Đơn vị %
Nguồn Nơng lương của Liên hợp quốc-FAO và các tính tốn của tác giả
Kết quả cho thấy từ năm 1996 đến năm 2003 tỷ lệ xâm nhập hàng nhập khẩu có xu hướng tăng nhiều hơn là xu hướng giảm đi và mức tăng hàng nhập khẩu từ năm 2000-2003 chậm và đều. Tỉ lệ xâm nhập của hàng nhập khẩu trung bình của ngành là 0.03 (3%).
Đi sâu vào nghiên cứu tình hình nhập khẩu các mặt hàng chế biến ở Việt Nam thì cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu được thể hiện:
Bảng 2.8: Sản lượng nhập khẩu của các nhóm ngành trong ngành cơng nghiệp chế biến Thực phẩm (1997-2003) Đơn vị 1000 tấn 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 CNCB tinh bột xay xát lương thực 591.51 813.52 855.42 1013.27 1065.18 1333.55 1302.72 CNCB bánh mì, đường thức ăn khác 79.85 136.23 50.71 49.85 92.33 7.71 5.89 CNCB thịt cá, rau quả mỡ, dầu 198.14 463.04 264.29 363.91 449.08 464.84 493.84 CNCB đồ uống 47.91 0.05 67.56 149.27 31.05 95.32 136.91 CNCB bơ sữa 8.94 0 9.94 7.18 7.71 9.61 9.05
Nguồn: Tổ chức Nông lương liên hợp quốc – FAO và các tính tốn
Căn cứ vào bảng số liệu ta thấy nhóm ngành nhập khẩu cao nhất là CNCB tinh bột, xay xát lương thực. Năm 1997 ngành này nhập khẩu 591.51 (1000 tấn) đến năm 2003 là 1302.72 (1000 tấn) gấp 2.2 lần. Một sự khác biệt ở đây đó là ngành CNCB bánh mì, đường, thức ăn khác lại giảm mạnh. Năm 1997 ngành nhập 79.85 (1000 tấn) nhưng đến năm 2003 ngành giảm xuống chỉ còn 5.89 (1000 tấn), giảm gần 14 lần. Đây là một kết quả đáng mừng. Ta thấy rằng ngành CNCB khác ở đây đặc biệt là ngành CNCB đường là ngành sử dụng yếu tố đầu vào mía – nguồn nguyên liệu dồi dào của đất nước. Lợi thế của ngành là chi phí đầu vào thấp nên ngành tận dụng được tối đa nhằm cung cấp ra thị trường khối lượng đường đáng kể với nhiều tên tuổi như: đường Lam Sơn – Thanh hóa, đường Biên Hịa, đường Glucozơ…
Cơ cấu tỷ trọng của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm được mơ tả bằng hình vẽ sau:
Hình 2.10: Tỷ trọng các mặt hàng nhập khẩu của ngành chế biến Thực phẩm
Đơn vị % 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 Năm T ỷ tr ọ n g ( % ) Ngành CB sữa bơ Ngành CB đồ uống Ngành CB thịt, cá, rau quả, dầu mỡ... Ngành CB bánh mì, đường, bánh kẹo... Ngành CB tinh bột, xay xát lương thực
Nguồn: Tổ chức Nơng lương Liên hợp quốc-FAO và các tính tốn của tác giả
Từ hình vẽ 2.10 thì nhập khẩu hàng chế biến lương thực, xay xát, sản xuất mỳ ăn liền, tinh bột vẫn chiếm tỷ trọng cao, trên 60 % và có xu hướng tăng. Tiếp theo là tỷ trọng nhập khẩu của hàng chế biến dầu ăn, các loại nước chấm gia vị, chiếm khoảng từ 10% - 30% trong tổng số nhập khẩu. Như vậy, chế biến lượng thực là ngành có tỷ trọng sản xuất cao và cũng là ngành có tỷ trọng nhập khẩu cao. Điều này là do nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường.
