Khu vực thị trường Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CÁC NƯỚC ĐÔNG VÀ ĐÔNG NAM Á
1, Thị trường Nhật Bản :
Nhật Bản là một quốc đảo với diện tích 377.682 km2, dân số 127.100.000 người, nền kinh tế đứng thứ ba trên thế giới. Với dân số có tỷ lệ người già đã quá tuổi lao động chiếm đến 30% dân số và một nền kinh tế phát triển như vậy, nhu cầu về lao động nước ngoài của Nhật Bản là rất lớn. Tuy nhiên, Nhật Bản lại được các chuyên gia quốc tế nghiên cứu về xuất khẩu lao động coi là một nước có chính sách đóng cửa với lao động nước ngồi. Trong Luật kiểm tra về người nhập cư và di tản của Nhật Bản được phê chuẩn năm 1990 đã quy định không được tuyển dụng lao động người nước ngồi khơng nghề vào Nhật Bản, chỉ cho phép tuyển dụng những chuyên gia có trình độ và những lao động đặc biệt lành nghề từ các quốc gia khác. Song cũng từ đầu những năm 90, Nhật Bản đã đưa ra chính sách tiếp nhận lao động từ các nước đang phát triển sang Nhật Bản tu nghiệp nâng cao tay nghề theo "Chương trình tu nghiệp và thực tập kỹ thuật" tại các xí nghiệp vừa và nhỏ với số lượng hàng năm khoảng 50.000 người, người lao động được gọi là "tu nghiệp sinh". Theo quan điểm của các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, đây là một biện pháp chuyển giao công nghệ cho các nước đang phát triển, cũng là giảm số lượng lao động nước ngoài bất hợp pháp tại đây, đồng thời đáp ứng nhu cầu lao động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang thiếu lao động trầm trọng. Đối với các nước xuất khẩu lao động, đây cũng là một biện pháp được hoan nghênh vì nó mở ra một kênh để đưa lao động sang Nhật Bản. Tuy người lao động chỉ được hưởng quy chế tu nghiệp sinh (ít quyền lợi hơn so với quy chế các lao động thông thường tại Nhật Bản) và hưởng trợ cấp tu nghiệp, nhưng mức thu nhập này vẫn cao hơn nhiều so với mức lương của người lao động ở nhiều thị trường khác, thông thường đạt 670 – 780 USD/ tháng.
Nhật Bản tiếp nhận tu nghiệp sinh trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và cả các ngành thủ công truyền thống. Theo quy định, tu nghiệp sinh nước ngoài phải là người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp của nước phái cử có nghề chun mơn sẽ tu nghiệp tại Nhật Bản. Họ được doanh nghiệp cử đi cam kết sẽ sẽ tiếp nhận lại làm việc sau khi hết hạn tu nghiệp. Thời hạn tu nghiệp tại Nhật Bản từ 2 – 3 năm, tuỳ theo từng ngành nghề. Trong năm đầu tiên, tu nghiệp sinh vừa học lý thuyết vừa được đào tạo thực hành trong sản xuất, hưởng quy chế trợ cấp tu nghiệp. Từ năm 1994 đến nay, chính sách đối với lao động nước ngoài của Nhật Bản được mở rộng thêm một bước : Sau khi kết thúc giai đoạn 1, tu nghiệp sinh phải qua kỳ thi sát hạch tay nghề để chuyển qua giai đoạn 2, nếu đạt, tu nghiệp sinh sẽ được hưởng quy chế nhận tiền công theo công việc gần giống lao động thông thường.
Tham gia vào chương trình này của Nhật Bản có rất nhiều nước Châu Á, chủ yếu là Trung Quốc, Thái Lan, Philippnines, Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và một số nước khác. Hiện có tổng cộng gần 320.000 tu nghiệp sinh người nước ngoài hiện đang làm việc tại Nhật Bản, trong đó, Trung Quốc là nước có số lượng tu nghiệp sinh lớn nhất với 123.117 người, chiếm đến trên 40% tổng số tu nghiệp sinh nước ngoài tại Nhật Bản.
Nhật Bản bắt đầu tiếp nhận tu nghiệp sinh của Việt Nam từ năm 1992, là một trong những thị trường xuất khẩu lao động sớm nhất của nước ta tại khu vực Đông và Đông Nam Á. Thị trường Nhật Bản tương đối khó tính, chỉ tiếp nhận lao động có nghề, lao động phải có trình độ tiếng Nhật cơ sở, đặc biệt yêu cầu rất cao về tính kỷ luật của lao động; thêm vào đó thủ tục xin visa nhập cảnh rất phức tạp và tốn nhiều thời gian, chi phí cho các khâu
trung gian, đặt cọc... rất cao (từ 8.000 – 10.000 USD). Do vậy, việc đưa tu nghiệp sinh Việt Nam sang làm việc tại Nhật Bản cần có sự nỗ lực rất cao cả từ phía người lao động và doanh nghiệp xuất khẩu lao động.
