiệp đó chính là nhân tố con người. Những nhân viên có tinh thần cầu thị, nỗ lực trong công việc sẽ giúp doanh nghiệp thành công hơn.

Tuỳ vào quy mô, đặc điểm của từng cơng ty mà họ có các chế độ tuyển dụng khác nhau. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến Big 4, AIA thì các bạn phải tuân thủ theo một số lưu ý nữa.

Thời hạn nộp hồ sơ. Thông thường, hạn chot nộp hồ sơ là từ cuối tháng 4 đến

đầu tháng 5. Ví dụ như, tại mùa tuyển dụng 2012, hạn nộp hồ sơ vào KPMG là 30/04/2012; tại Delloite là 03/05/2012; đối với PwC là 28/04/2012; ở E&Y là 13/04/2012…

Thời hạn nộp hồ sơ là khá sớm so với thời điểm ra trường, trùng với thời gian sinh viên làm khoá luận hoặc thi tốt nghiệp. Vậy nên trong thời gian này, các bạn sinh viên khá bận rộn vì hồ sơ để apply vào các cơng ty lớn địi hỏi sự đầu từ kỹ càng.

Do đó, ở năm học cuối (năm thứ 4), các bạn nên phân bổ thời gian hợp lý, có kế hoạch rõ ràng. Việc chuẩn bị hồ sơ nên làm sớm, ngay từ kỳ học thứ 7. Và ngay từ bây giờ (năm thứ 3) các bạn đã nên tìm hiểu những thơng tin tuyển dụng của các cơng ty mà mình quan tâm. Vì việc chuẩn bị khơng chỉ trên giấy tờ mà còn là những sự chuẩn bị về kiến thức, kỹ năng… Hơn nữa các bạn cũng không nên bỏ qua nguồn tham khảo quý giá là kinh nghiệm của các anh chị đi trước, tư vấn của thầy cơ.

Khi đã vượt qua vịng hồ sơ, các bạn phải tiếp tục vượt qua 3 vòng thi nữa

- Vòng 1: thi viết nghiệp vụ + tiếng anh + IQ/EQ

- Vịng 2: Phỏng vấn + thi viết: tùy từng cơng ty sẽ có phần thi viết khác nhau, các bạn nên lên trang web của công ty đế tham khảo.

- Vịng 3: Group interview sẽ quyết định bạn có được tuyển dụng hay không, Ở phần thi này, khả năng của các bạn sẽ được bộc lộ rõ nhất, cũng là vòng quan trọng nhất để đưa đến quyết định bạn có được tuyển dụng hay khơng.

KẾT LUẬN

Ngày nay các chính sách khuyến khích, cũng như yêu cầu của Nhà nước đối với mỗi doanh nghiệp về viêc cần có cho mình một đội ngũ chuyên viên tư vấn thuế riêng đã khiến cho nhu cầu thị trường nhân lực tư vấn thuế tăng lên. Điều này là hoàn toàn hợp lý, do các công ty, các cá nhân,… hàng quý, hàng năm,… đều cần phải hạch tốn số sách, làm cơng tác kê khai thuế, nộp thuế. Và công việc này địi hỏi phải có một sự hiểu biết chuyên sâu, sự trải nghiệm thực tế, và sự cẩn trọng để không mắc phải những sai lầm đáng tiếc. Chính vì vậy, vị trí của nghề tư vấn thuế cũng dần được nâng cao, số lượng sinh viên lựa chọn làm nghề tư vấn thuế sau khi ra trường cũng tăng trong tương lai. Mặt khác, nghề tư vấn thuế khá địi hỏi tính cạnh tranh, người ta sẽ tìm đến những chun viên tư vấn có kinh nghiệm, có uy tín, vì thế, khi tham gia vào đội ngũ nhân viên tư vấn thuế, là đã tham gia vào một thị trường cạnh tranh, nhiều vấn đề cần giải quyết mỗi ngày. Đó vừa là thách thức nhưng cũng đồng thời là động lực lớn thúc đẩy mỗi cá nhân cũng như toàn thể những người làm tư vấn thuế tích cực hoạt động, nâng cao vị thế, đưa nghề tư vấn thuế thành một nghề triển vọng, đắt giá trong tương lai.