Hiện nay, lương thực đang là vấn đề được tồn cầu quan tâm. Một thực trạng mà người nơng dân Việt Nam nói riêng và người dân thế giới nói chung đang lo ngại đó là diện tích đất Nơng nghiệp đang dần bị thu hẹp bởi các chiến lược quy hoạch đô thị cũng như các dự án đầu tư dẫn tới tình trạng thiếu lương thực trầm trọng. Các nước trong khu vực và trên thế giới đang kêu gọi thành lập tổ chức an ninh lương thực nhằm bảo đảm lương thực cho mỗi nước. Căn cứ vào tình hình trên Bộ Cơng thương đã trình Quốc hội dự kiến
xuất khẩu gạo năm 2008 đó là chỉ xuất khẩu 3 triệu rưỡi đến 4 triệu tấn gạo nhằm đảm bảo nhu cầu lương thực cho quốc gia.
2.3.4 Tỷ lệ định hướng cạnh tranh quốc tế của ngành
Chỉ số này được xác định dựa trên giả định rằng xuất khẩu đáp ứng được cạnh tranh quốc tế trên thị trường thế giới và sản xuất để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước nhằm cạnh tranh với hàng nhập khẩu (được đo giống như tỷ lệ xâm nhập của hàng nhập khẩu). Do đó, chỉ số này là tỷ lệ giữa sản lượng của ngành hàng một nước tham gia vào cạnh tranh quốc tế. Nếu tỷ lệ này cao chứng tỏ sự cạnh tranh quốc tế của ngành hàng cao. Như đã trình bày ở chương 1, tỷ lệ định hướng cạnh tranh quốc tế của ngành EIC:
IPR Trong đó
EIC : Tỷ lệ định hướng cạnh tranh quốc tế của ngành hàng x/p : Tỷ lệ xuất khẩu trên sản lượng của ngành hàng đang xét IPR : Tỷ lệ xâm nhập của hàng nhập khẩu ngành hàng đang xét Qua tính tốn xu thế của tỷ lệ định hướng cạnh tranh của ngành:
Nguồn: Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO-FAOSTAT) và các tính tốn của tác giả
Xu thế cạnh tranh quốc tế của ngành có tăng từ năm 1996-2001 giảm năm 2002 và tăng vào năm 2003. Năm 1996 tỷ lệ định hướng cạnh tranh quốc tế của ngành là 0.105 và năm 2003 tăng lên 0.14.
2.4. Tóm tắt chương 2 và những thách thức ngành chế biến Thực phẩm trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2 luận văn đã trình bày những thực trạng chung cũng như thực trạng các chỉ tiêu năng lực cạnh tranh của ngành giai đoạn 1996-2003.
Nhìn chung trên thị trường trong nước cũng như quốc tế ngành chế biến Thực phẩm Việt Nam đang có vị thế đi lên tuy nhiên vị thế này đang ở mức thấp thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh ngành. Từ những thực trạng đó thì ngành sẽ phải đối đầu với rất nhiều thách thức trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay.
Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế có tính quy luật khách quan trong tiến trình tồn cầu hố nền kinh tế. Tại đại hội IX Đảng chủ trương “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ gìn bản sắc văn hố dân tộc, bảo vệ mơi trường”.
Trước đây, khái niệm hội nhập kinh tế quốc tế chỉ được hiểu là những hoạt động giảm thuế, mở cửa thị trường. Ngày nay, khái niệm này được hiểu một cách rộng hơn đó là việc một quốc gia thực hiện chính sách kinh tế mở, tham gia vào các định chế kinh tế-tài chính quốc tế, thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, đầu tư. Một nền kinh tế có khả năng đững vững trong q trình hội nhập và tồn cầu hố cần phải bảo đảm lợi ích phát triển quốc gia ở mức cao nhất, các ngành kinh tế phải bao gồm những ngành có sức
cạnh tranh cao và khả năng tự điều chỉnh; phát triển hiệu quả các nguồn lực có chất lượng cao, ứng phó kịp thời với những biến động về chính trị, kinh tế.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước mở rộng quan hệ, tiếp cận phương thức quản lý tiên tiến, tiếp thu khoa học-công nghệ mới của quốc tế và tăng năng lực cạnh tranh của ngành trên thương trường. Quá trình hội nhập này cũng thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải tiến hành đổi mới trong phương thức quản lý, xố bỏ tính ỷ lại vào sự bảo hộ của chính phủ từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện mở rộng thị trường do được hưởng các nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ kinh tế và lợi ích của việc xố bỏ các hàng rào thuế quan và phi thuế quan.
