1. Trên cơ sở định hướng phát triển và kết cấu hạ tầng sẽ được đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các thành phần tham gia thực hiện đề án. Đề xuất những cơ chế, chính sách như sau:
a. Xúc tiến kêu gọi đầu tư cơ sở dịch vụ du lịch. Có chính sách ưu đãi cho những nhà đầu tư, các hộ cá thể đầu tư, hoạt động du lịch.
b. Phát triển du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng. Có những văn bản pháp quy tạo hành lang mơi trường pháp lý cho hoạt động du lịch sinh thái trong rừng đặc dụng có cơ hội phát triển. Cho các doanh nghiệp và các cộng đồng dân cư được thuê môi trường rừng để tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái.
c. Ban quản lý rừng sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư làm ăn lâu dài. Nhà đầu tư chia sẻ lợi ích kinh tế với ban quản lý rừng, đầu tư cho bảo vệ và phát triển rừng để kinh doanh du lịch bền vững.
d. Vận động, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ dân địa phương có điều kiện tham gia du lịch dưới hình thức: mời du khách tham gia làm nơng nghiệp, thu hoạch hải sản, câu cá ...và cùng nghỉ tại nhà dân (homestay).
e. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tăng cường kiểm tra, kiểm soát giá cả, mua bán giam lận, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh mơi trường, phịng chống tệ nạn xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho du khách.
2. Đề xuất giải pháp thực hiện trọng tâm như sau:
1. Sớm hoàn thành các dự án hạ tầng cơ sở, đặc biệt là đường, cầu, nước sạch tạo điều kiện thuận tiện thu hút nhà đầu tư và du khách đến vùng dự án.
2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án ” Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre”; các dự án xây dựng nông thôn mới 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải.
3. Vận động các nhà tài trợ, cộng đồng dân cư đầu tư nâng cấp Lăng Ông, miếu Bà Chúa Xứ, xây dựng chùa, tượng Quan Âm . Nâng cấp Lễ hội nghinh Ông hàng năm lên qui mô cấp huyện.
4. Thành lập Ban Quản lý du lịch địa phương để trực tiếp điều hành, quản lý, phối hợp tổ chức các hoạt động du lịch.
5. Giải pháp thực hiện cho từng khu chức năng:
Khu ăn uống, dịch vụ, lưu trú, nghỉ dưỡng (kêu gọi đầu tư quy mơ lớn) - Hình thành các cơ sở dịch vụ du lịch tập trung, với quy mô tương đối lớn. - Kêu gọi đầu tư
- Bao gồm các cơ sở dịch vụ ăn uống từ các cá thể - Xây dựng riêng lẻ
Bãi tắm công cộng:
- Bãi tự nhiên, phục vụ công cộng
Bãi tắm gắn liền khu kêu gọi đầu tư tập trung
- Nâng cấp xây dựng theo sự khai thác dịch vụ của nhà đầu tư Khu dân cư kết hợp đất sản xuất
- Khu vực dân cư nông thôn hiện hữu với nhà ở và các cơ sở hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, nuôi thủy sản
- Kết hợp phát triển du lịch trải nghiệm nhà dân
Rừng phục hồi sinh thái (tại phân khu phục hồi sinh thái I), các khu vực rừng đặc dụng
- Khu vực rừng dương (hiện hữu), ven biển, khu vực rừng đặc dụng - Phục hồi, trồng mới, xây dựng đường dạo, chồi nghỉ,… (theo quy định) - Đầu tư bằng ngân sách nhà nước, các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư.
Do ban quản lý rừng quản lý và liên kết khai thác dịch vụ du lịch. Khu cơng trình kỷ niệm, tín ngưỡng dân gian
- Đầu tư bằng ngân sách nhà nước, vốn xã hội hóa
- Do cơ quan chức năng quản lý và liên kết khai thác dịch vụ du lịch.
