Đánh giá kết quả đạt được và một số giải pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng học thuyết quản trị nhân lực vào trong doanh nghiệp honda (Trang 27 - 31)

3.1 Những thành quả đạt được trong hoạt động quản trị nhân lực của Honda

Phương pháp quản trị doanh nghiệp thành cơng của Honda

Có thể nói Honda là một trong những tập đoàn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất ô tô, xe máy khơng chỉ ở thị trường Việt Nam mà cịn trên tồn Thế giới. Ngành cơng nghiệp ơtơ thế giới đã chứng kiến sự phát triển “phi thường” của Honda, một trong những hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản. Ngay cả các đại gia lâu năm như Ford hay General Motor cũng phải e ngại Honda. Tạo nên những thành công rực rỡ như ngày nay của Honda được quyết định bởi rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về con người là vô cùng quan trọng. Việc áp dụng thành công các học thuyết quản trị nhân lực và những phương pháp quản trị nhân lực của mình đã tạo nên một yếu tố con người quyết định cho sự phát triển của Honda. Vậy đâu là bí quyết giúp Honda có được sự thành cơng như ngày hơm nay?

Có rất nhiều chiến lược, bí quyết khác nhau, nhưng theo nhiều chun gia kinh tế thì “Cơng thức lãnh đạo và quản lý” là một trong những nhân tố quan trọng nhất dẫn đến thành công của Honda.

Dưới đây là mười nguyên tắc quản trị của Honda rút ra sau hàng chục năm phát triển trên thương trường. Một trong những người “phát minh” ra những nguyên tắc này đó là Nemoto, giám đốc điều hành của Honda.

1/Liên tục cải tiến

Các nhà quản lý cần phải liên tục tìm cách cải thiện lề lối làm việc của những nhân viên của mình. Tiến bộ là một quá trình tăng tiến dần dần từ thấp lên cao. Cần tạo một bầu khơng khí thuận lợi cho các nhân viên của mình thực hiện những cải tiến.

2/ Phối hợp giữa các bộ phận.

Những người phụ trách các phòng ban, phân xưởng hay chi nhánh phải san sẻ trách nhiệm. Nemoto khuyến cáo các cán bộ quản lý: "Một trong những chức năng quan trọng của người phụ trách là thực hiện tốt sự phối hợp giữa bộ phận của mình với những bộ phận khác".

Một hệ luận rút ra là giới lãnh đạo cấp cao khơng nên giao phó những cơng việc quan trọng chỉ cho một phịng ban mà thơi.

3/ Mọi người đều phát biểu.

Nguyên tắc này hướng dẫn những người giám sát các nhóm chất lượng tại Honda, đảm bảo tất cả các thành viên đều cùng tham gia và cùng học hỏi. Nó cũng được áp dụng rộng rãi trong tất cả những cuộc họp và công tác hoạch định hàng năm. Biết nghe quan điểm của mọi người, những người lãnh đạo cấp cao có thể tạo những kế hoạch được sự ủng hộ của những người thực thi, một nhân tố cốt yếu cho thành cơng của các chương trình cải tiến chất lượng.

4/ Đừng la mắng.

Honda áp dụng chính sách cấp trên tránh phê phán và đe dọa trừng phạt khi có lầm lỗi xảy ra. Có như vậy mới bảo đám các lỗi lầm sẽ được báo cáo ngay tức thì và đầy đủ để từ đó có thể tìm ra nguyên nhân sâu xa của sai lầm (trong các chính sách và các quy trình) để rồi sửa đổi. Trách mắng người báo cáo hẳn nhiên khơng khích lệ người ta báo cáo những lỗi lầm và như vậy cũng khó tìm ra ngun nhân sâu xa của sai lầm.

5/ Làm cho người khác hiểu: công việc mình làm.

Để làm vậy, cần chú ý đến các kỹ năng giảng dạy và thuyết trình. Các nhà quản lý tại Honda đều phát triển các kỹ năng thuyết trình và giảng giải về cơng việc của mình để có những sự cộng tác đầy đủ và hữu hiệu hơn.

ó/ Luân chuyển những nhân viên giỏi nhất.

Honda có chính sách ln phiên huấn luyện nhân viên. Những nhà quản lý đều có xu hướng muốn giữ những nhân viên giỏi nhất của mình khơng cho ln chuyển sang bộ phận khác. Nhưng về lâu về dài với chính sách ln chuyển cơng ty sẽ được lợi nhất.

7/ Một mệnh lệnh khơng có thời hạn khơng phái là mệnh lệnh.

Nguyên tắc này nhằm để các nhà quản lý luôn luôn phải ra thời hạn hay lịch thực hiện cơng việc. Khơng định ra hạn chót phải làm xong, các cơng việc sẽ ít được hồn tất hơn.

8/ Diễn tập là một dịp lý tưởng để huấn luyện.