Hội nhập kinh tế quốc tế là sự gắn kết nền kinh tế của một nước vào các tổ chức quốc tế khu vực và tồn cầu. Các hình thức hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng phát triển phong phú, đa dạng hơn và mỗi quốc gia có thể lựa chọn tham gia phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển của mình. Bên cạnh đó, mỗi nước có thể sử dụng đồng thời nhiều hình thức để khai thác tối đa các lợi thế của mình và hạn chế thấp nhất các tác động khơng tốt của q trình này. Các tổ chức hợp tác như là song phương, đa phương, hợp tác tiểu vùng, khu vực, liên châu lục và các tổ chức toàn cầu.
Đối với các nước đang phát triển, hội nhập kinh tế quốc tế là con đường tốt nhất để rút ngắn tụt hậu, có điều kiện phát huy tối ưu những lợi thế so sánh của mình trong phân cơng lao động và hợp tác kinh tế.
Khi các nước tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ có vị thế bình đẳng với nhau trên thị trường quốc tế về thuế quan cũng như các quy định về phi thuế quan. Do vậy, giá thành sản xuất trở thành yếu tố quan trọng trong việc xác định năng lực cạnh tranh của một sản phẩm hay của một ngành kinh tế.
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đứng trước những thách thức.
Thứ nhất, sự cạnh tranh về chất lượng đối với sản phẩm ngoại.
Trong điều kiện kinh tế hội nhập sự xuất hiện hàng ngoại ở thị trường Việt Nam là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Đồng thời, sự tham gia thị trường quốc tế của hàng Việt Nam cũng là vấn đề trăn trở đối với chúng ta. Một thực tế chúng ta khơng thể phủ nhận đó là sự tiến bộ của khoa học cơng nghệ thế giới mà Việt Nam đang phải học hỏi và tiếp cận rất nhiều. Hơn nữa, quy mô vốn đầu tư cịn nhỏ cũng như trình độ tay nghề lao động chưa phát triển; do đó, sự chênh lệch về chất lượng là điều không không thể tránh khỏi. Đây cũng là vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và chính phủ Việt Nam nói riêng đang nỗ lực hết mình để có thể khẳng định thương hiệu trong lịng người tiêu dùng.
Thách thức thứ hai xuất phát từ thách thức thứ nhất; đó là thách thức về giá cả. Chất lượng và giá cả có mối quan hệ biện chứng với nhau. Thông thường giá cả là sự biểu hiện của chất lượng. Chất lượng càng cao thì giá càng cao. Do chất lượng sản phẩm Việt Nam vẫn còn ở mức thấp hơn so với sản phẩm của các nước khác như Hoa Kỳ, Nhật Bản vv…nên chúng ta không thể đưa ra mức giá cao hơn các mặt hàng đó được. Mà giá cả là một sự biểu hiện của doanh thu. Vấn đề này trở thành một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ khi chi phí đầu vào lớn.
Thách thức thứ ba, là thị trường tiêu thụ. Hội nhập kinh tế mở ra cho các ngành kinh tế một lối đi mới. Sân chơi của các ngành sẽ được nới rộng. Tuy nhiên, khi tham gia một sân chơi ở đâu thì đồng nghĩa với việc chấp hành các luật chơi ở đó. Mà một trong các luật chơi trên thị trường đó là luật loại trừ. Mặt hàng nào đủ tiêu chuẩn quốc tế thì được tham gia. Trong khi đó, nước ta đang
bước đầu tham gia vào thị trường quốc tế, sự am hiểu về luật đang ở một mực độ nhất định nên các doanh nghiệp cũng đang dè dặt, không dám mạo hiểm.
Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra nhiều thuận lợi nhưng cũng khơng ít thử thách cho các ngành sản xuất trong nước.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KỸ THUẬT NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM VIỆT NAM
Chương 2, luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh ngành công nghiệp chế biến Thực phẩm Việt Nam giai đoạn 1996-2003 sử dụng bộ số liệu FAO để tính bốn chỉ tiêu đó là: Thị phần, chủng loại và giá bán sản phẩm; Hệ số tham gia thị trường quốc tế; Tỉ lệ xâm nhập của hàng nhập khẩu; Tỉ lệ định hướng cạnh tranh quốc tế.
Chương 3, luận văn sẽ đi sâu phân tích năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp chế biến Thực phẩm thông qua việc dánh giá hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp này. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng mơ hình kinh tế lượng – mơ hình Tobit - để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các doanh nghiệp. Cuối cùng là phần kết luận và khuyến nghị chính sách.
