Chương 3 PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC CỦA CÔNG TY
3.2 Chiến lược cấp kinh doanh
Đây là chiến lược liên quan đến cách thức cạnh tranh thành công trên thị trường cụ thể. Chiến lược kinh doanh bao gồm cách thức cạnh tranh mà tổ chức lựa chọn, cách thức tổ chức định vị trên thị trường để đạt được lợi thế cạnh tranh và các chiến lược định vị khác nhau có thể sử dụng trong bối cảnh kinh tế cụ thể của mỗi ngành. Trong cấp chiến lược này, các doanh nghiệp có thể lựa chọn chiến lược chi phí thấp nhất hoặc chiến lược khác biệt hóa, hoặc chiến lược tập trung (có thể tập trung vào chi phí thấp hay khác biệt hóa). Qua nghiên cứu tìm hiểu về lý thuyết của các chiến lược này, chúng tơi nhận thấy cơng ty
Yourday của mình sẽ thích hợp hơn với các chiến lược khác biệt hóa ở đây là dịch vụ mà
ở đây chúng tơi khác biệt hóa trên phạm vi rộng với nhiều đối tượng khách hàng. Chiến lược chi phí thấp xem ra khơng phù hợp với loại hình kinh doanh của chúng tơi. Sau đây là những lý do chúng tôi lựa chọn chiến lược khác biệt hóa:
-Thứ nhất, lựa chọn chiến lược này cho phép chúng tôi tập trung vào các khâu R&D, marketing, chiêu thị dịch vụ. Do là công ty của chúng tôi chuyên tổ chức sự kiện nên đòi hỏi chúng tơi phải ln có những ý tưởng nảy sinh trong q trình thực hiện, tổ chức đáp
trở nên khác biệt so với các cơng ty cạnh tranh khác nhờ đó mà chúng tơi dễ dàng thu hút khách hàng hơn. Ngoài ra với chiến lược này chúng tơi sẽ có thể đáp ứng nhiều phân khúc khác nhau, mỗi ý tưởng thiết kế sẽ phù hợp tùy theo từng phân khúc khác nhau.
-Thứ hai, đây là chiến lược giúp chúng tôi thuận lợi hơn trong việc đối phó lại năm tác lực cạnh tranh và thu về được lợi nhuận.
-Thứ ba, với chiến lược này chúng tôi dễ xoay sở hơn khi giá của các nguyên vật liệu dành để trang trí sự kiện hoặc các dịch vụ đi kèm tăng lên bởi vì khách hàng sẽ phải chấp nhận những mức giá thay đổi đó khi họ chấp nhận mong muốn làm những điều đặc biệt trong ngày của mình.
Thế nhưng, điều gì cũng có hai mặt của nó, khi chúng tơi quyết định lựa chọn chiến lược này nghĩa là cũng sẵn sàng đối mặt với những khó khăn tiềm ẩn:
Một là, với chiến lược khác biệt hóa, địi hỏi chúng tơi phải ln tìm kiếm những ý tưởng độc lạ, địi hỏi chúng tơi phải tìm kiếm những con người sáng tạo. Đơi khi sẽ đến lúc chúng tôi sẽ đối mặt với sự bế tắc ý tưởng hoặc đôi khi những ý tưởng táo bạo làm cho giá của dịch vụ quá cao khiến chúng tôi bị mất đi khách hàng.
Hai là, khi ý tưởng tổ chức tiệc của chúng tôi được sử dụng qua, sẽ có rất nhiều cơng ty khác có thế đánh cắp ý tưởng đó khiến cho những thứ gọi là “độc” và “lạ” của chúng tôi bị mất đi trong những lần sử dụng sau. Quan trọng hơn, khi các đối thủ khác có thể tận dụng những ý tưởng của chúng tơi làm nên những điều đặc biệt hơn, họ sẽ có thể lấy đi lượng khách hàng của chúng tôi.
Ba là, nhu cầu của khách hàng đặc biệt đối với ngành dịch vụ này của chúng tôi rất đa dạng và khác nhau, buộc chúng tôi phải luôn nắm bắt những trào lưu mới để đáp ứng kịp thời cũng như làm thỏa mãn khách hàng, đó là một điều khơng hề đơn giản chút nào.
Thứ tư là giá của dịch vụ có thể cao hơn so với một số đối thủ khác do tính độc và lạ của các ý tưởng, song chúng tơi cũng có thể nổ lực cắt giảm chi phí để đưa ra mức giá ưu đãi cho cho khách hàng.