Sau khi đã nắm bắt được những kiến thức tổng quan nhất về nghề tư vấn thuế cũng như đã hiểu rõ cơ hội chung về pháp luật và thị trường của tất cả các sinh viên cũng như cơ hội về điều kiện giáo dục, thế mạnh về tố chất riêng của sinh viên Ngoại Thương, chúng tôi hy vọng rằng các bạn sẽ nắm bắt tốt cơ hội này và khẳng định vị trí của sinh viên Ngoại Thương trên một lĩnh vực mới và đầy thử thách này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://qldt.ftu.edu.vn/ 2. http://kiemtoan.com.vn/forum/showthread.php?7521-Big4-Internship-2012 3. http://tintuc.vibonline.com.vn/Home/Su-kien-Binh-luan/8565/Nhieu-quy-dinh- duoc-noi-long-cho-dai-ly-thue 4. www.anbinhtax.com/

5. www.baomoi.com › Kinh tế › Tài chính

6. www.baomoi.com/Nghe--Tu-van-thue/126/6480848.epi 7. www.deloitte.com/vietnam 8. www.ey.com/VN/en/Careers/Students/Joining-EY 9. www.f-news.f-network.net/Dinosaurs-News2374.f-net 10. www.ftmsglobal.edu.vn/category/goc-danh-cho-hoc-vien/co-hoi-viec-lam 11. www.kpmg.com/VN/Vi/JoinUs/Graduate/Pages/WhoWeAreLookingFor.aspx 12. www.ktd.com.vn/index.php?mod=article&func=view&id=3347 13. www.myjobsearch.com/careers/tax-advisor.html 14. www.phuoc-partners.com/phap-luat/linh-vuc-hanh.../Default.aspx 15. www.prospects.ac.uk/tax_adviser_job_description.htm 16. www.pwc.com/vn/en/careers/job2012/graduate-recruitment-programme- 2012.jhtml 17. www.studiosantececchi.it/professionals_lawyers.html 18. www.taichinhdientu.vn/Home/Chinh-thuc-cong-nhan-nghe-tu-van-thue-tai- Viet-Nam/20104/83233.dfis 19. www.vietnamese-dazpro-consulting.law.officelive.com/kn_ntv.aspx 20. www.vtca.vn/

PHỤ LỤC BỘ TÀI CHÍNH

---------

Số : 28/2008/TT-BTC

CỘNG HỒ XẴ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2008

THÔNG TƯ

Hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động

hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế

------------------------- Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 29/11/2005; Căn cứ Luật Quản lý thuế ngày 29/11/2006;

Căn cứ Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Nghị định số 77/2003/NĐ-CP ngày 01/07/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;

Bộ Tài chính hướng dẫn việc đăng ký hành nghề và quản lý hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế, việc tổ chức thi, cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế,

I. QUY ĐỊNH CHUNG

1. Phạm vi, đối tượng áp dụng:

1.1. Thông tư này áp dụng đối với:

a- Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện hành nghề của tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế (sau đây gọi chung là đại lý thuế) theo quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế.

b- Người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế.

c- Nhân viên hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế làm việc cho đại lý thuế (sau đây gọi chung là nhân viên đại lý thuế).

e- Công chức thuế, cơ quan Thuế các cấp.

1.2. Thông tư này không áp dụng cho các trường hợp sau: a- Người nộp thuế tự làm thủ tục về thuế.

b- Đại lý Hải quan làm thủ tục về thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật quy định về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan.

2. Giải thích từ ngữ:

Một số từ ngữ trong Thơng tư này được hiểu như sau:

2.1. “Dịch vụ làm thủ tục về thuế” là hoạt động của đại lý thuế thực hiện các thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, khiếu nại về thuế, lập hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế thay người nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và hợp đồng dịch vụ đã ký kết.

2.2. “Nhân viên đại lý thuế” là người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp và làm việc cho đại lý thuế.

2.3. “Người dự thi” là người Việt Nam hoặc người nước ngoài được phép cư trú tại Việt Nam từ 1 năm trở lên có đủ các điều kiện dự thi quy định tại khoản 1, Mục IV Thông tư này.

II. ĐĂNG KÝ HÀNH NGHỀ DỊCH VỤ LÀM THỦ TỤC VỀ THUẾ

1. Điều kiện đăng ký nhân viên đại lý thuế:

Nhân viên đại lý thuế phải có đủ các điều kiện sau:

1.1. Là công dân Việt Nam hoặc cơng dân nước ngồi được phép sinh sống và làm việc tại Việt Nam trong thời hạn từ một năm trở lên (kể từ thời điểm đăng ký hành nghề), trừ các trường hợp nêu tại khoản 2, Mục II Thông tư này.

1.2. Có phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, trung thực, có ý thức chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước.

1.3. Có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế do Tổng cục Thuế cấp. 1.4. Là thành viên sáng lập hoặc có hợp đồng lao động làm việc trong tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế.

2. Các trường hợp không được đăng ký nhân viên đại lý thuế:

lý thuế:

2.1. Người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;

2.2. Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đang chấp hành hình phạt tù hoặc đã bị kết án về một trong các tội về kinh tế, về chức vụ liên quan đến tài chính, kế tốn mà chưa được xóa án tích.

2.3. Nhân viên đại lý thuế đã bị thu hồi vĩnh viễn Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế hoặc trong thời gian bị xử lý vi phạm dưới hình thức tạm đình chỉ.

