III. GIẢI PHÁP ĐỂ NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM THÂM NHẬP
1 Đổi mới công nghệ
Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ là nhân tố đóng vai trị quyết định đối với sự phát triển của ngành dệt may. Vấn đề cấp bách hiện nay là cần mạnh dạn đổi mới quy trình cơng nghệ, kết hợp đúng mức các trình độ cơng nghệ hiện có, đầu tư mua sắm thiết bị Dệt May đồng bộ, đạt tiêu chuẩn kĩ thuật cao, loại bỏ dần các thiết bị cơng nghệ lạc hậu, khơng cịn thích hợp.
Đầu tư cơng nghệ hiện đại, các công nghệ thuộc thế hệ mới nhất trên thế giới cho các dự án đầu tư mới với quy mô đủ lớn. Tập trung các dự án đầu tư mới, với quy mô đủ lớn, đủ tiềm lực về vốn để tiếp cận công nghệ hiện đại tiên tiến nhất, cơng nghệ thế hệ mới nhất.
Bởi vì:
Hàng dệt may có đặc điểm là có tính linh động cao trên thị trường, chu kỳ sản phẩm ngắn, tính mốt thể hiện rõ, tính quốc tế cao. Do đó cơng nghệ phải đổi mới nhanh và theo hướng hiện đại. Đổi mới máy móc thiết bị giúp năng suất tăng cao, chất lượng sản phẩm được đảm bảo tốt hơn, đảm bảo số lượng các đơn đặt hàng mà khách hàng yêu cầu.
Khi thiết bị hiện đại, chúng ta có đủ điều kiện để sản xuất những sản phẩm thời trang, các sản phẩm đa dạng hơn, nhiều mẫu hơn, đáp ứng được những khách hàng khó tính. Khi các mặt hàng có chất lượng tốt, kiểu dáng hấp dẫn dần dần Việt Nam sẽ xây dựng được thương hiệu về sản phẩm dệt may của mình.
Đối với các khâu kéo sợi, dệt, nhuộm, hồn tất thì trình độ cơng nghệ hiện đại sẽ trở thành yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngành.
Đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ phải nhằm đưa công nghiệp Dệt may trở thành ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Ngành dệt may phải phát
triển với quy mơ lớn và đạt trình độ tiến tiến, đủ sức hịa nhập với nền kinh tế thế giới.
Phát triển công nghiệp Dệt phải gắn liền với công nghiệp may nhằm nâng cao chất lượng nguyên liệu các doanh nghiệp may, giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài, tạo điều kiện cung cấp vải sợi ổn định, chủ động cho may hàng xuất khẩu, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần tăng ngân sách quốc gia và tăng tích luỹ để tiếp tục tái đầu tư cho công nghệ mới nhằm đáp ứng yêu cầu của ngành may.
Xu thế hiện nay, các doanh nghiệp dệt may trên thế giới đang chuyển đến sản xuất tại Việt Nam nhiều hơn do vậy cần chú ý để tiếp nhận tốt sự chuyển dịch này. Chúng ta cần tăng cường mối liên kết hợp tác với các tập đoàn phân phối, bán lẻ lớn trên thế giới nhằm ổn định khách hàng và từng bước tham gia vào các chuỗi liên kết của họ. Sự liên kết này còn nằm trong chuỗi liên kết giữa các nhà sản xuất và cung ứng nguyên phụ liệu cùng hệ thống các nhà tiêu thụ sản phẩm. Hướng phát triển của ngành cần được chun mơn hóa và hợp tác hóa nên do vậy cần đầu tư ngay vào công nghệ mới để tạo bước nhảy vọt về chất lượng và mang lại giá trị gia tăng.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và thanh khoản hợp đồng gia công, triển khai quản lý rủi ro luồng hàng hóa, tăng cường cơng tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp… giúp các doanh nghiệp may có thể tối ưu hóa sản xuất, cắt giảm chi phí… Doanh nghiệp có thể quản lý thơng tin sản phẩm, quản lý nhà cung cấp, quản lý đơn vị sản xuất, quản lý các đơn vị gia công và thầu phụ, quản lý nhà tiêu thụ và phân phối lẻ, quản lý thương hiệu một cách dễ dàng, hiệu quả hơn.
