CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN
2. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong
đầu tư phát triển trong việc tạo dựng các khu công nghiệp
2.1. Quy hoạch
Quy hoạch được đánh giá là bước đi đầu tiên trong việc hình thành các khu công nghiệp. Tất cả các dự án đầu tư xây dựng KCN phải dựa trên cơ sở quy hoạch tự nhiên, kinh tế, xã hội cùng vùng, của cả nền kinh tế để lập dự án, tiến hành triển khai xây dựng. Công tác quy hoạch lâu nay được coi là một khâu quan trọng, làm căn cứ cho các bộ, ngành và các địa phương xây dựng định hướng phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch sử dụng đất đai, kế hoạch đầu tư phát triển, sử dụng và phân bố vốn nhà nước, kêu gọi đầu tư nước ngoài và đầu tư của các thành phần kinh tế trong nước. Quy hoạch đúng phù hợp với thực tiễn sẽ góp phần nâng cao làm giảm chi phí do đó làm nâng cao hiệu quả hoạt động cho các doanh nghiệp hoạt động trong các KCN, quy hoạch sai sẽ dẫn đến tình trạng hoạt động không hiệu quả của các doanh nghiệp trong KCN, và kéo theo sự lãng phí nguồn vốn ngân sách.
2.2. Lựa chọn loại hình công nghiệp phù hợp với ưu thế của địa phương
Do đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi tỉnh thành phố là khác nhau. Mỗi tỉnh đều có một ưu thế riêng. Cụ thể ở vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: Hà Nội là trung tâm kinh tế của cả vùng, nơi tập trung nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với việc lựa chọn loại hình công nghiệp công nghệ cao, cơ khí chất
lượng cao,...Hải Phòng phù hợp với các ngành sản xuất hóa chất, cơ khí đóng tàu, …
2.3. Tạo ra sự liên kết, kết nối tốt cho khu công nghiệp với khu vực ngoài khu công nghiệp và giữa các khu công nghiệp với nhau
Sự liên kết và kết nối tốt giữa KCN với các KCN khác và vùng kinh tế xung quanh sẽ làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp đồng thời tạo ra hiệu ứng cộng hưởng làm tăng thêm hiệu quả cho các doanh nghiệp
3. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho hoạt động đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp trong khu công nghiệp.
3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp. Do vậy để nâng cao hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN, chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư cũng như Nhà nước cần quan tâm đến người lao động bằng cách tạo điều kiện học tập, nâng cao tay nghề cho người lao động, đồng thời đầu tư tiện nghi, tiện ích, tạo môi trường lao việc và sinh hoạt tốt trong KCN để người lao động yên tâm làm việc.
3.2. Nâng cao trình độ công nghệ
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và kinh doanh trong KCN cần có chiến lược và sự đầu tư vào việc nâng cao trình độ công nghệ để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp khác. Liên doanh với các đối tác nước ngoài cũng là một hướng đi nhằm tăng năng lực công nghệ cho doanh nghiệp Việt Nam
3.3. Lựa chọn loại hình, hình thức doanh nghiệp phù hợp
Việc lựa chọn các mô hình, hình thức doanh nghiệp mới như công ty cổ phần sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng tăng quy mô vốn của mình, qua đó tăng thêm hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
KẾT LUẬN
Từ khi Đảng và Nhà nước ta có chính sách xây dựng các vùng kinh tế trọng điểm đếnn ay, kinh tế xã hội của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc đã có nhiều chuyển biến tích cực, an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo, cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, hợp tác đầu tư với nước ngoài được đẩy mạnh tạo nguồn lực bổ sung nhanh, tăng tốc độ tăng trưởng của vùng. Trong những thành tựu đó có sự đóng góp không nhỏ của các KCN nhất là tiếp cận công nghệ mới, mở rộng thị trường chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy nội lực và mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.
Quá trình phát triển các KCN để lại nhiều bài học quý báu và cũng còn nhiều vấn đề phải nghiên cứu thử nghiệm. Tốc độ phát triển KCN vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc còn chậm chưa tương xứng với tiềm năng. Công tác quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước gây khó khăn trong đền bù giải phóng mặt bằng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng vẫn còn chậm, xây dựng cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, nhất là hạ tầng trong và ngoài KCN. Công tác xúc tiến vận động đầu tư còn gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn đầ tư xây dựng hạ tầng, trong khi vẫn còn những nguồn lực tiềm ẩn chưa được khai thác. Cơ chế khuyến khích đầu tư chưa thực sự hấp dẫn nên một số KCN còn trống, các đối tác mạnh có uy tín đầu tư vào chưa nhiều.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng việc phát triển KCN là con đường thích hợp, một hướng đi đúng đắn để tiến thành CNH - HĐH nền kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nói riêng và cả nước nói chung, sự đóng góp của KCN sau một thời gian hoạt động tuy không dài nhưng đã khẳng định được vai trò tất yếu
của nó trong sự phát triển kinh tế nước ta. Việc vạch ra những vấn đề còn tồn tại bất cập và đề ra được những giải pháp phát triển phù hợp là vấn đề hết sức cần thiết hiện nay để KCN tiếp tục phát triển ổn định, vững chắc trong những điều kiện hiện nay. Để đạt được những thành công mới, chúng ta phải vượt qua khó khăn, đòi hỏi phải nỗ lực, phối hợp với các cấp, các ngành để tháo gỡ các cản trở, vướng mắc trên con đường phát triển các KCN.