Cơ cấu thị trường trái phiếu năm 2012

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam và những giải pháp phát triển (Trang 25 - 44)

Đồng thời, các dịch vụ trên thị trường TPDN cũng ít hoắc hầu như kém phát triển. Chính vì thế, cho dù đến nay tuy thị trường phát hành trái phiếu đã có những bước phát triển nhưng tình hình giao dịch TPDN trên TTCK vẫn cịn khá ảm đạm, chưa tương xứng với giá trị các TPDN đang niêm yết.

Biểu đồ 2.3: Số vốn huy động qua TTCK giai đoạn 2007-2012 (Tỷ VNĐ)

Do đó, trong thời điểm hiện nay, việc đưa ra biện pháp cho việc phát triển thị trường TPDN là rất cần thiết để có thể khơng những cải thiện về số lượng trái phiếu phát hành mà cịn cả tính thanh khoản của nó, góp phần đưa thị trường TPDN trở thành kênh huy động vốn quan trọng.

2.3. Những hạn chế của thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam

2.3.1. Hệ thống pháp luật và khung pháp lý chưa được hoàn chỉnh

Hoạt động của thị trường TPDN nói riêng và TTCK nói chung cần phải diễn ra trong một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh, được xây dựng trên nguyên tắc đảm bảo sự công bằng cho tất cả các đối tượng tham gia, ngăn chặn những hành vi gian lận, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người đầu tư. Thực tế hiện nay, hoạt động phát hành trái phiếu của mỗi nhóm DN được dựa trên cơ sở pháp lý khác nhau và chịu sự quản lý của các cơ quan quản lý khác nhau như Bộ tài chính (đối với các DNNN), Uỷ ban nhân dân tỉnh/thành phố (đối với các DN phát hành theo quy định của Luật DN), NHNN (đối với các tổ chức tín dụng) và Uỷ ban chứng khoán (đối với việc phát hành trái phiếu ra công chúng).

Mặt khác, Luật pháp ở Việt Nam về chứng khốn và TTCK vẫn chưa có sự thống nhất và đầy đủ. Tình trạng phổ biến không chỉ tồn tại trong lĩnh vực chứng khoán mà trong cả nhiều lĩnh vực khác là các văn bản pháp quy còn chồng chéo, thậm chí là có những điểm mâu thuẫn. Ngoài ra, các đợt phát hành trái phiếu hiện nay được phê duyệt căn cứ theo năng lực của tổ chức phát

hành nhưng lại khơng có quy định rõ ràng về tiêu chí để xác định năng lực trong các văn bản pháp luật, dẫn đến các tổ chức phát hành và các cơ quan phê duyệt tốn rất nhiều thời gian trong việc đàm phán và vì thế đã khơng khuyến khích được các DN tiềm năng tham gia.

Có thể khẳng định hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của thị trường TPDN vẫn chưa được hồn chỉnh. Vì lẽ đó thị trường sơ cấp kém phát triển dẫn đến thiếu hàng hóa cho thị trường thứ cấp. Đặc biệt nguồn cung trái phiếu bị hạn chế bởi đại đa số các DN Việt Nam là các DN vừa và nhỏ, ít có danh tiếng nên phương thức huy động vốn chủ yếu là vay vốn tín dụng Ngân hàng.

2.3.2. Cơ sở hạ tầng kém phát triển

Ở thời điểm hiện tại, sự thiếu hoàn thiện về mặt cơ sở hạ tầng của thị trường TPDN thể hiện ở sự thiếu vắng hệ thống đấu giá cạnh tranh, hệ thống giao dịch thị trường sẵn sàng cung cấp các thông tin về giá và khối lượng theo thời gian thực, thiếu vắng hệ thống thanh toán bù trừ tiên tiến, hệ thống định mức tín nhiệm…Đây là một một điều kiện hết sức quan trọng khi các NĐT quyết định đầu tư vào một loại trái phiếu nào đó. Họ cần phải biết được mức độ rủi ro mà mình phải gánh chịu để có thể đồi hỏi một mức lãi suất hợp lý đối với trái phiếu họ đầu tư. Và đây cũng là một trong những lý do khiến cho TPDN Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển, có tính thanh khoản cao, các NĐT cịn rất dè dặt khi tham gia vào thị trường mới mẻ này.