Những nhà quản lý và các người trưởng nhóm có rất nhiều buổi thuyết trình và báo cáo. Trong chương trình kiểm tra chất lượng phải có báo cáo thường xuyên về tiến độ thực hiện. Masao Nemoto khuyến khích những nhà quản lý chú tâm đến việc diễn tập những báo cáo và những cuộc thuyết trình. Đây là dịp rèn luyện các kỹ năng nói và khám phá những vấn đề hoặc những thiếu sót của đề tài. Vì đây khơng phải là lúc "đăng đàn thuyết giáo", thời gian để diễn tập rất thuận tiện cho việc đào luyện các kỹ năng nói trên.

9/ Kiểm tra sẽ thất bại: trừ khi lãnh đạo cấp cao có hành động

Với nguyên tắc này, cấp lãnh đạo phải đề ra các biện pháp giải quyết thật cụ thể khi có một vấn đề đang cần theo dõi hoặc được báo cáo. Một khi đã xác định được vấn đề mà khơng có hành động gì thì cũng chỉ vơ ích.

10/ Hãy hỏi thuộc cấp "Tơi có thể làm được gì cho anh ?"

Ở Honda, điều này được gọi là "tạo cơ hội để được nghe ở cấp cao nhất". Nếu những người thuộc cấp có yêu cầu giúp đỡ điều gì, hãy thực hiện theo yêu cầu ấy. Có thể tổng quát hóa triết lý này như sau: nếu các nhân viên cảm nhận rằng lãnh đạo cấp cao sẵn sàng quan tâm giải quyết vấn đề, họ sẽ tích cực, lạc quan hơn trong việc giải quyết các vấn đề và sẽ có thái độ nghiêm tức hơn đối với những mục tiêu mà lãnh đạo đề ra.

Thành công của hoạt động quản trị nhân lực của Honda tại Việt Nam

Với mong muốn đáp ứng nhu cầu khách hàng cao nhất, bên cạnh việc cung cấp những sản phẩm chất lượng Honda tồn cầu, Honda Việt Nam ln chú trọng tới việc nâng cao chất lượng bán hàng và dịch vụ sau bán hàng cũng như chất lượng quản lý phụ tùng tại các Đại lý . Chính vì thế, Honda Việt Nam tổ chức “Hội thi Kỹ thuật viên Sửa chữa chung giỏi năm 2011 trong hai ngày 05 và 06 tháng 5 năm 2011,” dành cho các kỹ thuật viên sửa chữa chung đến từ các Đại lý ơtơ Honda trên tồn quốc.

Tại các Đại lý ôtô Honda, KTV là những người trực tiếp thực hiện các công việc bảo dưỡng, sửa chữa xe của khách hàng. Là những kỹ sư có chất lượng tay nghề cao, đã được qua đào tạo một cách bài bản, công phu bởi hệ thống đào tạo Honda toàn cầu, cộng với kinh nghiệm thực tế dày dạn, mục đích cao nhất của các KTV là làm cho khách hàng hài lòng với chất lượng sửa chữa tốt nhất. Tham dự hội thi này gồm có 9 cặp kỹ thuật viên bảo dưỡng nhanh, 9 kỹ thuật viên sửa chữa chung giỏi nhất được lựa chọn từ các Đại lý ơtơ Honda trên tồn quốc. Họ là những nhân viên giỏi nhất, có nhiều kinh nghiệm, nhạy bén và đặc biệt có nhiều tâm huyết trong cơng việc. Trong phần thi Sửa chữa chung, các kỹ thuật viên tham dự hội thi với hai nội dung: phần thi lý thuyết và phần thi thực hành (bảo dưỡng nhanh và sửa chữa chung). Hội thi là cơ hội để các kỹ thuật viên thể hiện sự hiểu biết, kỹ năng chuyên môn và cũng là dịp giao lưu học hỏi lẫn nhau với mục đích chung khơng ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng niềm tin của khách hàng, vượt trên cả sự mong đợi của khách hàng.

Hội thi được tổ chức 2 năm một lần cùng với các hội thi Cố vấn Dịch vụ, hội thi Đồng Sơn, hội thi Tư vấn bán hàng. Honda Việt Nam cam kết sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ các Đại lý trong việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho đội ngũ nhân viên, điều này chính là một trong những nỗ lực của Công ty để tiếp tục giành được sự hài lòng cao nhất từ khách hàng Việt Nam.

HONDA VIỆT NAM TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO GIỚI THIỆU GIẢI THƯỞNG HONDA YES TẠI 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LIÊN KẾT

Nhằm giới thiệu Giải thưởng đến thêm nhiều sinh viên, trao đổi, hướng dẫn cụ thể các quy trình tuyển chọn và chia sẻ kinh nghiệm tham gia Giải thưởng cũng như khuyến khích sinh viên tham dự, vừa qua, Cơng ty Honda Việt Nam đã tổ chức thành công Hội thảo “Honda YES – Cơ hội – Thách thức và Thành công” tại 6 trường Đại học liên kết trên cả nước bao gồm: Đại học Khoa học Tự nhiên & Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội), Đại học Giao thông Vận tải Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Bách khoa Đà Nẵng.

