CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.3. Những tồn tại và các vấn đề cần giải quyết
Mặc dù đã có nhiều cơng trình nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau nhưng vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ. Các phương pháp nghiên cứu mới, hiện đại nhằm xác định tuổi thành tạo cũng đã được áp dụng khá rộng rãi trong các cơng trình nghiên cứu nói trên; trong đó nổi bật là phương pháp xác định tuổi đồng vị U- Pb trên khoáng vật zircon trong các đá magma và biến chất. Tuy nhiên, đây là phương pháp nghiên cứu địi hỏi nguồn kinh phí lớn, phức tạp và chỉ thực hiện cho từng mẫu đơn lẻ. Với cách tiếp cận nghiên cứu các đặc điểm hình thái và tuổi đồng vị U-Pb các hạt zircon trong trầm tích cát lịng sông sẽ cho phép đưa ra được một bức tranh tổng thể về các khoảng tuổi thành tạo và tương ứng với chúng là các giai đoạn magma- kiến tạo trong tồn lưu vực sơng.
Việc làm sáng tỏ các giai đoạn hoạt động magma - kiến tạo của một khu vực luôn thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các nhà địa chất và có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Khu vực Sông Ba, sông lớn nhất ở ven biển miền trung Việt Nam với khoảng 36 sông nhánh cấp 1 và các phụ lưu chảy qua các vùng chủ yếu là biến chất
và magma của phần đông địa khối Kon Tum. Do vậy dịng chảy chính của lưu vực Sơng Ba sẽ thu nhận đầy đủ các sản phẩm phong hóa rửa trơi từ các đá gốc xuất lộ
trong phạm vi lưu vực sông. Về mặt thực tiễn, lưu vực Sơng Ba có 6 hồ chứa thủy điện quy mơ trung bình. Vì vậy luận án đặt ra việc nghiên cứu xác định tuổi đồng vị U-Pb của zircon trong trầm tích cát lịng sơng thuộc lưu vực Sông Ba và granit phức hệ Vân Canh phân bố trên phạm vi lưu vực và mở rộng ra ngồi lưu vực Sơng Ba để xác định các giai đoạn hoạt động magma kiến tạo chính trong khu vực nghiên cứu là hợp lý, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trên cơ sở đó, để làm rõ hơn khoảng thời gian địa chất của mỗi giai đoạn magma- kiến tạo chính sẽ tiến hành nghiên cứu chi tiết tuổi đồng vị U-Pb trên khoáng vật zircon trong các thành tạo magma có khoảng tuổi tương ứng. Từ cách tiếp cận như vậy, đề tài luận án hồn tồn có cách tiếp cận hợp lý, hiện đại, khoa học và lần đầu tiên được thực hiện ở lưu vực Sông Ba.
Trong nghiên cứu này, NCS lựa chọn các zircon trong các mẫu trầm tích cát lịng sơng có tính đại diện cho các tiểu lưu vực cũng như tồn bộ lưu vực Sơng Ba làm đối tượng nghiên cứu chính. Đá magma giai đoạn Permi-Trias là đá gốc được nghiên cứu, nhằm làm rõ hơn về một giai đoạn kiến tạo chính hoạt động mạnh mẽ trong khu vực nghiên cứu. Granitoid tuổi Trias phân bố chủ yếu rìa phía nam địa khối Kon Tum, gồm các khối Vân Canh, Chư Kúp, Phú Nhơn, Ayun Pa, Chư Prơng, trong đó khối Vân Canh chiếm diện tích lớn nhất. Các đá granitoid tuổi Trias có dạng kéo theo hướng tây bắc-đơng nam và theo hướng á vĩ tuyến, tổng diện tích khoảng hơn 2500 km2. Trong phạm vi của luận án, NCS tập trung nghiên cứu các thành tạo magma phần phía Nam địa khối Kon Tum với các đá granitoid của phức hệ Vân Canh (Hình 1.1, 1.3).