2.3.3. Thiếu vắng các nhà đầu tư và nhà tạo lập thị trường chuyên nghiệp

Về phía cơng chúng, NĐT, do thói quen phổ biến trong nhiều năm là gửi tiền tiết kiệm vừa hưởng lãi vừ đảm bảo an toàn, hoặc mua vàng, ngoại tệ cất giữ. Việc đầu tư vào các cơng cụ trên TTCK nói chung và TPDN nói riêng cịn rất mới mẻ, tâm lý ngại rủi ro do thiếu hiểu biết. Bên cạnh đó một quan niệm thường thấy ở NĐT, là đều coi TPDN như một khoản tiết kiệm hơn là một công cụ đầu tư nên họ thường nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn để hưởng đủ lãi và gốc ban đầu của mình. Điều này làm hạn chế việc giao dịch, mua bán trao đổi trên thị trường thứ cấp, hay nói cách khác là làm cho thị trường thứ cấp rơi vào tình trạng đóng băng. Đồng thời, sự thành cơng của thị trường, phụ thuộc vào các NĐT có tổ chức (Cơng ty chứng khốn, NHTM, cơng ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…) chứ khơng phải là các NĐT cá nhân. Do họ có khả năng phân tích, và đầu tư chun nghiệp hơn. Còn đại đa số các NĐT nhỏ lẻ đầu tư theo tâm lý bầy đàn.

Các NĐT tổ chức này cũng có thể là các nhà tạo lập thị trường, môi giới hay bảo lãnh. Hiện nay về cơ bản chúng ta đã hình thành một hệ thống các định chế tài chính trung gian tham gia giao dịch trên thị trường TPDN như các

NHTM, cơng ty chứng khốn, cơng ty bảo hiểm, cơng ty tài chính, các quỹ đầu tư…Tuy nhiên do một số nguyên nhân mà sự tham gia của các định chế tài chính này cịn nhiều hạn chế. Điều đó thể hiện ở việc thị trường chưa có NĐT thứ cấp thực sự, trong khi có quá nhiều thành viên đấu thầu và thành viên bảo lãnh phát hành. Hiện nay các thành viên tham gia thị trường chủ yếu gồm: các Ngân hàng, công ty bảo hiểm, các quỹ đầu tư…

Dễ dàng nhận ở thị trường TPDN Việt Nam chưa thực sự có các nhà tạo lập thị trường và NĐT chuyên nghiệp, cơ cấu chưa thật sự đa dạng, chưa tham gia tích cực vào thị trường TPDN.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

3.1. Định hướng phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp trong thờigian tới gian tới

3.1.1. Kinh nghiệm phát triển thị trường trái phiếu của một số quốc gia

Ở Mỹ, hầu hết các giao dịch đều diễn ra trên thị trường OTC, với khuynh

hướng hiện tại là giao dịch thỏa thuận điện tử. Nhờ có cơ sở hạ tầng phát triển mà các giao dịch diễn ra thuận lợi, dễ dàng, minh bạch, tạo tâm lý yên tâm cho các NĐT. Từ năm 2002, Hiệp hội mơi giới chứng khốn Mỹ đã có sự điều chỉnh nhằm làm minh bạch hóa giá cả trái phiếu giao dịch trên thị trường OTC. Những thay đổi này làm cho thị trường trái phiếu nói chung và TPDN Mỹ nói riêng ngày càng phát triển.

Ở Australia, từ giữa những năm 1990, thị trường TPDN Australia đã phát

triển rất nhanh chóng. Nguyên nhân là do: sự phát triển bền vững của nền kinh tế vĩ mô suốt những năm 1990; Australia đã trải qua một đợt bùng nổ bất động sản đến tận năm 2003, mà việc vay vốn tín dụng Ngân hàng truyền thống khơng huy động đủ nguồn vốn cho đầu từ, do đó có rất nhiều NĐT đâ tham gia vào thị trường TPDN, huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản cầm cố. Đồng thời thị trường Australia cũng phát triển mạnh nhờ vào sự tồn tại của một thị trường ngoại hối hội nhập sâu và tính thanh khoản cao.Vì thị trường ngoại hối có phát triển sé giúp NĐT nước ngồi đầu tư vào trong nước, cũng như NĐT trong nước đầu tư ra nước ngoài yên tâm hơn, giảm thiểu rủi ro tỉ giá.

