Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trư (Trang 67 - 70)

1.4 .2Xu hướng nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ở Nhật Bản

3.1 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ

3.1.1 Định hướng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Đảngvà Nhà nước và Nhà nước

Với chiến lược hướng ra xuất khẩu ,phát huy mọi nội lực của đất nước, Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua đã đưa ra mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta và nhận được sự hỗ trợ, ưu tiên của Đảng và Nhà nước.

Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2001-2005 trong đó có phát triển thủ công mỹ nghệ “ mở mang các làng nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ , đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm”

Thêm vào đó chủ trương đường lối đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Đảng và Nhà nước đang thực hiện là :

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức,thành phần kinh tế thâm nhập, khai thác, mở rộng thị trường .

- Thực hiện chế độ bảo hộ chính sách pháp luật nhập khẩu hợp lý cho ngành sản xuất trong nước để tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hoá xuất khẩu, tăng sức cạnh tranh hàng hoá của ta trên thị trường quốc tế.

Tất cả các yếu tố này sẽ tạo được điều kiện thuận lợi cho phát triển hàng thủ cơng mỹ nghệ nói chung và của cơng ty nói riêng.

Trước tình hình phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đẫ đề ra phương hướng mục tiêu xuất khẩu đối với hàng thủ công mỹ nghệ như sau:

Bảng : Mục tiêu xuất khẩu hàng TCMN trong thời gian tới Đơn vị: triệu USD

Nhóm hàng 2005 2010

Đồ gỗ mỹ nghệ 250 400

Thảm các loại 150 350

Mây tre đan 150 200

Thêu ren thổ cẩm 150 250

Loại khác 100 150

Tổng 1000 1950

Những mục tiêu trên có ý nghĩa quan trọng đốsi với cơng ty , nó giúp cơng ty xác định được phương hướng và kế hgoạch phát triển của mình để đạt mục tiêu chung đề ra.

Với quá trình hội nhập kinh tế giữa Việt Nam với khu vực và thế giới đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, việc Việt Nam gia nhập AFTA và hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam và các nước như hiệp định thương mại VIệt- Mỹ, hiệp định thương mại giữa Việt Nam và các nước EU và tiến tới là Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới sẽ tạo nhiều cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng ty nói riêng.

3.1.2 Xu thế phát triển hàng thủ công mỹ nghệ trong nhữngnăm tới. năm tới.

Ngày nay, khi cuộc sống con người ngày càng được đáp ứng đầy đủ hơn thì nhu cầu về tinh thần lại được địi hỏi cao hơn. Người tiêu dùng không chỉ yêu cầu sản phẩm chỉ có chức năng sử dụng mà cịn phải có giá trị tinh thần. Mặt khác, do trình độ khoa học, tự động hoá cao, các sản phẩm chủ yếu làm bằng máy móc, dây truyền cơng nghệ hiện đại mà thiếu những sản phẩm được làm ra từ chính bàn tay con người. Trong khi đó các sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ là những sản phẩm khơng chỉ có giá trị sử dụng mà còn mang giá trị tinh thần cao, chứa đựng bản sắc văn hoá dân tộc của mỗi quốc gia và phản ánh những tình cảm, cá tính của người sáng tạo ra nó. Chính vì vậy , trong xu thế hội nhập kinh tế và giao lưu văn hố giữa các nước thì nhu cầu về sản phẩm thủ cơng mỹ nghệ sẽ ngày càng tăng về cả số lượng va chất lượng.

Vừa qua đề án xuất khẩu hàng thủ cơng mỹ nghệ do Bộ thương mại chủ trì đã dự thảo lần thứ 6 với nhiều kiến nghị cụ thể, có tính khả

thi nếu được chính phủ chấo nhận thì trong vịng những năm tới kim ngạch xuất khẩu có thể đạt cao hơn.

Như vậy trong những năm tới hàng thủ cơng mỹ nghệ ln là mặt hàng xuất khẩu mang tính chiến lược của quốc gia.

Một phần của tài liệu Thực trạng và các giải pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty xuất nhập khẩu thủ công mỹ nghệ ARTEXPORT sang thị trư (Trang 67 - 70)