Việc thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hấp thụ vốn của quốc gia tiếp nhận, mà cụ thể đó là các nguồn lực đối ứng trong nước.
Nếu quốc gia tiếp nhận có đầy đủ các nguồn lực đối ứng vốn cần thiết: như có kế hoạch tiếp nhận cụ thể, phương hướng rõ ràng, đội ngũ cán bộ có trình độ .., thì việc giải ngân sẽ diễn ra nhanh hơn, tiết kiệm được thời gian và chi phí, tăng hiệu quả sử dụng vốn. Ngược lại, nếu khơng có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tiếp nhận sẽ dẫn đến vốn bị ứ đọng, dễ gây thất thoát và nảy sinh tiêu cực.
Trong nhiều năm qua, do việc thiếu nguồn lực đối ứng trong nước mà khả năng thu hút vốn ODA từ WB bị hạn chế nhiều. Chúng ta đã thiếu hẳn một cơ chế trong vấn đề này, khiến phía nhà tài trợ rất dè dặt trong việc cấp vốn. Các nguồn lực đó bao gồm cả con người, cơng nghệ, chính sách pháp luật, môi trường kinh doanh … đã và đang cần phải được tiếp tục xem xét và đổi mới. Đây sẽ là tiền đề hết sức quan trọng nhằm tạo sự tin tưởng phía nhà tài trợ WB.
Bởi vậy, để tăng cường khả năng thu hút cũng như tối đa hóa sự đóng góp của nguồn vốn ODA trong lĩnh vực giao thơng vận tải, Chính phủ cần phối hợp chặt chẽ với nhà tài trợ trong việc tăng cường nguồn lực đối ứng trong nước, thực hiện tốt các nội dung và hoạt động trong chương trình nghị sự trong khn khổ Diễn đàn hiệu quả viện trợ (AEF).
Làm tốt được điều này sẽ giúp cải thiện tình hình giải ngân vốn ODA của Việt Nam, tăng hiệu quả sử dụng vốn cũng như đóng góp vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới.