Một số giải pháp tái cấu trúc và phát triển thị trường tiền tệ (TTTT) :

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính và giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 69)

CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƯỜNG

3.1 Một số giải pháp tái cấu trúc và phát triển thị trường tiền tệ (TTTT) :

3.1.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý cần thiết cho sự phát triển của TTTT.

Rà sốt và sớm hồn thiện các quy định về phát hành các công cụ trên TTTT sơ cấp như phát hành thương phiếu, chứng chỉ tiền gửi, ...của các ngân hàng thương mại, cần tiếp tục chuẩn hóa để tạo điều kiện cho các công cụ này được giao dịch trên thị trường thứ cấp. Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, cơng cụ phịng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi các văn bản tạo khuôn khổ pháp lý cho hoạt động của thị trường thứ cấp như quy định về việc mua bán giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng (TCTD); quy định về việc chiết khấu giấy tờ có giá của TCTD đối với khách hàng... nhằm tăng tính thanh khoản của các cơng cụ trên TTTT, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các TCTD và các thành viên khác trên thị trường.

3.1.2 Phát triển và hoàn thiện cấu trúc TTTT Việt Nam

 Cần nghiên cứu, xem xét nhằm xây dựng cấu trúc TTTT Việt Nam hoàn chỉnh trên cơ sở các thị trường bộ phận như thị trường nội tệ, thị trường ngoại tệ, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, OMO..., tạo sự thóng nhất giữa các thị trường bộ phận của TTTT nhằm đảm bảo lợi ích của các thành viên tham gia thị trường, từng bước tạo kênh truyền dẫn để Ngân hàng nhà nước (NHNN) có thể kiểm sốt và can thiệp chủ động thông qua điều tiết giá cả (lãi suất) trên TTTT, từng bước làm cho TTTT trở thành thị trường thực sự năng động, mang tính cạnh tranh cao và nhạy cảm trước những thay đổi về chính sách của NHNN.

 Tiếp tục hoàn thiện các quy định chung về tổ chức, hoạt động, kiểm soát TTTT, đặc biệt là đưa ra các quy định chung nhất về tư cách thành viên trên TTTT, trong đó :

(1) NHNN tham gia trên cả TTTT sơ cấp và thứ cấp với tư cách vừa là người tổ chức điều hành, kiểm soát và chi phối TTTT thông qua các nghiệp vụ thị trường cũng như thực hiện vai trò cho người cho vay cuối cùng (nếu cần) để đạt được sự cân bằng thị trường và phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ.

(2) Thành lập hệ thống các đại lý cấp I trong đó chủ trương lựa chọn 5-7 TCTD là ngân hàng hoặc TCTD phi ngân hàng đáp ứng đầy đủ và hoạt động mang tính chuyên nghiệp, cụ thể :

(i) Các nhà tạo lập thị trường (là những tổ chức kinh doanh tiền tệ chuyên nghiệp, cam kết yết giá hai chiều để đảm bảo hình thành khung lãi suất của thị trường);

(ii) Thành viên khác của TTTT (các TCTD), các định chế tài chính khác có đủ điều kiện về tư cách thành viên;

(iii) Các thành viên được tham gia giao dịch hối đoái (áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện bằng ngoại tệ trên TTTT)...

(iv) Các tổ chức môi giới tiền tệ (nhà môi giới tiền tệ) tham gia TTTT với mục tiêu kết nối cung – cầu nhằm hưởng phí mơi giới;

(v) Các cơng ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ có giá được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường. Trên cơ sở đặc điểm trên, cấu trúc TTTT Việt Nam có thể khái quát như sau :

 Chính phủ cho phép trái phiếu đặc biệt được giao dịch trên TTTT như các loại trái phiếu khác của chính phủ.

3.1.3 Phát triển hạ tầng và hồn thiện quy tắc giao dịch của TTTT Việt Nam

 Xây dựng hệ thống giao dịch tập trung dựa trên công nghệ tiên tiến và phương thức giao dịch đa dạng (sử dụng một sàn giao dịch điện tử thống nhất) đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu khác của thị trường, đồng thời xây dựng kế hoạch thành lập hệ thống giao dịch hỗ trợ thông qua các tổ chức môi giới tiền tệ tại Việt Nam.  Cần xây dựng kế hoạch thành lập hệ thống môi giới tiền tệ tại Việt Nam, phối hợp

với các đơn vị liên quan nghiên cứu, thành lập các cơng ty xếp hạng tín nhiệm để giúp cho việc định giá giấy tờ tờ có được chính xác và hạn chế rủi ro hoạt động của các thành viên thị trường.

3.1.4 Hình thành và phát triển các nhà tạo lập thị trường

Với một TTTT còn nhiều hạn chế như ở Việt Nam, tình trạng cung – cầu mất cân đối xảy ra thường xuyên, vì vậy việc tạo dựng nhà tạo lập thị trường là cần thiết. Nhà tạo lập thị trường phải có sự am hiểu về thị trường sẽ cung cấp, cập nhật các thông tin về giao dịch, phải niêm yết giá chào 2 chiều (cả cho vay và đi vay) trên TTTT liên ngân hàng. Họ phải có khả năng về vốn tham gia hỗ trợ thanh khoản cho thị trường và đảm bảo các giao dịch cạnh tranh bình đẳng trong giới đầu tư, cũng như tạo ra một giá cả cân bằng ổn định cho thị trường. Vai trò này cần phải được trao cho các ngân hàng thương mại (NHTM).

