III. GIẢI PHÁP THU HẸP BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP TẠI VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC.
2. Giải pháp cho Trung Quốc.
2.1. Giải quyết vấn đề phát triển lệch lạc nền kinh tế.
Sự phát triển không đồng đều giữa các vùng, các lĩnh vực dẫn tới nông dân bị thu hồi đất, lại không được đào tạo để tham gia vào lực lượng lao động ở các khu cơng nghiệp, gây nên tình trạng thất nghiệp gia tăng, đặc biệt là ở vùng nơng thơn. Thêm vào đó, nơng dân chạy xơ tới các vùng kinh tế phát triển để kiếm việc làm, dẫn tới đất bị bỏ hoang nhiều. Để giải quyết đươc tình trạng này, nông dân nên được giao quyền sử dụng đất lâu dài, được mua bán hoặc cho thuê quyền sử dụng đất. Đây sẽ là lối mở để nông dân lập nên những nông trại quy mô lớn với công nghệ canh tác hiện đại, hạn chế tình trạng di cư ra thành thị, bỏ đất hoang hố. Ngồi ra, cũng theo chính sách này, các công ty mua đất từ nông dân sẽ không được dễ dàng sử dụng đất vào các mục đích khác ngồi mục đích nơng nghiệp. Việc kéo dài hợp đồng giao quyền sử dụng đất cho nông dân sẽ tạo ra sự năng động trong quản lý đất đai tại các khu vực nông thôn, thúc đẩy việc hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, thiết lập nên một mạng lưới tài chính nơng thơn hiện đại, cân bằng sự phát triển giữa nông thôn và khu vực thành thị, cải thiện vấn đề dân chủ ở nơng thơn. Chính phủ Trung Quốc cũng nên đầu tư cho các dịch vụ cơng ích ở nơng thơn, bao gồm cả giáo dục, chăm sóc sức khoẻ, tạo việc làm,… cho nông dân.
Với lực lượng dư thừa do thay đổi cơ cấu kinh tế hướng nhiều vào xuất khẩu, chính phủ nên có những chương trình đào tạo để giúp lao động dư thừa thích nghi được với yêu cầu của các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.2. Giải quyết cơng bằng trong tái phân phối xã hội.
Chính sách tái phân phối thu nhập tạo điều kiện cho các ngành công nghiệp phát triển đã làm sâu sắc thêm hố chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng
tư vào nâng cấp hạ tầng cơ sở nông thôn và môi sinh, tăng cường các dịch vụ y tế cơng cộng và chăm sóc y tế cơ bản cho nhân dân, đặc biệt là người dân nghèo tại các vùng kém phát triển. Bên cạnh phát triển y tế, chính phủ Trung Quốc cần tăng cường đầu tư cho giáo dục công, tạo điều kiện cho người dân nghèo có điều kiện cho con cái học hành bằng các biện pháp hỗ trợ như : Miễn giảm học phí, hỗ trợ học bổng, tìm kiếm các nhà đầu tư phi lợi nhuận…..
2.3. Khắc phục khó khăn trong điều kiện tự nhiên.
Sự phát triển mất cân bằng giữa các vùng phía đơng và phía Tây của Trung Quốc gây nên khoảng cách giàu nghèo lớn giữa hai vùng. Chính phủ cần từng bước xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thơng phía Tây tạo cầu nối phía Đơng với phía Tây từ đó giúp cho phía Tây có điều kiện phát triển kinh tế, thu hút vốn đầu tư, tạo nhiều công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.
2.4. Giải quyết vấn đề hộ khẩu.
Trung quốc cũng nên thay đổi chế độ hộ khẩu, một chế độ bị xem là mang tính chất kì thị trong xã hội. Chính nó đã góp phần lớn phân chia Trung Quốc thành hai thế giới nông thôn và thành thị. Khi được thiết lập năm 1958, chế độ hộ khẩu có tác dụng ngăn chận phong trào nông dân ồ ạt đổ về thành phố. Nhưng ngày nay có khoảng 230 triệu người Trung Quốc khơng cịn sống tại nơi họ đăng ký hộ khẩu. Ngoài ra chế độ hộ khẩu khuyến khích tệ nạn tham nhũng qua việc mua bán giấy phép đăng ký. Đồng thời nó cũng làm cho tình trạng tội ác gia tăng vì cơng dân không được đăng ký hộ khẩu dễ rơi vào tình trạng phạm pháp. Theo giới truyền thơng, Bộ Cơng an đã cho phép 12 địa phương tiến hành thử nghiệm cải cách chế độ hộ khẩu mới. Giới quản lý khẳng định, các đô thị hiện nay không thể cung cấp đủ những dịch vụ mà người nhập cư yêu cầu bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo thống kê, hiện có khoảng
200 triệu lao động nhập cư và đây là một bài tốn khơng dễ giải đối với các cơ quan chức năng Trung Quốc. Một trong những trở ngại được coi là lớn nhất trong việc xóa bỏ "chế độ hộ khẩu" chính là việc đảm bảo an ninh đơ thị, cũng như những khoản chi khổng lồ kèm theo nếu mở cửa lĩnh vực này. Một trong những lĩnh vực phải đề cập khi "chế độ hộ khẩu" được cởi trói chính là xây dựng thêm trường học, bảo hiểm y tế, đảm bảo chế độ lương hưu cũng như những phúc lợi xã hội tương ứng đối với người nghỉ hưu thuộc diện "cư dân nông thôn"