Đàm phán hợp đồng

Một phần của tài liệu So sánh quy định về đấu thầu tuyển chọn tư vấn giữa việt nam và ngân hàng thế giới (WB) (Trang 26 - 27)

II. So sánh quy định đấu thầu tuyển chọn tư vấn giữa Việt Nam và Ngân hàng

2. Quy trình đấu thầu tuyển chọn nhà thầu tư vấn theo phương pháp QCBS

2.4. Đàm phán hợp đồng

Bên mời thầu mời nhà thầu xếp thứ nhất đến để đàm phán hợp đồng. Việc đàm phán gồm 2 phần: đàm phán kỹ thuật và đàm phán tài chính.

Đàm phán kỹ thuật

Bên mời thầu và tư vấn sẽ thảo luận về đề xuất kỹ thuật của nhà thầu, phương pháp luận và cách tiếp cận đề nghị, tổ chức thực hiện và bố trí nhân sự và các bình luận gợi ý của nhà thầu. Qua đó hồn thiện TOR, lịch biểu công việc, kế hoạch nhân sự, hỗ trợ hậu cần, công tác báo cáo và các số liệu, tài liệu, dịch vụ đầu vào do bên mời thầu cung cấp cho tư vấn. Các bên cũng hoàn thiện các điều khoản trong hợp đồng trên cơ sở theo các điều khoản của hợp đồng dự thảo trong HSMT. Đàm phán kỹ thuật không được làm thay đổi một cách cơ bản TOR ban đầu, hoặc các điều kiện hợp đồng hoặc chất lượng sản phẩm, hoặc làm sai lệch các kết quả đánh giá ban đầu.

Đàm phán tài chính

Bên mời thầu và tư vấn sẽ thảo luận về trách nhiệm thuế của tư vấn cũng như các thức xử lý thuế trong hợp đồng...Nhưng khi đàm phán tài chính thì WB quy định khơng được phép đàm phán trừ trường hợp đặc biệt, nếu đơn giá tiền lương tư vấn quá cao so với giá

trong các hợp đồng tương tự và với sự đồng ý trước của WB , bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu giải trình và thay đổi đơn giá đó về giá cịn Việt Nam quy định có đàm phán về chi phí dịch vụ tư vấn.

Nếu đàm phán khơng thành thì sẽ được xem xét để mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo để đàm phán.

Thẩm định và thông báo kết quả

Sau khi đàm phán hợp đồng thành công và WB đã phát hành ý kiến khơng phán đối thì theo quy định của WB bên mời thầu sẽ trao hợp đồng cho nhà thầu và công bố hợp đồng như sau: “Sau khi trao hợp đồng và trong thời gian sớm nhất có thể, bên mời thầu phải đăng tải trên UNDB/dgMarket những thông tin sau đây : (i) tên của các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu ; (ii) điểm kỹ thuật của các nhà thầu ; (iii) tên và giá đánh giá của các nhà thầu đạt điểm kỹ thuật tối thiểu ; (iv) xếp hạng theo điểm tổng hợp của các nhà thầu; (v) tên nhà thầu trúng thầu, giá chào thầu, thời gian thực hiện và tóm tắt phạm vi cơng việc của hợp đồng được trao. Đồng thời bên mời thầu sẽ gửi các thông tin này cho tất cả các nhà thầu đã nộp hồ sơ dự thầu.”

Cịn theo quy định của Việt Nam thì sau khi đàm phán thành công sẽ chuyển kết quả lên cho cấp quản lý thẩm dịnh và phê duyệt. Sau khi cấp quản lý phê duyệt thì sẽ thơng báo kết quả như sau: “ngay sau khi nhận được quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, bên mời thầu phải gửi văn bản thông báo kết quả đấu thầu tới các nhà thầu tham dự thầu, riêng đối với nhà thầu trúng thầu cịn phải gửi kế hoạch thương thảo, hồn thiện hợp đồng”

Sau đó, nhà thầu trúng thầu sẽ được mời đến để thương thảo, hoàn thiện và ký hợp đồng. Nếu thương thảo, hồn thiện hợp đồng khơng thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng u cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Như vậy, ở khâu các khâu cuối này quy trình của Việt Nam và WB khá khác nhau. Quy định của Việt Nam sau khi đàm phán và thông báo kết quả rồi lại thực hiện thương thảo tiếp thực sự chỉ mang tính hình thức là có thể kéo dài thời gian mà không đi đến được kết quả như mong muốn. Khi thực hiện đàm phán hợp đồng thì quy định của WB khơng cho phép đàm phán về giá vì như vậy sẽ gây cạnh tranh không công bằng nếu nhà thầu có các thủ thuật hợp đồng nhằn tăng chi phí cho bên mua sắm.

Một phần của tài liệu So sánh quy định về đấu thầu tuyển chọn tư vấn giữa việt nam và ngân hàng thế giới (WB) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)