2.3.1.2. Thu thập mẫu granitoid phức hệ Vân Canh
Trong khuôn khổ nội dung nghiên cứu, NCS tập trung nghiên cứu đối tượng là granitoid phức hệ Vân Canh tại một số khối trên thượng nguồn sông Ba. Dọc theo tuyến đường TL662, QL19D, QL14C, đường Trường Sơn Đông, QL19… (Bảng 3), phức hệ Vân Canh được đặc trưng bởi các khối granitoid có thành phần và kiến trúc khá đa dạng. Các granitoid này được các nhà địa chất thuộc Liên đoàn bản đồ địa chất miền Nam xếp vào giai đoạn Trias giữa–muộn theo tài liệu đo vẽ địa chất nhóm tờ bản đồ địa chất Kon Tum – Buôn Ma Thuột tỷ lệ 1:200 000 [6, 7].
Các khối granitoid phức hệ Vân Canh mà nhóm nghiên cứu khảo sát và thu thập mẫu được thể hiện trên hình 2.5-2.12. Tại các khu vực này, các thể granitoid phức hệ Vân Canh lộ ra dưới dạng các khối xâm nhập kích thước nhỏ và trung bình, hình dạng méo mó, phổ biến bị phong hóa bề mặt với bề dày từ 0,5m đến 1m. Đá vây quanh các khối có thành phần khác nhau: trầm tích Paleozoi sớm, granitoid phức hệ Bến Giằng – Quế Sơn, các đá núi lửa hệ tầng Mang Yang tuổi Trias giữa– muộn và nhiều chỗ bị phủ bởi basalt Neogen – Đệ tứ. Vị trí các mẫu granitoid phức hệ Vân Canh đã thu thập được thể hiện ở (Bảng 2.3, Hình 1.1). Dưới đây là thơng tin chi tiết các điểm thu thập mẫu granitoid phức hệ Vân Canh.
Bảng 2.3. Vị trí thu thập các mẫu granitoid phức hệ Vân Canh
TT Mẫu Tọa độ (WGS84) Địa điểm Tên đá
B Đ
1 DH07 14° 11' 22" 108° 06' 13" QL19D, Đăk Sơ Mei, Đăk Đoa, tỉnh
Gia Lai
Granit porphyr 2 DH08 14° 11' 06" 108° 06' 21" Đăk Sơ Mei, Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai Granit porphyr 3 DH14 14° 04' 33" 108° 14' 10" QL19D, H. xã Đăk Djrăng, huyệnMang Yang, tỉnh Gia Lai Granit biotit 4 DH16 13° 58' 36" 108° 31' 31" Trường Sơn Đông, xã An Thành, huyện Đăk Pơ, tỉnh Gia Lai Diorit 5 DH20 13° 59' 35" 108° 41' 09" ĐT669, phường An Phước, Tx An Khê, tỉnh Gia Lai Granodiorit 6 DH26 14° 00' 02" 107° 28' 04" QL14C, Xã Mô Rai, huyện Sa Thầy,tỉnh Kon Tum Granosyenit 7 DH47 13° 46' 23" 108° 27' 44" ĐT662, Chơ Long, huyện Kông Chro,tỉnh Gia Lai Diorit 8 DH48 13° 42' 00" 108° 24' 35" ĐT662, Chơ Long, huyện Kông Chro,tỉnh Gia Lai Granit biotitamphibol
a. Granit dạng porphyr khu vực Đăk Sơ Mei
Điểm lộ DH07 nằm cạnh đường QL19D, thuộc địa phận Đăk Sơ Mei, Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai có toạ độ 14° 11' 22" N, 108° 06' 13" E. Tại vị trí này lộ ra granit dạng porphyr, có bề mặt bị phong hố mạnh, độ dày lớp phong hố khoảng 1,5m (Hình 2.5). Mẫu DH07 được chọn để phân tích đảm bảo mẫu tươi và ít phong hố, mẫu có màu trắng đục phớt hồng, nâu hồng, hạt nhỏ - trung, cấu tạo khối.
Hình 2.5. Quang cảnh điểm lộ và mẫu cục granit dạng porphyr DH07. b. Granit dạng porphyr hạt trung khu vực Đăk Sơ Mei
Điểm lộ DH08 nằm phía trước đập thuỷ điện Đăk Đoa, thuộc địa phận Đăk Sơ Mei, Đăk Đoa, tỉnh Gia Lai có toạ độ 14° 11' 06" N, 108° 06' 21" E. Tại đây lộ ra granit dạng porphyr hạt trung, đá có màu xám phớt hồng, kích thước hạt trung, xen đen chứa các ban tinh đơi khi có kích thước lớn 1x2cm; cấu tạo khối (Hình 2.6).
Hình 2.6. Quang cảnh điểm lộ và mẫu cục granit dạng porphyr hạt trung DH08 c. Granit biotit khu vực Đăk Djrăng
Điểm lộ DH14 nằm bên cạnh đường QL19D, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai có toạ độ 14° 04' 33" N, 108° 14' 10" E. Tại đây có lộ đá granit sáng màu, hạt nhỏ - vừa, cấu tạo khối (Hình 2.7).