Ảnh hưởng tích cực

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế (Trang 26 - 28)

4. Kinh nghiệm chống chuyển giá của một số nước trên thế giới

2.2 Hoạt động chuyển giá của các Doanh nghiệp FDI tại Việt Nam

2.2.6.2 Ảnh hưởng tích cực

Tuy vậy, đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, chúng ta đang cần rất nhiều vốn, cơng nghệ cao…thơng qua dịng vốn FDI để phát triển đất nước. Trong khi đó, rất nhiều các quốc gia khác cũng có những đặc thù về nền kinh tế, chính trị như nước ta, ví dụ như: Trung Quốc, Lào…và tất nhiên các nước này cũng đang rất cần vốn để phát triền (về một số ngành hoặc một số vùng nào đó). Do đó, nếu như Việt Nam có các chính sách thơng thống đối với việc chuyển giá hơn so với các quốc gia khác thì Việt Nam sẽ là điểm đến cho nhiều MNC, tất nhiên lúc này chúng ta phải đánh đổi việc mất một nguồn thu thuế với nhửng tác động tích cực từ nguồn vờn FDI như việc tạo ra công ăn việc làm, chuyển giao cơng nghệ….. Với góc độ này thì chuyển giá lại như là một yếu tố cạnh tranh có hiệu quả trong thu hút FDI.

CHƯƠNG III: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CHỐNG CHUYỂN GIÁ Ở VIỆT NAM

3.1 Giải pháp ở hệ thống thuế

Thuế là một nguồn thu chủ yếu của ngân sách và cũng là một nhân tố hết sức quan trọng tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động kinh doanh của tất cả cả doanh nghiệp trong quốc gia đó. Chính phủ xây dựng chính sách thuế như thế nào cho phù hợp, đảm bảo nguồn thu đồng thời phải nuôi dưỡng các nguồn thu cho mục tiêu dài hạn. Đối với các doanh nghiệp thì chính sách thuế khơng những phải tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mà còn phải tăng sức hấp dẫn về môi trường đầu tư kinh doanh và thu hút được các dòng vốn quốc tế.

Nắm bắt được yêu cầu này, Chính phủ Việt Nam đã từng bước xây dựng các chính sách thuế ngày càng phù hợp hơn với tình hình kinh tế của Việt Nam và tình hình trong khu vực. Để tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đồng thời hạn chế các hoạt động chuyển giá của các MNC dựa vào chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thì Chính phủ Việt Nam cũng từng bước tiến hành giảm thuế suất, mở rộng diện chịu thuế nhằm khuyến khích sản xuất, tăng cư ờng đầu tư phát triển và đồng thời bảo đảm nguồn thu. Trước khi luật thuế TNDN (sửa đổi) được Quốc hội thơng qua thì cũng có nhiều ý kiến cho rằng nếu thuế TNDN giảm xuống 25% thì nguồn thu ngân sách của Nhà nước sẽ giảm đi khoảng 5.000 tỷ đến 7.000 tỷ đồng/năm. Nhưng thực tế đã chứng minh ngược lại, khi mức thuế TNDN điều chỉnh từ 32% xuống 28% năm 2003 thì nguồn thu ngân sách từ thuế TNDN khơng những khơng giảm đi mà cịn tăng với tốc độ tăng bình qn là 17%/năm. Có thể thấy được tính hiệu quả của việc giảm thuế suất là vừa tăng nguồn thu vừa khuyến khích sản xuất đầu tư phát triển. Chính vì vậy, việc cải cách thuế TNDN là rất quan trọng vì nó là một nhân tố khá quan trọng giúp làm giảm trực tiếp hoạt động chuyển giá của các MNC.

Ngồi thuế TNDN ra thì Chính phủ cũng cần quan tâm đến việc cải cách thuế xuất nhập khẩu sao cho phù hợp với tình hình thực tế. Đối với thuế xuất nhập khẩu thì thuế suất phải đảm bảo kích thích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu các mặt hàng không cần thiết đi kèm với việc xây dựng danh mục các mặt hàng nhập khẩu, tránh trường hợp nhập các máy móc, thiết bị và cơng nghệ lỗi thời với chi phí cao. Thơng qua việc thiết lập danh mục nhập khẩu sẽ hạn chế được các doanh nghiệp FDI thực

mục giá cả hàng hóa xuất nhập khẩu cũng giúp cho cơ quan Hải quan chú ý đến các giao dịch với giá quá cao hay quá thấp so với bình thường để phát hiện ra hiện tượng chuyển giá xảy ra tại khâu xuất nhập khẩu hàng hóa.

Tăng cường việc tham gia ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và các quốc gia khác nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển thương mại với các quốc gia bạn và làm giảm gánh nặng về thuế cho các nhà đầu tư. Việc tránh đánh thuế hai lần sẽ góp phần làm giảm áp lực về thuế cho các nhà đầu tư, từ đó sẽ làm giảm động cơ thực hiện hành vi chuyển giá của các MNC. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thường nhắm vào các loại thu nhập như cổ tức, tiền lãi vay, thu nhập tiền bản quyền hay lợi nhuận chuyển ra nước ngoài. Khi ký kết các hiệp định tránh đánh thuế thì cơ quan thuế của các quốc gia mới có thể cung cấp cho nhau các số liệu liên quan đến các vấn đề về thuế, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, giá cả hàng hóa của các MNC có trụ sở tại các quốc gia khác nhau. Thông qua các hiệp định này thì các quốc gia sẽ tăng cường phối hợp với nhau trong cơng tác kiểm sốt và chống chuyển giá.

Một phần của tài liệu Tiểu luận chuyển giá trong hoạt động đầu tư quốc tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(34 trang)