ĐÁNH GIÁ, KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT
3.2 KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Cơng ty áp dụng sổ sách kế tốn theo hình thức chứng từ ghi sổ, sổ sách kế toán rất rõ ràng, theo dõi cụ thể từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh (cả phần tăng và giảm) chi tiết cho từng khách hàng, từng dự án, từng đối tượng… từ khâu quản lý đến khâu cung cấp dịch vụ, giúp cung cấp thông tin kịp thời cho nhà qủan lý, tuy nhiên qua đó cơng ty cần hồn thiện thêm một số mặt, cụ thể là :
- Đối với khâu kiểm tra hố đơn và đối chiếu cơng nợ từ các nhà cung cấp thì thường có tình trạng kiểm tra sót hố đơn dẫn đến tình trạng lên thiếu cơng nợ (Phịng Kinh Doanh). Khi chuyển cơng nợ lên phịng kế tốn, phịng kế tốn sẽ thanh tốn cơng nợ thiếu cho đối tác và lên báo cáo không đúng. Đây là điểm cần khắc phục kịp thời mà Phịng Kinh Doanh cần nhanh chóng tìm ra biện pháp khắc phục .
- Lập kế hoạch trích trước tiền lương thơi việc nghỉ việc, nghỉ phép và lập kế hoạch khen thưởng cuối năm cho nhân viên có thành tích vượt trội.
- Về mặt kết cấu doanh thu, để biết được nên tăng tỷ trọng loại nào, mặt hàng nào, cơng ty cần phải phân tích q trình tiêu thụ và lợi nhuận để có quyết định hợp lý. Cụ thể như sau:
* Khâu kế tốn doanh thu :
Nhìn chung khâu này việc sử dụng sổ sách và theo dõi số liệu rất tốt. Công ty đã mở tài khoản TK 511” Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ” để theo dõi doanh thu. Tuy nhiên, trong thời gian đến, khi tấc cả các dự án bắt đầu có doanh thu thì để cho việc theo dõi Doanh thu mang tính chặt chẽ hơn công ty cần sử dụng Tài khoản cấp II của tài khoản 511 để theo dõi từng loại dịch vụ cung cấp. Cụ thể:
TK 51171 : Doanh thu Dự án An Phú. TK 51172 : Doanh thu Dự án Hưng Long TK 51173 : Doanh thu Dự án Trường Thọ
TK 51174 : Doanh thu Dự án Nguyễn Đình Chiểu.
Khi dự án nào có phát sinh doanh thu thì kế tốn sẽ tiến hành ghi nhận doanh thu cho dự án đó. Như vậy sẽ giúp cho việc tính tốn, tổng kết số liệu cuối năm của từng loại dự án dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, ta cũng xác định được tỷ trọng tăng giảm của từng dự án để tìm cách phát huy cũng như khắc phục những thiếu sót.
* Khâu chi phí giá vốn hàng bán :
Nhìn chung, việc theo dõi và tính tốn giá vốn hàng bán của Cơng ty tương đối hợp lý. Tuy nhiên để phản ánh chính xác khoản chi phí này cơng ty nên tiếp tục sử dụng và mở rộng Tài khoản 632 – Giá vốn hàng bán để phản ánh tồn bộ các chi phí phát sinh cho từng dự án đầu tư riêng lẻ theo từng tài khoản cấp II tương ứng với tài khoản chi tiết ở khâu kế tốn doanh thu như: chi phí đền bù giải tỏa mặt
bằng, chi phí thi cơng thiết kế cơ sở hạ tầng, chi phí làm thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và đất ở, v.v… Cụ thể:
TK 6321 : Giá vốn hàng bán Dự án An Phú. TK 6322 : Giá vốn hàng bán Dự án Hưng Long TK 6323 : Giá vốn hàng bán Dự án Trường Thọ
TK 6324 : Giá vốn hàng bán Dự án Nguyễn Đình Chiểu.