3.1.5 Mở rộng quy mơ và chủng loại các hàng hóa giao dịch đồng thời tăng cường thu hút các thành viên tham gia TTTT.

Cần đưa ra nhiều sản phẩm, hàng hóa đa dạng, phong phú, có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu hoạt động của TCTD trong từng thời kỳ. Chú trọng phát triển đầy đủ các công cụ, sản phẩm quan trọng trên TTTT như repo, thương phiếu (CP), CDs (chứng chỉ tiền gửi) có thể mua bán được trên thị trường thứ cấp, tạo hành lang pháp lý, phát triển thị trường thứ cấp để các cơng cụ TTTT có thể phát triển, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. NHNN cần phối hợp với Bộ Tài chính phát hành các loại trái phiếu đa dạng kỳ hạn để xây dựng đường cong lãi suất chuẩn TPCP làm cơ sở cho các thành viên thị trường tham chiếu và thu hút được nhiều nhà đầu tư.

Mở rộng thêm các thành viên của thị trường liên ngân hàng : Bên cạnh đối tượng là các NHTM như hiện nay thì cần bổ sung các thành viên là các định chế tài chính khác, như Cơng ty bảo hiểm, Quỹ đầu tư, Cơng ty chứng khốn, Cơng ty tài chính và đặc biệt là công ty môi giới, các Dealer trong nước cũng như việc nghiên cứu thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm tại Việt Nam và cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngồi vào hoạt động.

Rà sốt lại cơ chế điều hành TTTT : Chiết khấu, tái cấp vốn và OMO để tăng tính linh hoạt cho việc hình thành lãi suất thị trường, tính pháp lý của việc xác nhận giao dịch, hợp đồng chuẩn áp dụng trong giao dịch cho vay, gửi tiền.

Xem xét, xây dựng quy chế và hướng dẫn cho việc đưa vào áp dụng các công cụ phái sinh và đầu tư tài chính, đặc biệt là thị trường kỳ hạn tiền tệ (SWAP ngoại tệ) và kỳ hạn lãi suất (REPO) nhằm nâng cao hiệu quả và độ sâu tài chính của thị trường.

3.1.7 NHNN cần nghiên cứu cách thức cung cấp thông tin cho thị trường

NHNN cần nghiên cứu cách thức cung cấp thông tin cho thị trường về lãi suất, dự báo vốn khả dụng về TTTT, lượng tiền cung ứng, kế hoạch đấu thầu,... và xử lý thơng tin kịp thời, chính xác nhằm ổn định thị trường, tránh những tác động xấu do tác động tâm lý không mong muốn của thị trường.

3.1.8 Tăng cường công tác quản lý điều hành, thanh tra, giám sát củaNHNN đối với TTTT. NHNN đối với TTTT.

 NHNN có vai trị quan trọng trong việc thúc đẩy TTTT phát triển bởi NHNN vừa là người quản lý, vừa là thành viên tham gia thị trường. NHNN cần tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành lãi suất. Cần chú trọng hơn đối với thơng tin về q trình di chuyển của các luồng vốn, đặc biệt luồng vốn ngoại để có thể phục vụ cơng tác dự báo, điều chỉnh tỷ giá thích hợp và định hướng hoạt động thị trường. Tăng cường công tác quản lý, dự báo vốn khả dụng của hệ thống NHTM, có thể cập nhật nhanh chóng báo cáo thống kê trong từng thời kỳ, từ đó NHNN chủ động can thiệp điều tiết kịp thời vào thị trường nhằm đạt được mục tiêu chính sách tiền tệ.

 Đẩy mạnh hoạt động của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, NHNN, Bộ Tài chính... trong việc giám sát TTTT thơng qua các biện pháp can thiệp hành chính phù hợp với sự phát triển của thị trường. Nâng cao vai trò của Hiệp hội Ngân hàng

trong việc thực hiện chức năng giám sát trình tự tuân thủ của các thành viên thị trường.

3.1.9 Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng cónăng lực và trình độ chuyên sâu : năng lực và trình độ chuyên sâu :

Các nghiệp vụ của TTTT là rất mới mẻ đối với cơng chúng và các ngân hàng, vì vậy, các ngân hàng cần phải tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo để khách hàng biết được những tiện ích mang lại khi họ tham gia các nghiệp vụ này. Đối với các ngân hàng, việc đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ có trình độ kinh doanh, giao dịch tiền tệ để thực hiện kinh doanh trên TTTT trong nước và quốc tế là hết sức quan trọng, đảm bảo hoạt động hiệu quả và thành công của ngân hàng trên TTTT. Đồng thời tăng cường đào tạo về kinh tế vĩ mô và kinh tế lượng, nâng cao trình độ phân tích dự báo cho cán bộ ngân hàng, đổi mới cơng tác phân tích, dự báo tiền tệ theo hướng áp dụng mơ hình kinh tế lượng để có giải pháp điều hành chính sách tiền tệ một cách chủ động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính và giải pháp tái cấu trúc thị trường tài chính trong giai đoạn hiện nay (Trang 64 - 69)