.Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Quy trình nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa đường biển tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền nam sotrans hà nội (Trang 28 - 32)

Nâng cao trình độ cho nhân viên

Nhân sự là nguồn lực quan trọng nhất đối với hoạt động kinh doanh của bất kì cơng ty nào. Một cơng ty có hoạt động tốt hay khơng phụ thuộc vào chất lượng của nguồn lực này. Nhân lực của công ty càng có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thì cơng ty đó càng có tiềm năng phát triển nhanh và vững vàng hơn so với đối thủ cạnh tranh. Vì thế cơng ty cần có những chính sách thu hút nhân tài cũng như đẩy mạnh các chương trình nâng cao trình độ của cán bộ cơng nhân viên. Cơng ty có thể gửi nhân viên đi tham dự các khóa học ngắn hạn về nghiệp vụ do các cơ quan có chun mơn tổ chức nhằm cập nhật những kiến thức mới cần thiết cho q trình làm việc của cán bộ trong cơng ty, tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên nâng cao nghiệp vụ, hay đưa ra các chính sách nhằm thu hút những nhân tài về làm việc cho công ty.

Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho nhân viên

Môi trường hoạt động trong công ty cũng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của nhân viên. Môi trường làm việc, sôi nổi, đồn kết sẽ thúc đẩy lịng nhiệt tình, sự năng động, sáng tạo của nhân viên và ngược lại. Hiệu quả công việc cũng được nâng cao. Mở rộng những hoạt động tập thể nhằm giúp cán bộ cơng nhân viên có dịp tìm hiểu, gần gũi và đồn kết với nhau hơn.

Ngồi ra, để tạo được môi trường làm việc thuận lợi trong cơng ty, những chính sách hợp lý, rõ ràng cũng là hết sức cần thiết. Qua những chính sách này, cán bộ cơng nhân viên có thể xác định rõ quyền lợi ,nghĩa vụ của mỗi nhân viên và tự mình nâng cao trách nhiệm bản thân với công việc.

3.3. Một số giải pháp khác

Ngoài những giải pháp nêu trên, cơng ty có thể đưa ra những giải pháp khác như : 

 Đầu tư kho bãi tạo hướng kinh doanh mới

 Hạn chế tối đa ảnh hưởng xấu của tính thời vụ, tạo thế chủ động trong kinh doanh

 Đầu tư thêm các thiết bị phục vụ công tác giao nhận vận tải dưới sự hỗ trợ kinh phí của văn phịng Cơng ty

 Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu

Trong đó 2 khâu: “Tăng cường hoạt động quảng bá thương hiệu” và “tạo hướng kinh doanh mới” trở nên hết sức bức thiết trong xu hướng toàn cầu hiện nay, phát triển các ngành nghề mới phù hợp với yêu cầu trong hoạt động logistics đáp ứng các nhu cầu phát sinh của khác hàng trong nước cũng như quốc tế, tạo sự khác biệt với các hãng trong ngành đi đơi với việc đánh bóng, quảng bá thương hiệu một cách sâu rộng mang tầm chiến lược dài hạn trong tương lai.

KẾT LUẬN

Giao nhận vận tải là một lĩnh vực kinh doanh còn rất mới ở Việt Nam, thị trường này chỉ thật sự phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây song đây là một thị trường đầy tiềm năng và hấp dẫn bởi kinh doanh loại hình dịch vụ này đưa lại nguồn lợi cao mà không cần đầu tư nhiều vốn như kinh doanh các lĩnh vực khác, do đó ngày càng nhiều các doanh nghiệp tham gia làm cho tính cạnh tranh của thị trường càng trở nên khốc liệt. Thêm vào đó hoạt động giao nhận vận tải chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố đặc biệt là sự tác động của hoạt động xuất nhập khẩu. Kinh doanh trong một mơi trường phức tạp như vậy thì những khó khăn và vướng mắc là khơng thể tránh khỏi đòi hỏi SOTRANS Hà Nội phải tự mình có những biện pháp để tận dụng thời cơ vượt qua thách thức, vươn lên và trụ vững khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp, trợ giúp của Nhà nước và các cơ quan hữu quan. Tuy nhiên SOTRANS Hà Nội ln tâm niệm rằng nội lực là chính, ngoại lực là quan trọng.

Mặc dù SOTRANS Hà Nội vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn trong kinh doanh như hạn chế về vốn, mặt bằng kho bãi, … hơn nữa giai đoạn 2008 - 2012 là giai đoạn mà Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới . Với nhiều khó khăn, thách thức như vậy song với phương hướng phát triển đúng đắn thể hiện qua các nghiệp vụ kinh doanh và chất lượng dịch vụ rất đáng khích lệ, SOTRANS Hà Nội tin rằng mọi khó khăn sẽ dần được khắc phục và tháo gỡ, tạo điều kiện cho thương hiệu SOTRANS cắm rễ sâu trên thị trường miền Bắc cũng như khu vực và quốc tế.

Trong bài viết này, em đã cố gắng kết hợp những lý thuyết đã được học về quy trình marketing ,vận tải giao nhận và những kinh nghiệm thực tế được rút ra trong quá trình thực tập, em hi vọng rằng những cố gắng đó đã giúp cho bài viết có được một sự tiếp cận chính xác những vấn đề trong hoạt động logistics của Công ty CP Kho Vận Miền Nam SOTRANS Hà Nội và đưa ra được những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian thực tập, bài báo cáo này của em cịn tồn tại nhiều sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của cơ để bài báo cáo thực tập có thể hồn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Nguyễn Hồng Đàm, 2005, Giáo trình Vận tải và giao nhận trong ngoại

thương, NXB Lý Luận Chính Trị, Hà Nội.

2. GS.TS. Hồng Văn Châu, Th.s Tơ Bình Minh, 2005, Các điều kiện thương mại quốc tế

(INCOTERMS 2000), NXB Khoa Học Và Kĩ Thuật, Hà Nội.

3. TS. Phạm Duy Liên, 2004, Một số vấn đề cơ bản về nghiệp vụ hải quan, NXB Hà Nội, Hà Nội.

4. GS.TS. Hồng Văn Châu, 2002, Giáo trình bảo hiểm trong kinh doanh, NXB Lao Động Xã Hội, Hà Nội.

5. ICC – Phòng Thương Mại Quốc Tế, 2010, Bộ tập quán quốc tế về L/C, NXB Thông Tin Và Truyền Thông

6. PGS.TS. Nguyễn Như Tiến, 2004, Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ

hợp đồng thuê tàu chuyến, NXB Giao Thông Vận Tải, Hà Nội.

7. PGS. Vũ Hữu Tửu, 2007, Giáo Trình Kĩ Thuật Nghiệp Vụ Ngoại Thương, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

8. GS.TS. Bùi Xuân Lưu, PGS.Ts. Nguyễn Hữu Khải, 2009, Giáo trình kinh tế Ngoại

Một phần của tài liệu Quy trình nghiệp vụ giao nhận vận chuyển hàng hóa đường biển tại chi nhánh công ty cổ phần kho vận miền nam sotrans hà nội (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(32 trang)