Ở Hàn Quốc, thị trường trái phiếu nói chung và TPDN nói riêng cũng có

những bước phát triển riêng. Nguyên nhân do thị trường trái phiếu Hàn Quốc đã có những thay đổi đáng chú ý như: Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán Hàn Quốc đã phát triển các chỉ số thị trường trái phiếu để giúp các thành viên tham gia thị trường dự báo biến động của thị trường và những rủi ro (như chỉ số khảo sát thị trường trái phiếu, chỉ số tập trung thị trường, và chỉ số rủi ro tín dụng thị trường); Hệ thống định mức tín nhiệm ngày càng trở nên quan trọng đối với thị trường trái phiếu Hàn Quốc, các tổ chức định mức tín nhiệm liên tục ra đời như tổ chức Định mức Tín nhiệm Dịch vụ cho các nhà đầu tư Hàn Quốc (Korea Investors Service – KIS) năm 1985, tổ chức Đánh giá Tín nhiệm và Thơng tin Quốc gia (National Information and Credit Evaluation – NICE), Cơng ty Định

mức Tín nhiệm và Quản trị Hàn Quốc (Korea Management and Credit Rating Corporation)…

3.1.2. Định hướng phát triển thị trưởng

Trong khi Thế giới coi TPDN là kênh huy động vốn hữu hiệu thì DN Việt Nam vẫn chọn cách hút vốn truyền thống là vay vốn tín dụng Ngân hàng hoặc vốn ưu đãi của Nhà nước. Hiện nay, phát hành trái phiếu được các DN nước ngoài sử dụng là kênh huy động vốn hiệu quả bên cạnh việc phát hành cổ phiếu. Đây cũng là xu hướng chung phổ biến của các nền kinh tế phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam, kênh huy động vốn này lại chỉ được Chính phủ và một số DN có quy mơ vốn lớn sử dụng.

Trong bối cảnh các NHTM gặp nhiều khó khăn, thị trường cổ phiếu thì khơng ổn định, thì phát triển thị trường TPDN là xu hướng tất yếu của thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian tới.

Thơng qua phương thức huy động vốn này, DN sẽ huy động được nguồn vốn trực tiếp trên thị trường tài chính và đa dạng hóa cơ cấu vay của DN. Và nó sẽ trở thành một trong những kênh huy động vốn quan trọng và tiềm năng trong tương lai đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế đồng thời sẽ làm giảm áp lực phải cung ứng vốn trung dài hạn của hệ thống NHTM.

Tuy nhiên để đảm bảo một nền kinh tế phát triển bền vững, chúng ta không nên quá tập trung vào một hình thức huy động duy nhất mà phải bảo đảm sự cân đối, hài hòa giữa các nguồn huy động. Bởi lẽ, sự kết hợp giữa 3 hình thức huy động kể trên giống như một cái kiềng ba chân. Nếu một trong ba chân của cái kiềng bị “quá tải” hay tổn thương thì nó sẽ khơng đứng vững được.

Nhu cầu phát triển xã hội ngày càng cao, nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển tất yếu sẽ kéo theo sự phát triển của thị trường TPDN cả về quy mô và chất lượng; ngược lại khi thị trường TPDN phát triển sẽ tác động trở lại góp phần giúp cho nền kinh tế phát triển ổn định, đây là mối quan hệ tác động qua lại và mang tính tương hỗ.

Với xu thế hội nhập nền kinh tế toàn cầu và xu hướng phát triển của nền kinh tế Việt Nam, với nhu cầu về vốn ngày càng lớn đặc biệt là nhu cầu vốn trung và dài hạn thì việc phát triển thị trường TPDN Việt Nam là một xu hướng tất yếu không thể bỏ qua. Và định hướng phát triển thị trường TPDN Việt Nam: phát triển thị trường TPDN phải phù hợp với thực tế, nhu cầu của DN và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; phát triển thị trường TPDN phải phối hợp

đồng bộ với các bộ phận cịn lại trên thị trường tài chính nhằm đảm bảo an tồn, hiệu quả góp phần huy động vốn cho đầu tư phát triển; tạo mọi điều kiện để thị trường phát triển, có chính sách khuyến khích các chủ thể tham gia vào thị trường.

3.1.3. Những khó khăn, thách thức gặp phải trong q trình phát triển

Trong q trình phát triển của mình những khó khăn và thách thức thị trường TPDN Việt Nam gặp phải sẽ khơng ít:

