Một số phương pháp nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hiệu quả của

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại VN trong quá trình tái cấu trúc (Trang 32)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ T ÀI

2.4. Một số phương pháp nghiên cứu trong nước và trên thế giới về hiệu quả của

NHTM trong quá trình tái cấu trúc

Trong nghiên cứu về hiệu quả của các ngân hàng Đông Á trong giai đoạn từ trước đến sau tái cấu trúc hệ thống ngân hàng dưới hỗ trợ của IMF, Luc và Arrif (2008, 2009) đã sử dụng phương pháp DEA theo cách tiếp cận trường hợp quy mô không ảnh hưởng đến kết quả sản xuất CRS (Constant Return to Scale) và trường hợp quy mô ảnh hưởng đến kết quả sản xuất VRS (Variable Return to Scale), kết hợp với phương pháp phân tích đa biến để đánh giá hiệu quả các ngân hàng tại 4 nước Đông Á chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khủng hoảng (Indonesia, Hàn Quốc, Philippine và Thái Lan) sau tái cấu trúc, qua đó đánh giá hiệu quả sự hỗ trợ của IMF tại các nước này.

Trong nghiên cứu thực nghiệm của mình về hiệu quả của các ngân hàng Ấn Độ trong giai đoạn tái cấu trúc từ năm 1992-2002, Das và Gosh (2006) đã sử dụng phương pháp DEA kết hợp với mơ hình Tobit để ước lượng hiệu quả theo ba cách tiếp cận: tiếp cận trung gian, tiếp cận theo giá trị tăng thêm và tiếp cận hoạt động của các NHTM để phân biệt mức độ hiệu quả sẽ thay đổi như thế nào khi thay đổi đầu vào và đầu ra.

Chang và cộng sự (2010) đã ứng dụng phương pháp DEA để nghiên cứu về hiệu quả của các NHTM Đài Loan trong giai đoạn từ trước đến sau tái cấu trúc tài chính.

Eken và Kale (2011) cũng ứng dụng phương pháp DEA-SBM (Slacks Based Model) đo lường rủi ro và hiệu quả hoạt động của 128 chi nhánh của 20 trên tổng số 32 ngân hàng tại Istanbul và Thrace của Thổ Nhĩ Kỳ theo hai cách tiếp cận sản xuất và lợi nhuận trong giai đoạn 2007-2010.

Tại diễn đàn kinh tế mùa thu 2014, Đặng Ngọc Đức và Nguyễn Đức Hiển (2014) đã sử dụng phương pháp phân tích bao dữ liệu DEA để tính tốn hiệu quả về lợi

nhuận và hiệu quả sản xuất của 7 NHTM Việt Nam từ trước khi tái cấu trúc hoặc tự tái cấu trúc năm 2011 đến năm 2013.

Trong nghiên cứu về ảnh hưởng của tái cấu trúc đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam, Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2014) đã sử dụng mơ hình phi tham số DEA kết hợp với phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA theo ba giai đoạn để đánh giá về ảnh hưởng của ba phương pháp tái cấu trúc phổ biến hiện nay là cổ phần hóa NHTMNN, hợp nhất và sáp nhập, sự can thiệp của Chính phủ đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam.

Hầu hết các nghiên cứu áp dụng phương pháp tiếp cận biên tham số hoặc phi tham số để đánh giá hiệu quả thông qua lượng đường biên hiệu quả chung. Phương pháp tiếp cận tham số (phổ biến là phương pháp ước lượng biên ngẫu nhiên SFA- Stochastic Frontier Analysis) thường được áp dụng trong đo lường kinh tế lượng hiệu quả về chi phí (Cost Efficiency) hay lợi nhuận (Profit Efficiency). Phương pháp phân tích phi tham số (cụ thể là phương pháp bao dữ liệu DEA-Data Envelopment Analysis) phổ biến để đánh giá hiệu quả kỹ thuật (Technique Efficiency-TE) theo các mặt hoạt động của NHTM như hiệu quả sản xuất (Productive Efficiency), và trung gian tài chính (Intermediate Efficiency). Mỗi phương pháp đều có ưu và nhược điểm riêng. Đề tài giới thiệu một số phương pháp phổ biến về hiệu quả của NHTM tại Bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Một số phương pháp nghiên cứu về hiệu quả của NHTM

Quốc gia Tác giả Tên đề tài Phương pháp

Phương pháp tham số

10 nước và Shen và Liao Cost Efficiency Analysis in

SFA vũng lãnh (2008) Banking Industries of Ten Asian

thổ thuộc Countries and Regions

Châu Á Tiểu vùng Sahara

Kablan (2010) Banking Efficiency and Financial

Châu Phi Africa Nhiều

quốc gia

Zoli (2001) Cost and Effectiveness of Bank Sector Restructuring in Transition Economies

Hồi quy dữ liệu chéo và dữ liệu bảng.