* Khâu chi phí lãi vay :
Do đặc thù của Công ty là đầu tư và kinh doanh về bất động sản nên cần phải có một nguồn vốn lớn để hỗ trợ, vì vậy cũng dễ hiểu khi chi phí lãi vay của Cơng ty rất lớn và dự kiến sẽ còn lớn hơn nữa khi các dự án khu dân cư đi vào giai đoạn đền bù, san lấp và xây dựng cơ sở hạ tầng. Mà thực tế đối với những hợp đồng tín dụng lớn Cơng ty lại chọn phương án thanh tốn lãi vay mỗi 3 tháng 1 lần, điều đó làm cho chi phí lãi vay của từng dự án, từng thời điểm khơng được đánh giá đúng.
Vì thế theo em, đối với những hợp đồng tín dụng Cơng ty nên áp dụng phương án tính lãi vay hàng tháng để tránh tình trạng cần nhiều vốn trong những thời điểm đóng lãi hợp đồng tín dụng.
Ngồi ra, để phản ánh chính xác khoản chi phí này cơng ty nên tiếp tục sử dụng và mở rộng Tài khoản 635 – Chi phí tài chính để phản ánh tồn bộ các chi phí phát sinh cho từng dự án đầu tư riêng lẻ theo từng tài khoản cấp II tương ứng với tài khoản chi tiết ở khâu kế toán doanh thu. Cụ thể:
TK 6351 : Chi phí tài chính Dự án An Phú. TK 6352 : Chi phí tài chính Dự án Hưng Long TK 6353 : Chi phí tài chính Dự án Trường Thọ
TK 6354 : Chi phí tài chính Dự án Nguyễn Đình Chiểu.
* Khâu chi phí bán hàng :
Hiện nay, Cơng ty chủ yếu sử dụng tài khoản 641 để tập hợp tồn bộ chi phí phục vụ cho việc kinh doanh căn hộ cao cấp An Phú. Do không mở các tài khoản chi tiết để theo dõi tất cả các dự án nên rất khó khăn cho việc phân tích tình hình biến động chi phí của từng dự án làm cho nhà quản lý khó có thể biết nên đầu tư kinh doanh vào dự án nào nhiều hay ít. Cơng ty kinh doanh bất động sản thì khả năng tiêu thụ sản phẩm phụ thuộc khá nhiều vào chi phí bán hàng bao gồm: chi phí quảng cáo, chi phi khuyến mãi, chi phí hoa hồng cho các nhà mơi giới, v.v… Do đó, theo em cơng ty nên mở các tài khoản chi tiết tương đồng với các tài khoản chi tiết ở khâu kế toán doanh thu trong thời gian sắp tới khi các dự án đầu tư bắt đầu phát sinh khoản chi phí phục vụ cho việc bán hàng. Cụ thể:
TK 6411 : Chi phí bán hàng Dự án An Phú. TK 6412 : Chi phí bán hàng Dự án Hưng Long
TK 6413 : Chi phí bán hàng Dự án Trường Thọ
TK 6414 : Chi phí bán hàng Dự án Nguyễn Đình Chiểu.
* Khâu chi phí quản lý doanh nghiệp :
Chi phí bán hàng được hạch tốn tại cơng ty khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Nhìn chung cơng tác kế tốn chi phí quản lý doanh nghiệp tại cơng ty thực hiện rất tốt, rất rõ ràng đáp ứng được yêu cầu quản lý của Doanh nghiệp. Các chi quản lý doanh nghiệp phát sinh đều được ghi nhận một cách hợp lý phù hợp với các qui định kế tốn. Tuy nhiên nếu cơng ty sử dụng Tài khoản cấp II của tài khoản 642 như trong hệ thống tài khoản Kế tốn để hạch tóan chi tiết từng loại chi phí quản lý Doanh nghiệp phát sinh thì việc tổng hợp chi phí sẽ càng chặt chẽ hơn. Cơng ty sẽ có thể biết để hạn chế những chi phí khơng cần thiết phát sinh nhiều trong năm. Điều đó sẽ nhằm làm lợi nhuận của cơng ty đạt ở mức tốt nhất.
