2.8 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Châu Thành tỉnh Tây
2.8.2 Điều kiện về kinh tế xã hội
Huyện Châu Thành có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, có khả năng kết nối nhanh với các trung tâm đô thị lớn cả bằng giao thông đường bộ và đường thủy khi hệ thống giao thơng trục được đầu tư hồn chỉnh. Trong đó, đặc biệt là tuyến Quốc lộ 22B kết nối với đường Xuyên Á đi thủ đô Phnom Penh của Vương quốc Campuchia; tuyến Quốc lộ 14C chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia hoàn thành; kết hợp với các tuyến tỉnh lộ đường 781, đường 786, đường 788, đường 796, Phước Vinh - Sóc Thiết và tuyến đường thủy sông Vàm Cỏ Đông… sẽ mở ra cho huyện Châu Thành cơ hội thuận lợi trong giao thương kinh tế - văn hóa - xã hội, thúc đẩy quan hệ sản xuất
với với các tỉnh thành trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và vùng đồng bằng sơng Cửu Long và các nước ASEAN qua các cửa khẩu với Vương quốc Campuchia.
Châu Thành có điều kiện tự nhiên và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp sinh thái hiện đại toàn diện và tạo nền tảng nguyên liệu phát triển các ngành cơng nghiệp chế biến và thương mại dịch vụ.
Tình hình kinh tế - xã hội trong thời gian qua đã có bước phát triển tương đối nhanh, đúng hướng phù hợp với tiềm năng, lợi thế của từng tiểu vùng, nhiều mơ hình sản xuất có hiệu quả cao đã từng bước được nhân rộng. Tuy nhiên, so với tình hình phát triển chung của tồn tỉnh và với tiềm năng của mình thì huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh cịn tiềm năng rất lớn để đẩy nhanh hơn nữa quá trình phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn lao động dồi dào, trẻ có khả năng tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất nếu được đào tạo. Đây là nguồn lực có ý nghĩa rất lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội huyện theo hướng hiện đại hóa.
Bảng 2.3 Lao động làm việc trong các ngành kinh tế - xã hội
ĐVT Tăng bình quân (%)
2001-2005 2006-2010 2011-2014
1. Dân số trung bình người 1,23 0,68 0,95
Tỷ lệ s/v dsố Tỉnh % 12,2 12,2 12,2
- Tỷ lệ tăng tự nhiên % 1,47 1,32 1,40
2. Dân số đô thị người 0,74 -0,47 0,135
So với dân số % 7,2 7,06 7,13
3. Số người trong độ tuổi lao
động người 1,54 0,85 1,19
So với dân số % 68,0 68,42 68,21
4. Lao động đang làm việc người 1,86 0,94 1,4
So với dân số trong độ tuổi % 80,5 80,64 80,57
Tổng cộng % 100 100 100
- Nông lâm thủy sản người -1,10 0,61 -0,49
Tỷ lệ % 66,6 65,82 66,21
- Công nghiệp-xây dựng người 6,42 1,95 4,18
Tỷ lệ % 13,9 14,22 14,06
- Dịch vụ người 12,94 1,29 7,11
Tỷ lệ % 19,5 19,96 19,73
5. Năng suất lao động (giá hiện
hành) tr.đ 12,5 20,84 16,67
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh (2006, 2011, 2015).
Nhìn chung, dân số đơ thị giai đoạn 2006-2010 (7,06%) và giai đoạn 2011- 2014 (7,13%) giảm dần so với giại đoạn 2001-2005 (7,2%). Do huyện đã thực hiện tốt chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình nên tỷ lệ tăng dân số đơ thị có xu hướng giảm qua từng giai đoạn.
Lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm thủy sản chiếm đa số qua từng giai đoạn, với tỷ lệ khá cao, trên 65%. Tỷ lệ lao động làm việc trong lĩnh vực này có chiều hướng giảm, nhưng chưa nhiều ( từ 66,6% giảm còn 66,21%).
Lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ tăng dần qua từng giai đoạn, từ 19,5% lên 19,73%.
Lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp – xây dựng cũng tăng qua từng giai đoạn, từ 13,9% lên 14,06%.
Cơ cấu sử dụng lao động từng bước đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành phi nông nghiệp, đồng thời giảm tỷ trọng lao động trong các ngành nông nghiệp.
Châu Thành là huyện nông thôn biên giới nên người dân sống chủ yếu bằng nghề nông nghiệp, đa số là sản xuất theo kinh nghiệm và truyền nghề là chính. Vì vậy, đào tạo nghề cho lao động nơng thơn góp phần làm tăng kiến thức nông nghiệp, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp tăng năng suất, đạt hiệu qua cao và làm tăng thu nhập đảm bảo đời sống của người dân. Đặc biệt là dân tộc thiểu số, họ an tâm, nắm, hiểu và áp dụng vào sản xuất giúp cải thiện được đời sống của người đồng bào dân tộc, góp phần ổn định kinh tế xã hội, đảm bảo an ninh quốc gia.
2.9 Loại hình đào tạo nghề cho lao động nơng thơn đang diễn ra trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, hiện nay trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh đang tiến hành triển khai một loại hình đào tạo nghề sau:
Bảng 2.4 Thống kê cơ sở đào tạo nghề cho lao động nơng thơn huyện Châu Thành tính đến ngày 31/12/2014
STT
Tên Cơ sở đào tạo
Đối tượng được học nghề Thời gian học nghề Địa điểm Dạy nghề ngắn hạn
1. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Châu Thành 2. Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ
Khoa học và Công nghệ tỉnh Tây Ninh
3. Công ty cổ phần Doanh nhân Tây Ninh
4. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh
5. Trung tâm dạy nghề lái xe Thành Đạt Lao động có nhu cầu 22 đến 90 ngày Tại cơ sở dạy nghề hoặc tại xã
Nguồn: Phòng Lao động Thương binh và Xã hội huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh, 2015
Nhận xét:
Tính đến ngày 31/12/2014 trên địa bàn huyện Châu Thành tỉnh Tây Ninh chỉ có 05 cơ sở tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Đào tạo nghề ngắn hạn: Đây là hình thức phù hợp với đa số đối tượng là lao động
nông thôn. Tuy nhiên, đối với bộ phận lao động nông thôn này cần được phân rõ đối tượng để hình thức dạy nghề phù hợp với nguyện vọng học nghề và độ tuổi lao động. Triển khai nhân rộng hình thức này nhằm khai thác tối đa năng lực và chức năng hoạt
động của cơ sở dạy nghề phục vụ nhu cầu đa số đối tượng trên địa bàn huyện. Với việc phân rõ đối tượng và độ tuổi lao động sẽ là một giải pháp nhằm nâng cao kết quả đào tạo nghề cho lao động, đáp ứng được đòi hỏi của thị trường lao động.