Sinh vật hại trên búp, lá, cành, thân non

Một phần của tài liệu qcvn 01 - 105 : 2012/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Trang 89 - 90)

- Mũ, ủng, áo mưa, găng tay, khẩu trang.

2.3.5.1. Sinh vật hại trên búp, lá, cành, thân non

- Cây chè ở giai đoạn vườn ươm, mỗi điểm điều tra 1 khung 40cm x 50cm, tính tỷ lệ (%) cây bị hại cho từng loại dịch hại.

- Cây chè ở giai đoạn tạo tán, mỗi điểm điều tra 5 cây, tính tỷ lệ (%) cây , tỷ lệ (%) búp bị hại cho từng loại dịch hại.

- Cây chè ở gia đoạn kinh doanh thực hiện cách điều tra sau: + Dùng khay để điều tra

* Rầy xanh, mỗi điểm điều tra 1 khay, khay điều tra được láng dầu và đặt nghiêng khoảng 45 độ, phía dưới tán chè và dung tay đập vào mặt tán chè phía dưới khay. Đếm số lượng rầy xanh rơi vào khay + Dùng khung (40 cm x 50 cm)/điểm để điều tra

* Rầy xanh, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Bọ xít muỗi, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Bọ cánh tơ, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Nhện đỏ, mỗi điểm điều tra 20 lá bánh tẻ - già phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Bệnh thối búp, mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

* Các sinh vật hại búp, lá, cây non như bệnh phồng lá, bệnh đốm xám, bệnh đốm nâu, sâu chùm..., mỗi điểm điều tra 20 búp phân bố đều trong khung, tính tỷ lệ (%) búp bị hại và phân cấp búp bị hại.

Một phần của tài liệu qcvn 01 - 105 : 2012/bnnptnt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (Trang 89 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)