3. Các thách thức và giải pháp để hướng tới bền vững đối với hệ thống
3.2 Các giải pháp:
Trước những thực trạng tồn tại nói trên tại các nước Đông Nam Á một số các giải pháp được đề xuất như sau:
- Học tập kinh nghiệm từ các quốc gia đã thực hiện thành cơng BHYT tồn dân để triển khai rộng rãi trong khu vực: phải được sự ủng hộ mạnh mẽ và cam kết thực hiện từ phía các chính phủ và sự hỗ trợ tích cực từ cộng đồng.BHYT toàn dân phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ giữa các nhà chính trị, nhà nghiên cứu và các chuyên gia y tế. Đặt ra các mục tiêu cụ thể: Thơng qua việc hợp lý hố chăm sóc y tế ở các tuyến, bắt đầu từ tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu kết hợp với đảm bảo việc chuyển tuyến một cách hợp lý; đề ra chương trình kiểm sốt chi phí thơng qua mơ hình khốn quỹ; đảm bảo sự cơng bằng giữa các chương trình bảo hiểm cho các đối tượng đang tham gia trong các quỹ bảo hiểm
khác nhau; chuẩn hố các gói quyền lợi; đảm bảo cơng bằng trong việc tiếp cận đến các cơ sở y tế; tập trung và chuẩn hoá việc sử dụng nguồn ở từng tuyến; đảm bảo việc quản lý tốt và giảm thiểu sự xung đột về quyền lợi, chất lượng của chăm sóc y tế thơng qua hệ thống chứng nhận, xem xét lại việc sử dụng các dịch vụ y tế; đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh thông qua hệ thống đánh giá và thẩm định cơ sở khám chữa bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.
- Để tăng cường công tác quản lý quỹ và hướng tới quỹ bền vững thì mức đóng phải thực hiện nguyên lý mức đóng phù hợp với mức hưởng theo hướng xây dựng gói quyền lợi BHYT để người có thẻ BHYT đều được đảm bảo quyền lợi cơ bản, cơng bằng cho mọi đối tượng, phần chi phí ngồi gói quyền lợi cơ bản thì tuỳ theo loại dịch vụ kỹ thuật, từng loại thuốc chuyên khoa, cơ quan BHXH chi trả một phần, còn lại người tham gia BHYT phải cùng chi trả.
- Tăng cường công tác quản lý BHYT nhằm hạn chế và đi đến giải quyết vấn đề lạm dụng quỹ BHYT bằng cách đưa ra các quy định chặt chẽ về tuyến điều trị, phương pháp điều trị, thuốc và các dịch vụ y tế.Công tác thanh tra kiểm tra thực hiện thường xuyên tại các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh BHYT. Các ban ngành liên quan phải có sự phối hợp chặt chẽ cùng giải quyết vấn đề này.
- Nâng cao nhận thức của các đối tượng tham gia BHYT thơng qua tun truyền dưới nhiều hình thức như hoạt động quảng cáo, hoạt động văn hóa- xã hội…Đồng thời phổ biến pháp luật về BHYT cùng nhưng chế tài xử phạt nghiêm minh tới rộng khắp các thành viên trong xã hội.
- Tăng cường đầu tư trang thiết bị cho hoạt động KCB BHYT, có mức chi cụ thể và thường xuyên cho công tác tuyên truyền phổ biến về BHYT. Cải thiện các vấn đề liên quan đến trang thiết bị cụ thể ở từng quốc gia.
- Các nhà nghiên cứu về y tế của từng nước xem xét các phương thức thanh tốn ở quốc gia của mình nhằm tìm ra những hạn chế yếu kém để
khắc phục đối với phương thức thanh tốn ở chính nước đó. Giải quyết các vấn đề cụ thể ở mỗi quốc gia để cùng chung tay hướng tới bền vững trong lĩnh vực BHYT.
Kết Luận
Trên đây là những thực trạng chung nhất về các vấn đề quỹ, PTTT, mức đóng và quyền lợi BHYT ở một số nước Đông Nam Á. Để nhằm hướng tới bền vững cho hệ thống BHYT ở mỗi nước nói riêng và các nước trong khu vực nói chung thì mỗi quốc gia phải có sự nhìn nhận đúng đắn trước thực trạng tại quốc gia mình để nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề tồn tại trong BHYT. Mục tiêu bền vững cần có sự thực hiện trong cả một q trình dài với các biện pháp tổng thể. Các nước trong khu vực cũng cần phải học tập trao đổi kinh nghiệm phát triển BHYT để bổ sung cho nhau. Sự bền vững BHYT toàn khu vực là mục tiêu tốt đẹp mà mọi quốc gia cùng đang hướng đến.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tạp chí BHXH :
Số6/2004, Số 8/2004, Số 10/2004, Số 1/2006, Số 7/2006, Số 06/2007, Số 10/2008, Số 06B/2009.
- Giáo trình Quản trị BHXH, NXB Lao động- Xã hội 2009.
- Regional Overview of Social Health Insurance in South-East Asia, World Health Organization Regional Office for South-East Asia New Delhi 7/2004.