3.1. Ước lượng hiệu quả kỹ thuật các doanh nghiệp ngành công nghiệp chế biến Thực phẩm
3.1.1 Mô tả biến số
Đầu ra là doanh thu (R) của doanh nghiệp (đơn vị: triệu đồng), đầu vào sản xuất bao gồm vốn ròng (K) (đơn vị: triệu đồng) được đo bằng trung bình vốn đầu năm và vốn cuối năm, tổng số lao động (L) đo bằng số lao động bình quân trong năm.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến số ngành chế biến thực phẩm Việt Nam năm 2000
Đơn vị triệu đồng
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Skewness Kurtosis
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic
L2000 75 2 1774 203.69 311.58 2.91 9.84
K200 75 3 35823 2097.2 4892.03 5.09 31.56
R2000 75 9 408925 31075.04 65150.82 4.05 18.57
Valid N (listwise) 75
Nguồn: Tổng cục Thống kê và các tính tốn
Căn cứ vào bảng thống kê mô tả cho năm 2000, ta thấy với biến doanh thu giá trị nhỏ nhất là 9 triệu đồng và cao nhất là 408925 triệu đồng. Doanh thu trung bình là 31075,04 triệu đồng. Trong khi đó số vốn bỏ ra có giá trị nhỏ nhất là 3 triệu đồng và giá trị lớn nhất là 35823 triệu đồng; trung bình số vốn bỏ ra là 2097,2 triệu đồng. Doanh thu trung bình gấp 14.82 lần một tỷ số khá cao. Số lao động bình quân của năm thấp nhất là 2 người và cao nhất là 1774 người.
Dùng tiêu chuẩn Jacque-Bera kiểm định sự phân phối chuẩn của các chuỗi giá trị:
Trong đó
S: hệ số bất đối xứng
K: hệ số nhọn
JBL=408.43 JBK=3437,5 JBR=1283,106
So sánh với tiêu chuẩn kiểm định ta thấy doanh thu và lợi nhuận phân phối chuẩn.
Bảng 3.2: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến số ngành chế biến thực phẩm năm 2001
Đơn vị người, triệu đồng
N Minimum Maximum Mean Deviation SkewnessStd. Kurtosis
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic
L2001 122 2 1913 139.25 280.60 3.77 16.68
K2001 122 2 97126 3117.22 9758.12 7.80 72.32
R2001 122 3 644109 29437.34 81819.09 5.02 30.19
Valid N (listwise) 122
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp2000-2003
Thống kê mô tả cho năm 2001 cho thấy với biến lao động bình quân năm thấp nhất là 2 người, cao nhất là 1913 người cao hơn mức bình quân năm của năm 2000. Trong khi đó mức vốn đầu tư cao nhất là 97126 triệu đồng cao gấp 2.7 lần. Doanh thu cao nhất là 644109 triệu đồng cao gấp 1.6 lần doanh thu cao nhất năm 2000.
Kiểm định tiêu chuẩn phân phối của các chuỗi đầu vào tương tự như trên ta có các giá trị JB tương ứng là:
JBL=1703.29 JBK=27823.84 JBR=5145.54
Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu thống kê của các biến số ngành chế biến thực phẩm năm 2002
Đơn vị người, triệu đồng
N Minimum Maximum Mean Std. Deviation Skewness Kurtosis
Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic Statistic
L2002 188 2 2031 104.03 232.70 4.96 30.89
K2002 188 5 152869 3575.79 13639.84 8.37 82.25
R2002 188 2 749898 29808.67 98954.09 5.30 30.77
Valid N (listwise) 188
Nguồn: Điều tra doanh nghiệp 2000-2003
Đến năm 2002 thì giá trị bình quân lao động năm lớn nhất là 2031 cao gấp 1.14 năm 2000 và 1.06 lần. Vốn đầu tư lớn nhất là 152869 triệu đồng cao gấp 4.3 lần năm 2000, 1.6 lần năm 2001. Đồng thời doanh thu lớn nhất tiếp tục tăng từ 644109 lên 749898 (triệu đồng) cao gấp 1.8 lần, 1.2 lần so với năm 2001.
Kiểm định sự phân phối của các chuỗi ta có: JBL=8245.35
JBK=55188.11 JBR=8296.7
So sánh với tiêu chuẩn kiểm định thì các chuỗi lao động, vốn, doanh thu phân phối chuẩn.