Tuy nhiên, ở thị trường Nhật Bản cũng giống như ở thị trường Hàn Quốc, phát sinh vấn đề tu nghiệp sinh nước ngoài tự ý bỏ hợp đồng, đi làm việc tại doanh nghiệp khác có mức lương cao hơn và tu nghiệp sinh các nước sau khi hết thời hạn làm việc không chịu về nước, trốn ở lại Nhật Bản làm việc bất hợp pháp. Hiện tượng này tạo nên rất nhiều phức tạp về mặt xã hội ở Nhật Bản. Tỷ lệ tu nghiệp sinh nước ngoài bỏ hợp đồng và trốn ở lại làm việc cao là vấn đề đau đầu của cả giới chức Nhật Bản lẫn các nước phái cử. Áp dụng các biện pháp hữu hiệu để giảm được tỷ lệ này chính là một trong những vấn đề mấu chốt để nâng cao sức cạnh tranh của lao động nước ta tại thị trường này.
2, Thị trường Hàn Quốc :
Hàn Quốc nằm ở khu vực Đơng Á mà chính xác hơn là ở Đơng Bắc Á, diện tích 99.600 km2, dân số 48.800.000 người. Hàn Quốc là một nước công nghiệp phát triển với nền công nghệ điện tử cao dựa trên hàm lượng cao về khoa học và công nghệ. Nền kinh tế Hàn Quốc đạt tỷ lệ tăng trưởng cao bắt đầu từ thập niên 60 và trong vòng 25 năm kể từ năm 1967 đến 1991, giá trị GNP của Hàn Quốc đã tăng 7,3 lần.
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế cao, nhu cầu sử dụng lao động cũng ngày một tăng mạnh. Hơn thế nữa mức tiền lương của người lao động Hàn Quốc cũng tăng cao nhanh chóng. Những điều này đã khiến cho lao động Hàn Quốc có sự lựa chọn chỗ làm việc. Họ từ chối làm việc ở những chỗ
lương thấp hoặc trong những ngành thuộc khu vực 3D (dangerous, dificult, dirty – nguy hiểm, khó khăn và độc hại) mà chuyển sang các ngành dịch vụ, văn phòng hay kỹ thuật cao. Tình hình đó đã khiến Hàn Quốc phải đối phó với sự mất cân đối về cung và cầu lao động, tỷ lệ thất nghiệp ở Hàn Quốc dù rất cao nhưng những cơng việc có mức lương thấp hoặc thuộc khu vực 3D nói trên thì vẫn rất thiếu nhân cơng. Để bù đắp sự thiếu hụt đó, Hàn Quốc buộc phải nhập khẩu lao động nước ngoài. Tháng 11/1993, chính phủ Hàn Quốc đã triển khai hệ thống tu nghiệp sinh công nghiệp, cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất tiếp nhận người nước ngoài với danh nghĩa tu nghiệp sinh. Năm 1996, chủ trương này đã được mở rộng ra các lĩnh vực đánh cá, nơng nghiệp và xây dựng.
Chương trình tu nghiệp sinh của Hàn Quốc có nhiều điểm giống với chương trình này tại Nhật Bản. Nhưng khác với Nhật Bản - các chủ sử dụng trực tiếp tuyển chọn và tiếp nhận lao động - tại Hàn Quốc, chính phủ giao cho 4 hiệp hội bao gồm Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ Hàn Quốc (KFSB), Hiệp hội xây dựng Hàn Quốc (CAK), Hiệp hội các tổ hợp nông nghiệp Hàn Quốc, Hiệp hội các tổ hợp ngư nghiệp Hàn Quốc, đứng ra làm đầu mối tiếp nhận tu nghiệp sinh nước ngoài về giao cho các doanh nghiệp. Chi tiêu tu nghiệp sinh nước ngoài được phép tiếp nhận được phân bổ cho các doanh nghiệp theo từng khu vực ngành nghề với phần lớn chỉ tiêu thuộc về KFSB. Ví dụ như : năm 2003, Hàn Quốc chủ trương tiếp nhận 145.500 tu nghiệp sinh nước ngồi, trong đó khu vực các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ được tiếp nhận 130.000 người, ngành đánh bắt cá : 3.000 người, nông nghiệp : 5.000 người và xây dựng 7.500 người.