2.4. Cán bộ, cơng chức đang tại chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; Cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ đang trong thời gian quy định không được kinh doanh, theo quy định tại Nghị định số 102/2007/NĐ-CP ngày 14/6/2007 của Chính phủ về việc quy định thời hạn không được kinh doanh trong lĩnh vực trách nhiệm quản lý đối với cán bộ, công chức, viên chức sau khi thôi giữ chức vụ.

3. Đăng ký nhân viên đại lý thuế:

3.1. Người có Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế chỉ được đăng ký làm nhân viên đại lý thuế tại một đại lý thuế trong cùng một thời gian.

3.2. Nhân viên đại lý thuế đăng ký hành nghề lần đầu trong một đại lý thuế phải làm hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế và nộp cho đại lý thuế, hồ sơ gồm:

- Đơn đăng ký hành nghề (theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này); - Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế (bản sao có chứng thực);

- 01 ảnh mầu cỡ 3x4 chụp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ đăng ký hành nghề.

3.3. Hàng năm, trước ngày 30 tháng 11, đại lý thuế có trách nhiệm tổng hợp danh sách nhân viên đăng ký làm việc tại đại lý thuế năm sau gửi Tổng cục Thuế kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên đại lý thuế.

Những nhân viên đại lý thuế đã đăng ký hành nghề tại đại lý thuế năm trước nếu tiếp tục làm việc cho đại lý thuế đó năm sau thì khơng phải làm hồ sơ mới. Đại lý thuế báo cáo danh sách các nhân viên tiếp tục hành nghề này với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thơng tư này).

3.4. Đại lý thuế có trách nhiệm đăng ký bổ sung danh sách nhân viên đại lý thuế mới được tuyển dụng hoặc mới được cấp Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế với Tổng cục Thuế (theo Mẫu số 07 kèm theo Thông tư này) kèm theo hồ sơ đăng ký nhân viên

đại lý thuế. Nhân viên đại lý thuế chỉ được hành nghề khi có tên trong danh sách nhân viên đại lý thuế do Tổng cục Thuế thông báo trên Website của Tổng cục Thuế.

3.5. Đại lý thuế có trách nhiệm thơng báo về Tổng cục Thuế danh sách nhân viên hành nghề thuyên chuyển, nghỉ việc, nghỉ hưu, chết hoặc không đủ điều kiện hành nghề theo quy định của pháp luật (theo Mẫu số 08 ban hành kèm theo Thông tư này) trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhân viên đại lý thuế đó chính thức nghỉ việc hoặc thơi làm việc tại đại lý thuế.

3.6. Đại lý thuế chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kiểm tra, xác nhận các điều kiện khi đăng ký hành nghề cho nhân viên đại lý thuế.

4. Hồ sơ, thủ tục đăng ký hành nghề đối với đại lý thuế:

Đại lý thuế phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 4, Điều 20 Luật Quản lý thuế. Trước khi triển khai hoạt động, đại lý thuế phải lập hồ sơ đăng ký hành nghề gửi Tổng cục Thuế, hồ sơ gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có ghi ngành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế và Giấy chứng nhận đăng ký thuế (bản sao có cơng chứng hoặc chứng thực).

- Danh sách nhân viên đại lý thuế làm việc tại đại lý thuế (theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo thông tư này) kèm theo đơn đăng ký hành nghề của từng nhân viên.

- Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế của các nhân viên đại lý thuế có tên trong danh sách đăng ký (bản sao có chứng thực).

- 01 ảnh mầu cỡ 3x4 của nhân viên đăng ký hành nghề chụp ở thời điểm làm đơn đăng ký hành nghề.

III. QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HÀNH NGHỀ CỦA ĐẠI LÝ THUẾ

1. Trách nhiệm của cơ quan Thuế các cấp:

1.1. Tổng cục Thuế:

a- Tổ chức thi và cấp Chứng chỉ hành nghề làm thủ tục về thuế thống nhất tập trung trên cả nước.

b- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật thuế, kế toán cho người dự thi lấy Chứng chỉ hành nghề dịch vụ làm thủ tục về thuế; cho các nhân viên đại lý thuế định kỳ hàng năm hoặc khi có sửa đổi, bổ sung hay ban hành mới về pháp luật thuế.

c- Tiếp nhận và quản lý hồ sơ đăng ký đại lý thuế và nhân viên đại lý thuế. d- Xác nhận danh sách đăng ký hành nghề đại lý thuế.

luật và thông báo cho cơ quan Thuế các cấp biết.

f- Tạm đình chỉ, thu hồi Chứng chỉ hành nghề đối với nhân viên đại lý thuế và xoá tên

Một phần của tài liệu Tiểu luận nghề tư vấn thuế và cơ hội đối với sinh viên ngoại thương (Trang 33 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)