Phát triển nền kinh tế
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư phát triển, ngăn chặn suy giảm kinh tế. Đây là nhóm giải pháp lớn, phạm vi rộng, được Chính phủ đề ra rất nhiều giải pháp cụ thể, chỉ rõ từng đầu việc cho từng bộ ngành.
Ổn định kinh tế vĩ mô, ngăn ngừa lạm phát.
Thực hiện tốt các mục tiêu an sinh xã hội, bảo đảm đời sống nhân dân, bảo vệ môi trường, triển khai mạnh mẽ các hoạt động xã hội hóa trong các lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
Tăng cường hoạt động đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.
Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, tăng cường phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Thứ sáu, tăng cường năng lực điều hành, tổ chức thực hiện.
Kiềm chế lạm phát
Thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt. Cho dù do nhiều nguyên nhân, nhưng lạm phát luôn có nguyên nhân tiền tệ. Mức cung tiền trong lưu thông và dư nợ tín dụng tăng liên tục là nguyên nhân trực tiếp gây lạm phát.
Cắt giảm đầu tư công và chi phí thường xuyên của các cơ quan sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước, cố gắng giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách.
Tập trung sức phát triển sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, khắc phục nhanh hậu quả của thời tiết và dịch bệnh để tăng sản lượng lương thực, thực phẩm.
Bảo đảm cân đối cung cầu về hàng hoá, đẩy mạnh xuất khẩu, giảm nhập siêu. Cân đối cung cầu về hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và đời sống nhân dân là tiền đề quyết định để không gây ra đột biến về giá, ngăn chặn đầu cơ.
Triệt để tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng. Hiện nay, tình trạng lãng phí trong sản xuất và tiêu dùng diễn ra khá phổ biến ở các cơ quan, đơn vị. Tiềm năng tiết kiệm trong sản xuất và tiêu dùng là rất lớn. Vì vậy, Chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nước cắt giảm 10% chi tiêu hành chính, các doanh nghiệp phải rà soát tất cả các khoản chi nhằm hạ giá thành và phí lưu thông.
Tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm soát việc chấp hành pháp luật nhà nước về giá. Kiên quyết không để xảy ra tình trạng lạm dụng các biến động trên thị trường để đầu cơ, nâng giá, nhất là các mặt hàng thiết yếu cho sản xuất và tiêu dùng, như: xăng dầu, sắt thép, xi măng, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm…; ngăn chặn tình trạng buôn lậu qua biên giới, đặc biệt là buôn lậu xăng dầu, khoáng sản.
Mở rộng việc thực hiện các chính sách về an sinh xã hội. Trước tình hình giá cả tăng cao, ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, nhất là vùng nghèo, hộ nghèo, vùng bị thiên tai, người lao động có thu nhập thấp, Chính phủ đã chủ trương mở rộng các chính sách về an sinh xã hội.
Cần đồng tâm, hiệp lực .Chống lạm phát là một nhiệm vụ phức tạp, đòi hỏi sự trả giá và đánh đổi. Để chống lạm phát đạt kết quả, sự trả giá và đánh đổi là thấp nhất, nhất thiết phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, sự chấp hành và tổ chức, triển khai thực hiện nghiêm túc của các cấp chính quyền.
Nền kinh tế đất nước đang từng bước hội nhập với kinh tế thế giới đem lại nhiều thời cơ cũng như thách thức ch nước ta. Đế tiếp tục phát triến và đứng vừng, các đơn vị không những phải duy trì số vốn bỏ ra ban đầu mà còn phải tìm kiếm những khoản vốn bố sung từ nhiều nguồn khác nhau. Chính vì lẽ đó, tăng cường mở rộng qui mô vốn đầu tư trong doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế luôn được coi là một trong những ưu tiên hàng đầu. Tuy nhiên cần tăng cường các biện pháp quản lý đầu tư hiệu quả để chất lượng chi đầu tư ngày càng được nâng cao, góp phần đưa vị thế nước ta ngày càng đi lên trên thị trường thế giới.