Bên cạnh những thành tựu chung thì nhìn lại năm 2010, nền kinh tế cũng bộc lộ nhiều vấn đề. inh tế vĩ mô vẫn thiếu nền tảng vững chắc, chất lượng tăng trưởng thấp, tiềm ẩn khơng ít bất trắc, nếu khơng sớm khắc phục có thể ảnh hưởng đến sự phát triển ổn định trong những năm tiếp theo. Quốc hội đặt chỉ tiêu lạm phát 2010 dự kiến ở mức 7-7,5%. Sau 6 tháng, trước tình hình giá thế giới biến động, giá cả đầu vào nhiều loại nguyên liệu tăng bất thường, mức lạm phát được điều chỉnh lên 8,5%/năm. Tuy nhiên, di n biến 3 tháng cuối, nhất là tháng 11 đã khiến tất cả các cơ quan điều hành phải bất ngờ, khi mới chỉ 11 tháng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã lên tới 9,58%. Lạm phát tháng cuối năm của hai thành phố lớn là (Hà Nội và TP.HCM) lần lượt là 1,83% và 1,61%. Lạm phát năm 2010 tới 11,75%. Như vậy, trong vịng bốn năm qua, có tới ba năm lạm phát ở mức hai con số (năm 2007 là 12,63%; năm 2008 là 22,97%). Việc CPI năm 2010 lên hai con số tạo nên bão giá, khiến doanh nghiệp và người dân đều gặp khó khăn.
Tốc độ tăng vốn đầu tư cao và nhanh một mặt thể hiện quan hệ tích lũy – tiêu dùng đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực, nhưng mặt khác lại cho thấy những hạn chế trong hiệu quả đầu tư. Nếu như năm 1997, chúng ta đạt được tốc độ tăng trưởng 8,2% với vốn đầu tư chỉ chiếm 28,7% GDP thì cũng với tốc độ tăng trưởng xấp xỉ như vậy năm 2007 (8,5%)
chúng ta phải đầu tư tới 43,1% GDP. Đến năm 2010, trong khi tổng mức đầu tư toàn xã hội lên tới 41% GDP, thì tốc độ tăng trưởng lại chỉ đạt 6,7%. Chỉ số ICOR đã tăng tới mức quá cao, trên 8 so với 6,6 của năm 2008. Hệ số ICOR của doanh nghiệp và đặc biệt là doanh nghiệp tư nhân chỉ có 3-4, trong khi đó ICOR của khu vực kinh tế nhà nước và từ đầu tư của
nhà nước tới 9-101