* Khâu kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh :
Nhìn chung việc tính tốn xác định kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty là hợp lý.
* Sổ sách kế tốn :
Do cơng ty sử dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ nên kế toán viên rất dễ dàng trong việc ghi chép và phát hiện được những sai sót. Tuy nhiên với hình thức kế tốn này, khối lượng cơng việc kế tốn ln ln dồn dập vào cuối kỳ làm cho kế toán viên rất vất vả trong việc lập báo cáo kế tốn. Nhưng cơng ty đã khắc phục vấn đề này bằng cách áp dụng máy vi tính vào cơng tác kế tốn làm cho việc ghi chép, tính tốn và lập bảng biểu rất thuận tiện và nhanh chóng. Nhìn chung sổ sách kế tốn của cơng ty được ghi chép rất rõ ràng chính xác phù hợp với chế độ kế toán tại Việt Nam hiện nay …
Ngồi ra, do sản phẩm của Cơng ty là những căn hộ có giá trị lớn vì thế em kiến nghị Cơng ty nên tiến hành lập dự phịng đối với những căn hộ mà Cơng ty đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác theo hướng dẫn của Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài Chính. Cụ thể:
* Phương pháp lập dự phịng:
Cơng ty dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hố, cơng trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hố, cơng trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phịng bảo hành của các sản phẩm, hàng hố, cơng trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ của các sản phẩm, hàng hoá.
Sau khi lập dự phịng cho từng loại sản phẩm, hàng hố, cơng trình xây lắp Cơng ty tổng hợp tồn bộ khoản dự phịng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch tốn vào chi phí bán hàng.
* Xử lý khoản dự phòng:
Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phịng thì phần chênh lệch thiếu được hạch tốn vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phịng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phịng, thì Cơng ty khơng phải trích lập khoản dự phịng bảo hành;
Nếu số dự phịng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phịng bảo hành, thì Cơng ty trích thêm vào chi phí bán hàng của Cơng ty phần chênh lệch này.
Nếu số dự phịng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phịng, thì Cơng ty hồn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác.
Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phịng đã trích lập, số dư cịn lại được hồn nhập vào thu nhập khác.
KẾT LUẬN
Trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay đã giúp cho các loại hình cơng ty tồn tại và phát triển một cách năng động và hiệu quả. Chế độ kế toán mới ra đời và được vận dụng thống nhất trong các doanh nghiệp đã không những đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường mà cịn thể hiện tính nhất qn của nhà nước trong việc thúc đẩy các hoạt động kinh tế phát triển.
Mục tiêu của tất cả các công ty là phấn đấu nâng cao lợi nhuận bằng cách bán được nhiều hàng hóa và tiết kiệm chi phi tối đa có như thế cơng ty mới có thể tồn tại và phát triển trên thương trường được. Muốn thực hiện điều này, các DN ln phải phân tích các biến động doanh thu và chi phí để thấy rõ tình hình biến động của nó, là cơ sở để phân tích lợi nhuận của doanh nghiệp và từ đó khai thác các khả năng tiềm tàng và khắc phục các điểm yếu ở kỳ sau.
Do vậy việc tổ chức kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh như thế nào cho đúng đắng và hợp lý là rất quan trọng vì nó cung cấp các số liệu kế toán cần thiết giúp cho các nhà quản lý phân tích được các vấn đề vừa nêu trên.
Công ty Cổ phần ĐT SX TM Kim Hải cũng không nằm trong trường hợp ngoại lệ là luôn luôn phấn đấu tăng doanh thu bằng cách cung cấp được nhiều dịch vụ và tiết kiệm chi phí tối đa để nâng cao lợi nhuận của DN. Ngồi ra cơng ty vẫn thường xun phân tích tình hình biến động của chúng tương đối tốt. Mong rằng
công ty nên xem xét kỹ hơn nữa trong việc phân tích lợi nhuận để từ đó phục vụ tốt hơn nữa trong việc lập kế hoạch và ra quyết định kinh doanh.