Giải thưởng Honda YES là Giải thưởng có uy tín cao dành cho các sinh viên xuất sắc của các trường Đại học công nghệ tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó Việt Nam vinh dự là quốc gia đầu tiên triển khai Giải thưởng từ năm 2006. Tại Việt Nam, Giải thưởng hướng tới các sinh viên xuất sắc nhất đến từ các trường đại học kỹ thuật hàng đầu Việt Nam, những người sẽ là những nhân tố chủ lực cho công cuộc phát triển khoa học công nghệ Việt Nam trong tương lai.

Việc tổ chức các hoạt động trên Honda nhắm đến viêc tìm kiếm và thu hút nhân tài từ các trường đại học danh tiếng.

3.2 Một số tồn tại:

Bất kể tổ chức kinh doanh nào trong quá trình quản lý nhân lực kể từ lúc mới đi vào hoạt động cho đến một thời gian nào đó của mình cũng sẽ nảy sinh những tồn tại, những vấn đề bất cập cần giải quyết và Honda tuy là một tập đồn lớn mang tính tồn cầu nhưng cũng khơng phải là ngoại lệ.

Bên cạnh những thành quả đạt được. Honda cũng mắc phải những vấn đề trong quá trình quản lý nhân lực. Cụ thế là Honda buộc phải đóng cửa các nhà máy sản xuất của hãng này tại Trung Quốc vì một cuộc đình cơng nổi lên tại nhà máy cung ứng sản xuất của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản.

Hơn 1.800 công nhân tại nhà máy sản xuất của Honda tại Phật Sơn, một trung tâm sản xuất nằm ở phía Bắc tỉnh Quảng Đơng, đã tổ chức đình cơng để yêu cầu mức lương cao hơn. Một phát ngôn viên của công ty đã xác định rằng các hoạt động công nghiệp đã bị gián đoạn tại các nhà máy lắp ráp xe ở Quảng Châu, tỉnh trung tâm và Vũ Hán ở trung tâm của Trung Quốc.

Các cơ sở ở Phật Sơn đóng cửa vào ngày 24/5, với ba nhà máy sản xuất ô tô của Honda ở Trung Quốc. Theo cơng ty, việc ngừng sản xuất có thể kéo dài tới tuần tới nhằm chờ nỗ lực giải quyết của Chính phủ để giải quyết vụ tranh chấp.

Trong khi các cuộc đình cơng rất hiếm khi xảy ra tại các nhà máy đa quốc gia ở Trung Quốc thì các nhà đầu tư nước ngồi đang phải chịu áp lực tăng lương trong năm nay vì các khu vực sản xuất của nước này đã thoát khỏi những tác động xấu nhất của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới.

Tỉnh Giang Tơ cũng bắt đầu có xu hướng đình cơng vào tháng 3 sau khi 2 năm được ủy quyền tăng lương hàng tháng lên ít nhất là 13% với Rmb960 (140$). Những nhân viên của Honda ở Phật Sơn kiếm được khoảng Rmb1.500 mỗi tháng và yêu cầu để tăng lên Rmb2.000 -

Rmb2.500.

Từ đó ta thấy rằng tuy là một tập đoàn hùng mạnh như Honda nhưng nếu mắc những sai lầm do quản lý nhân lực ko hợp lý,như trong đãi ngộ nhân lực ở trên cũng làm cho việc điều chỉnh lại hệ thống và sản xuất gặp rất nhiều khó khăn.

3.3 Giải pháp :

Với một doanh nghiệp kinh doanh có quy mơ lớn tồn cầu như Honda thì để mắc vào những sai lầm dù là rất nhó trong q trình quản lý cũng sẽ dẫn đến những hậu quả và khó khăn nhất định mà họ sẽ phải đối mặt. Cụ thể là trong vụ đình cơng này thì Honda đã mắc phải vấn đề trong khâu đãi ngộ tài chính, chế độ lương bổng của nhân viên khơng hợp lý và đã nhân hậu quả khá nghiêm trọng là dây truyền sản xuất bị ngưng trệ, tiến độ công việc bị chậm lại đáng kể và dẫn đến thiệt hại về tài chính và chi phí cơ hội cũng khơng nhỏ. Vì thế ln cần có những biện pháp khắc phục và dự phòng cho những rủi ro, vấn đề đó, vừa phịng ngừa tránh những phát sinh hay rủi ro xảy ra , vừa tạo những dự phòng khi rủi ro hay vấn đề được nảy sinh:

- Luôn luôn quan tâm tới nhân viên, người lao động, biết lắng nghe những ý kiến và nguyện vọng của họ để từ đó xem xét có một chế độ đãi ngộ, lương bổng hợp lý và kịp thời

- Có những hoạt động cũng như chế độ đãi ngộ phi tài chính để khuyến khích tinh thần làm việc của nhân viên

- Tạo môi trường làm việc thuận lợi nhất cho người lao động làm việc hiệu quả và có chế độ khen thưởng từ những thành tích họ đạt được để từ đó kích thích tinh thần làm việc hăng say

- Xây dựng một nền văn hóa doanh nghiệp lành mạnh, cạnh tranh nhưng không đối nghịch nhau để cùng phát triển

- Có chính sách thưởng phạt minh bạch , công bằng và hợp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng vận dụng học thuyết quản trị nhân lực vào trong doanh nghiệp honda (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)