Thị trường trái phiếu Việt Nam cịn non trẻ, hàng hóa chủ yếu trên thị trường này là TPCP, khung pháp lý cho việc hình thành thị trường chuyên buôn bán loại tài sản này cũng chưa đầy đủ, rõ ràng. Một thực tế thường hay xảy ra ở nước ta là tình trạng: “Mất bị mới lo làm chuồng”. Cụ thể, việc ban hành các chính sách, hướng dẫn cịn chậm và thiếu đồng bộ không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế. Tầm nhìn chiến lược của các cơ quan làm luật còn hạn chế, dẫn đến lúng túng chưa thể đối phó kịp thời với những biến động bất thường của nền kinh tế. Dẫn đến tình trạng khi thị trường tài chính đã bị ảnh hưởng rồi mới đề ra những giải pháp khắc phục. Việc ban hành luật còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Cụ thể, luật chứng khoán được ban hành ngày 01/01/2007 nhưng sau ngày có hiệu lực thì DN phải chờ thông tư nghị định hướng dẫn thi hành thì DN mới thực hiện việc phát hành và giao dịch theo luật này. Do đó, DN thường lúng túng khi quyết định hình thức tài trợ vốn trung và dài hạn, phía NĐT thì lo lắng về quyền lợi của mình khi đầu tư vào trái phiếu.

Sự phát triển mạnh của thị trường tài chính sẽ kéo theo hệ thống Ngân hàng ngày càng phát triển. Một thực tế là hiện nay hệ thống NHTM vẫn chủ yếu kinh doanh trên thị trường vốn tín dụng truyền thống và đó cũng là kênh cung ứng vốn chủ yếu cho nền kinh tế. Do đó, các DN thường khơng mặn mà với kênh huy động vốn bằng phát hành trái phiếu. Điều này làm nguồn cung trái phiếu bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phát triển thị trường TPDN.

Việc cụ thể hóa mơ hình, chính sách và giải pháp trong chiến lược phát triển TTCK còn chậm. Cơ chế quản lý DN, chế độ kế tốn kiểm tốn cịn nhiều điểm chưa phù hợp thơng lệ quốc tế, chưa có quy định chuẩn về cơng bố thông tin … TTCK Việt Nam còn hạn chế như vậy chắc chắn sẽ là rào cản cho sự phát triển của thị trường TPDN.

Mặc dù, trong thời gian qua, thu nhập của người dân có tăng lên nhưng so với mặt bằng thế giới vẫn còn thấp. Nguồn tiền nhàn rỗi manh múng, nhỏ lẻ nên người dân thường có thói quen tích luỹ bằng cách mua vàng cất giữ hoặc

gửi tiết kiệm. Với họ, khái niệm đầu tư vào TPDN là khá xa lạ. Hạn chế này khiến cho nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư thường chảy vào Ngân hàng là tất yếu, thị trường TPDN khó lơi kéo nhóm đối tượng này.

Tóm lại, để thị trường TPDN trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế, thì cần phải có những biện pháp thích hợp để phát triển thị trường TPDN.

3.2. Những giái pháp khuyến nghị nhằm phát triển thị trường trái phiếu

3.2.1. Nhóm giải pháp trước mắt

3.2.1.1. Giải pháp phát triển thị trường sơ cấp

a) Xây dựng hệ thống pháp lý hiệu quả khuyến khích phát hành trái phiếu

Bên cạnh các hình thức huy động vốn như vay Ngân hàng, phát hành cổ phiếu…, để đáp ứng nhu cầu về vốn ngày càng lớn của các DN trong thời kỳ hội nhập thì việc tài trợ vốn qua kênh phát hành trái phiếu có vai trị rất quan trọng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật hiện hành vẫn chưa thật sự hoàn thiện, đồng bộ và chặt chẽ nên chưa thu hút sự quan tâm đáng kể từ phía các DN. Do đó trong thời gian tới, cần tiếp tục khắc phục những hạn chế trong khung pháp lý, đơn giản hóa các tiêu chuẩn niêm yết trái phiếu để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DN phát hành trái phiếu ra công chúng. Bên cạnh đó, cũng cần có một số biện pháp cụ thể để khuyến khích DN củng cố và nâng cao hình ảnh, uy tín, thương hiệu nhằm tiếp cận dễ dàng hơn với các NĐT. Chính sách tín dụng của NHNN cũng có tác động rất lớn đến việc lựa chọn hình thức huy động của các DN, qua đó cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường sơ cấp. Nếu NHNN thực hiện chính sách mở rộng tín dụng thì sẽ khơng khuyến khích DN phát hành trái phiếu vì khi đó khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng rất dễ dàng và khơng mất nhiều chí phí. Mặt khác, cần phải thực hiện một cách triệt để việc tạo lập một mơi trường kinh doanh bình đẳng thực sự cho

Một phần của tài liệu Thị trường trái phiếu doanh nghiệp việt nam và những giải pháp phát triển (Trang 25 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)