Cơ sở hạ tầng (bến ghe, tàu, điểm bán hàng nông thủy sản, công viên, quảng trường, khu quản lý, trạm cấp nước, trạm cấp điện, trung chuyển rác, … - Đầu tư bằng ngân sách nhà nước, vốn xã hội hóa
- Do cơ quan chức năng quản lý, phục vụ và liên kết khai thác dịch vụ du lịch. 6. Thường xuyên phối hợp các ngành, tổ chức các lớp tập huấn, lớp nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng: cán bộ quản lý nhà nước về du lịch địa phương, người lao động tham gia kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư địa phương nhằm nâng nhận thức về du lịch, tạo thái độ ứng xử thân thiện với du khách và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh.
7. Tăng cường hoạt động thông tin, xúc tiến, quảng bá du lịch thông qua internet, báo đài.
Phần V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Cơ quan chủ trì, phối hợp với các cấp,
các sở, ban, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện đề án.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kêu gọi đầu tư; phối hợp với Sở Tài
chính cân đối, bố trí nguồn vốn từ ngân sách hằng năm và tham mưu về cơ chế, chính sách bảo đảm thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của đề án và các dự án thành phần.
3. Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành phát triển
hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn. Tăng cường công tác quản lý phương tiện vận tải hành khách, bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
4. Sở Tài nguyên – Môi trường phối hợp, hướng dẫn xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch. Chủ trì việc đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát triển du lịch.
5. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp, hướng dẫn xây dựng
nông thôn mới, huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới kết hợp cho phát triển du lịch.
6. Ban Quản lý rừng hướng dẫn quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất rừng đặc
dụng, rừng phòng hộ cho yêu cầu phát triển du lịch; liên kết, cho thuê môi trường rừng đặc dụng để kinh doanh du lịch sinh thái.
7. Cơng an, Qn sự, Bộ đội Biên phịng tỉnh tổ chức và hổ trợ địa phương
các giải pháp nhằm đảm bảo về an ninh, trật tự, an tồn biên giới biển và khu vực phịng thủ chung
8. Ủy ban nhân dân huyện Thạnh Phú thực hiện công tác quản lý nhà nước
tại địa phương; phối hợp với các cấp các ngành liên quan triển khai thực hiện đề án; tổ chức cho các cơ quan ban ngành huyện, Ủy ban nhân dân xã Thạnh Hải, xã Thạnh Phong thực hiện các công việc cụ thể:
- Phối hợp các ngành liên quan trong việc kêu gọi và thu hút đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn. Đẩy mạnh chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch rộng rãi trong và ngoài tỉnh.
- Thành lập Ban quản lý du lịch.
- Phối hợp với Ban quản lý rừng để liên kết, cho th mơi trường rừng cho mục đích du kịch.
- Hướng dẫn đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia các chương trình hoạt động du lịch, khun khích các thành phần tham gia xây dựng mơ hình mẫu, phát động phong trào sưu tầm tài liệu hiện vật về thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa truyền thống, phục vụ nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách.
- Phối hợp các ngành chức năng kiểm tra các hoạt động dịch vụ, du lịch. - Có biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho du khách.
- Hướng dẫn và kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hướng dẫn sơ cấp cứu kịp thời.
Phần VI
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Du lịch là ngành cơng nghiệp khơng khói, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là một trong những ngành được tỉnh xác định là ngành quan trọng đóng góp vào sự tăng trưởng của kinh tế địa phương. Với những lợi thế sẵn có, cùng với những định hướng chiến lược phát triển du lịch chung, khu vực hai xã Thạnh Phong và Thạnh Hải có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Đặc thù và thế mạnh của vùng Thạnh Phong, Thạnh Hải là vùng căn cứ cách mạng, nhiều di tích lịch sử văn hóa, tâm linh, đặc biệt có khu bảo tồn thiên nhiên vùng ngập nước.
Việc phát triển du lịch sẽ góp phần phát triển kinh tế cho địa phương. Đồng thời tạo điều kiện cho nhân dân và du khách tham quan di tích lịch sử truyền thống, vui chơi, giải trí, nghĩ dưỡng, góp phần tạo ý thức bảo vệ mơi trường sinh thái tự nhiên, ... Định hướng phát triển du lịch cho các khu vực có tiềm năng trong địa bàn hai xã là cần thiết, hợp lý trong từng giai đoạn.
Trên đây là nội dung đề án phát triển du lịch tại 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải gắn với Dự án Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí minh trên biển kính trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt ./.