Thời hạn làm việc của tu nghiệp sinh tại Hàn Quốc là 3 năm, trong đó thời gian học việc là 1 năm. Từ 17/7/2002, Cục phát triển nhân lực Hàn
Quốc (HRDS) quy định : hết năm thứ nhất nếu tu nghiệp sinh qua khoá học kéo dài 3 ngày tại các trung tâm của HRDS sẽ được gia hạn visa 2 năm, chuyển qua chế độ lao động (được hưởng lương và bảo hiểm như người lao động thông thường), nếu làm việc tốt họ cịn có thể được gia hạn hợp đồng thêm 1 năm. Trước đây, sau giai đoan học nghề, tu nghiệp sinh nước ngoài vẫn phải trải qua kỳ sát hạch để được cấp giấy phép lao động 2 năm. Nhưng từ năm 2000 – 2002, có đến 23,2% thí sinh tham dự kỳ thi sát hạch này khơng đỗ, nhiều người đã trốn khỏi hợp đồng, ở lại bất hợp pháp ở Hàn Quốc. Chính sách mới đưa ra một mặt để bảo vệ quyền lợi của người lao động nước ngoài, mặt khác cũng để phần nào ngăn ngừa tình trạng tu nghiệp sinh trốn bỏ hợp đồng vốn đã quá nghiêm trọng ở Hàn Quốc.
Về thu nhập của tu nghiệp sinh kỹ thuật tại Hàn Quốc, trong thời kỳ đầu, KFSB quy định mức lương cho tu nghiệp sinh nước ngoài theo từng quốc tịch (cao nhất là tu nghiệp sinh Trung Quốc, sau đó đến Phillipines, Việt Nam đứng thứ 3). Nhưng sau này, do nhiều vấn đề phát sinh, chính phủ Hàn Quốc quy định cho mọi tu nghiệp sinh nước ngoài được hưởng mức lương tối thiểu của Hàn Quốc. Mức lương tối thiểu này thường xuyên được điều chỉnh qua từng thời kỳ, hiện nay vào khoảng 480 USD/tháng. Khi chuyển qua chế độ lao động, lương bình quân của người lao động có thể đạt từ 600 – 700 USD/tháng, trên thực tế người lao động cịn có mức thu nhập cao hơn thế nhiều do có thời gian làm thêm giờ.
Chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật thực hiện từ năm 1993 đến nay với tổng chỉ tiêu 130.000 người được phân bổ cho các quốc gia phái cử. Hiện nay có tất cả 15 nước Châu Á tham gia vào chương trình này của Hàn Quốc, trong đó nước có số lượng tu nghiệp sinh lớn nhất là Trung Quốc với chỉ tiêu 30.790 người, chiếm 23,7%; thứ hai là Indonesia với chỉ tiêu 22.480
người, chiếm 17,3%; Việt Nam đứng thứ 3 với chỉ tiêu 18.770 người chiếm 14,4%.
Vấn đề nổi cộm nhất với thị trường Hàn Quốc hiện nay là tình trạng lao động bất hợp pháp. Số lao động bất hợp pháp này - bao gồm những lao động nước ngoài nhập cư bất hợp pháp vào Hàn Quốc và các tu nghiệp sinh, lao động trong khn khổ Chương trình tu nghiệp sinh kỹ thuật bỏ hợp đồng trốn ra ngồi tìm việc làm có thu nhập cao hơn trở thành lao động nước ngoài bất hợp pháp – đã gia tăng đến con số báo động. Theo cơng bố của chính phủ Hàn Quốc, đến cuối tháng 10/2002, trong số 603.294 người nước ngoài sinh sống ở Hàn Quốc thì đã có đến 287.639 người là lao động bất hợp pháp (chiếm 47,7%). Tỷ lệ tu nghiệp sinh nước ngoài tự ý phá hợp đồng, trốn ra ngoài làm việc trung bình vào khoảng 56%, trong đó cao nhất là Bangladesh : 78,60%, thứ hai là Myanmar : 72,90% và Việt Nam – đứng thứ ba với 59,25%.
Việt Nam tham gia vào Chương trình tu nghiệp sinh sinh kỹ thuật của Hàn Quốc ngay từ thời kỳ đầu. Thị trường Hàn Quốc khơng khó tính như thị trường Nhật Bản. Tiêu chuẩn đối với lao động đi làm việc tại Hàn Quốc là có sức khoẻ tốt và chăm chỉ làm việc. Phía Hàn Quốc chỉ yêu cầu tuyển lao động phổ thơng, khơng cần có nghề, do vậy đây là một thị trường đầy tiềm năng với lao động Việt Nam. Tuy nhiên, muốn duy trì và tiếp tục phát triển thị trường này thì chúng ta nhất định cần phải giải quyết dứt điểm tình trạng tu nghiệp sinh Việt Nam bỏ hợp đồng ra ngoài làm việc bất hợp pháp và bỏ trốn không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn hợp đồng.