Đối với các dự án các nhà đầu tư trong nước, cần phải cân nhắc kỹ càng trong việc lựa chọn cơng nghệ. Tập đồn Dệt May Việt Nam cần tư vấn, hỗ trợ về thông tin các nguồn cung cấp công nghệ, các thế hệ công nghệ giúp
các nhà đầu tư tránh được việc nhập khẩu các công nghệ đã lạc hậu, công nghệ thải hồi của các nước, nhất là các nước công nghiệp mới như Hàn Quốc, Trung Quốc…
Đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành sợi, dệt, nhuộm - may. Bao gồm hạ tầng cơ sở đường xá, thoát nước, đặc biệt chú ý đến vấn đề xử lý nước thải, đây là vấn đề rất quan trọng đối với các cơ sở in nhuộm, hồn tất.
Ngồi ra, Chính phủ cũng cần có cơ chế khuyến khích các DN dệt nước ngồi đầu tư vào VN để giúp dệt VN tiếp cận công nghệ hiện đại thế giới.
2Trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng
Trong chuỗi giá trị tồn cầu của ngành Dệt may, các cơng ty của Việt Nam hiện nay chủ yếu vẫn sản xuất theo tiêu chuẩn khách hàng (OEM- Original Equiment Manufacture). Tuy nhiên, trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn OEM vẫn đang còn nhiều vấn đề lớn mà các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng hơn nữa so với các nước Đơng Á. Bởi vì có một thực trạng mà ta vẫn thấy ở các doanh nghiệp dệt may ở VN đó là: Một số doanh nghiệp khi gia công, thời gian đầu sản phẩm đạt yêu cầu, lấy được sự tin cậy từ khách hàng. Nhưng những đơn hàng sau, sau khi được xuất khẩu sang thị trường nước ngồi thì hàng loạt các lơ hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu mà họ đặt ra. Như vậy, vừa mất thời gian, vừa tốn kém, vừa mất uy tín mà trong chuỗi cung ứng tồn cầu, nếu bị mất uy tín một lần thì sẽ mất vị trí và rất khó lấy lại vị trí đó. Mục tiêu mà Dệt may cần phấn đấu không chỉ dừng lại ở trở thành nhà cung ứng đạt tiêu chuẩn khách hàng OEM mà cần phải sản xuất dưới dạng sản xuất thiết kế gốc (ODM - Original Design Manufacture) hay là sản xuất nhãn hiệu gốc (OBM - Own Brand Manufacture). Bởi vì hình thức OEM là công ty cung cấp sản xuất sản phẩm theo thiết kế đặc biệt của người mua và sản phẩm được bán dưới nhãn hiệu của người mua, công ty cung cấp hầu như
rất ít quyền lực trong việc phân phối. Tuy nhiên, với thực tế hiện nay, để tiến lên bước này thì trước tiên các Doanh nghiệp phải trở thành nhà cung ứng đạt chuẩn khách hàng. Muốn như vậy các Doanh nghiệp cần:
- Xây dựng hình ảnh ngành dệt may Việt Nam với chất lượng, thời trang, thân thiện với môi trường.
- Tổ chức các lớp đào tạo để nâng cao trình độ cho người lao động. - Quán triệt tới các công nhân về chất lượng của sản phẩm.
- Mỗi lô hàng xuất đi cần phải kiểm tra cẩn thận, kĩ lương hơn.
- Doanh nghiệp dệt may cần đẩy nhanh quá trình xây dựng tiêu chuẩn SA8000 để đáp ứng được yêu cầu của khách hàng, đặc biệt là đối với thị trường Hoa Kỳ.
- Uy tín của doanh nghiệp với khách hàng phải đặt lên hàng đầu…