2.3.1.4 Vấn đề ISI
Kênh truyền làm méo tín hiệu truyền đi và làm cho các kí hiệu liên tiếp uyên nhiễu lẫn nhau bằng một hiện tượng gọi là ISI (Intersymbol Interference). Ở máy thu sử dụng một bộ phân đoạn (equalizer) để giảm ISI và vì vậy cải thiện được việc thực hiện của hệ thống trong khi vẫn giứ thiết bị ở mức không quá phức tạp. Khả năng của bộ phân đoạn trong việc phục hồi tín hiệu đã truyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kiểu bộ phân đoạn, chiều dài các mạch lọc của nó. Nhìn chung, các bộ phân đoạn phi tuyến thực hiện tốt hơn các bộ phân đoạn tuyến tính và các mạch lọc dài thực hiện tốt hơn các mạch lọc ngắn.
Bộ phân đoạn tốt nhất là bộ phân đoạn hồi tiếp quyết định (DFE), là một loại mạch phân đoạn phi tuyến sử dụng 2 mạch lọc và một thiết bị ra quyết định để hồi phục lại tín hiệu đã truyền đi. Hình 2.24 minh hoạ sơ đồ khối đơn giản của một DFE. Bộ rời mức (Slicer) quyết định điểm nào trong các điểm trong chùm sao điều chế là gần với tín hiệu nhận được nhất. Sau đó bộ rời mức hồi tiếp lại độ lệch tín hiệu hồi phục so với tín hiệu nhận được để trừ vào tín hiệu nhận được kế tiếp. Về lý thuyết cách này có thể loại trừ một phần ISI. Sau đó bộ lọc hồi tiếp lại đánh giá lượng ISI cịn lại. Sau đó bộ lọc hồi tiếp đánh giá lại lượng ISI còn lại. Khi một lần nữa ngõ ra của bộ lọc hồi tiếp được trừ khỏi ngõ ra của bộ lọc nhận được tín hiệu thì lượng ISI cịn lại cũng triệt tiêu.
quyết định lỗi liên tiếp làm giảm đi sự phòng kháng nhiễu của cả hệ thống. Khi càng nhiều lỗi được hồi tiếp về hệ thống càng tồi tệ . Điều này người ta gọi là sự lan truyền lỗi.