Đài Loan nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoa khoảng 150 km, ngăn cách với lục địa Trung Hoa bởi eo biển Đài Loan. Đài Loan bao gồm 64 đảo lớn nhỏ thuộc quần đảo Bành Hồ và trên 20 đảo khác với tổng diện tích trên 53.960 km2. Đài Loan cách Philippnes 350 km và Nhật Bản 1090 km, dân số có trên 22 triệu người. Thủ phủ Đài Bắc là nơi có mật độ dân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam. Gần 60% dân số Đài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn : Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam. Đó cũng là những địa phương tiếp nhận lao động nước ngoài chủ yếu, đa phần lao động nước ngoài tập trung tại 4 thành phố này và các khu vực phụ cận.
Từ năm 1989, do sức ép của vệc nâng lương trong nước cũng như cần tiến hành nhiều dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, để giải quyết tình trạng thiếu nhân lực, chính quyền Đài Loan đã mở cửa cho phép nhận lao động nước ngồi vào làm việc.
Khơng giống như Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển dụng lao động nước ngoài theo quy chế tu nghiệp sinh, Đài Loan có chính sách nhận lao động nước ngồi chính thức (ký hợp đồng lao động chính thức), có hệ thống luật lệ và quy chế tương đối rõ ràng và chặt chẽ với lao động nước ngoài. Từ đầu những năm 90, Đài Loan đã nhận lao động từ 4 nước Thái Lan, Philippines, Malaysia và Indonesia, đến cuối năm 1999 tiếp nhận thêm lao động Việt Nam. Khởi đầu quy mơ lao động nước ngồi bị chính quyền giới hạn khoảng 15.000 người/năm. Những năm gần đây, con số này được nâng lên và dao động trong khoảng 240.000 đến trên dưới 300.000 người/năm. Theo số liệu của Uỷ ban lao động Đài Loan (CLA), tính đến cuối tháng 5/2003 số lượng lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan là 301.780 người, trong đó : Thái Lan : 110.782 người (chiếm 36.7%); Indonesia : 79.777 người (chiếm
26,44%); Philippines : 71.516 người (chiếm 23,7%); Việt Nam : 36.675 người (chiếm 13,15%), Malaysia : 30 người (chiếm xấp xỉ 1%)
Trong số lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan, có khoảng 140.000 lao động (chiếm 46%) làm nghề giúp việc gia đình, chủ yếu là chăm sóc người già và trẻ em; 92.035 lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất chế tạo (chiếm 36,8%); 47.803 người làm việc trong các dự án đầu tư lớn của nước ngoài (chiếm 16%); 573 lao động làm việc trong các dự án xây dựng của tư nhân (chiếm 0.2%) và 3156 lao động làm thuỷ thủ tàu cá (chiếm 1%).
Lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan được điều chỉnh bởi một hệ thống luật pháp tương đối đầy đủ và thống nhất cho mọi nước có lao động đi làm việc tại Đài Loan. Hợp đồng lao động thường có thời hạn là 2 năm, sau khi hết hạn được gia hạn một lần và thời gian gia hạn không được quá 1 năm. Đài Loan vẫn duy trì chế độ ngày làm việc 8h/ngày và 6 ngày/tuần, từ tháng 1/2001 là 5,5 ngày/tuần(trừ một số ngành nghề đặc thù như giúp việc gia đình và khán hộ cơng). Nếu có nhu cầu làm thêm giờ thì doanh nghiệp và người lao động phải có sự thoả thuận trên cơ sở tuân thủ các quy định của Luật lao động tiêu chuẩn Đài Loan. Tiền lương cơ bản cho mỗi lao động là 15840 Đài tệ/tháng (khoảng 450 USD), nếu cộng thêm tiền làm thêm giờ mức lương bình quân là 20.000 Đài tệ/tháng. Riêng trong ngành điện tử, nếu 1 ngày làm việc 12 giờ thì tiền lương đạt 30.000 Đài tệ, nhưng cũng có trường hợp khơng làm thêm giờ thì tiền lương chỉ được 15.840 Đài tệ. Đương nhiên lương cơ bản của lao động nước ngoài và của người bản xứ là không giống nhau và cũng khác nhau khi làm ở các lĩnh vưc khác nhau. Mức lương này có thể được điều chỉnh tuỳ thuộc vào sự phát triển của nền kinh tế. Người lao động được tham gia bảo hiểm lao động, bảo
hiểm y tế và phải nộp thuế thu nhập (6% thu nhập chịu thuế nếu số ngày làm việc trong năm lớn hơn 183 ngày và 20% nếu số ngày làm việc trong năm