Phương pháp phi tham số

Đài Loan

Chang và cộng sự (2010)

First Financial Restructuring and Operating Efficiency: Evidence from Taiwan Commercial Banks

DEA

Malaysia

Fadzlan (2004) The Efficiency Effects of Bank Mergers and Acquisitions in a Developing Economy: Evidence from Malaysia DEA Pakistan Caner và Kontorovich (2004)

Financial Sector Reforms and the

Efficiency of Banking in Pakistan DEA

Uganda

Hauner và Peiris (2005)

Bank Efficiency and Competition in Low-Income Countries:The Case of Uganda.

DEA

Iran Dadashi và cộng sự (2013)

A Data Envelopment Analysis of

Banks Performance in Iran DEA

Ấn Độ Dwivedi và

Charyulu (2011)

Efficiency of Indian Banking

Industry in the Post-Reform Era DEA Malaysia

Sufian,Kamarudi n và Noor (2014)

Revenue Efficiency and Returns to Scale in Islamic Bank: Empirical Evidence from Malaysia

DEA

Pakistan Warraich, Dost, và Ahmad (2011)

Effect of Mergers on Technical and

Cases of Pakistan Bank Mergers

Kết hợp phương pháp tham số và phi tham số

Việt Nam Trần Hoàng Ngân và cộng sự (2015)

Ảnh hưởng của tái cấu trúc đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam

DEA/SFA ba giai đoạn Các nước

Châu Âu Pasto (1999)

Credit Risk and Efficiency in the European Banking Systems: A Three-stage Analysis DEA/SFA ba giai đoạn Các nước Đông Âu Fries và Taci (2004)

Cost Efficiency of Banks in Transition: Evidence from 289 Banks in 15 Post-Communist Countries

DEA, SFA

Ấn Độ Bhattacharyya và Pal (2011)

Financial Reforms and Technical Efficiency in Indian Commercial Banking: A Generalized Stochastic Frontier Analysis DEA, SFA Các nước Châu Á Shyu, Lin và Wu (2014) Determinants of Operational Efficiency in Asian Banking: A Two-stage Banking Model Analysis

DEA hai giai đoạn kết hợp mô hình Tobit. Các nước Đơng Á Luc và Ariff (2008, 2009)

IMF Bank-Restructuring Efficiency Outcomes: Evidence from East Asia Phương pháp DEA kết hợp mơ hình Tobit Ấn Độ Das và Gosh (2006)

Financial Deregulation and Efficiency: An Empirical Analysis of Indian Banks During The Post Reform Period

Phương pháp DEA kết hợp mơ hình Tobit

Nguồn: Tác giả tổng hợp.

Với mục tiêu đánh giá về hiệu quả sản xuất (Productive Efficiency) và hiệu quả trung gian tài chính (Intermediate Efficiency) các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc từ 2011-2014, đề tài lựa chọn phương pháp DEA vì những ưu điểm sau:

(i) Thứ nhất, khác với phương pháp tham số dựa vào lý thuyết thống kê hoặc kinh tế lượng,

giới hạn tập trung vào một biến phụ thuộc. DEA là phương pháp phi tham số dựa vào phương trình tuyến tính tốn học để ước lượng cận biên sản xuất, cho phép thực hiện các mơ hình phân tích có nhiều đầu vào và nhiều đầu ra.

(ii) Thứ hai, đánh giá hiệu quả bằng phương pháp phi tham số có thể thực hiện mà khơng nhất thiết phải có các thơng tin về giá cả thị trường, yếu tố này được cho là không thể thiếu trong các kỹ thuật phân tích tham số. Tại các nước đang phát triển như Việt Nam thì yếu tố này có thể khơng được phản ánh đúng bản chất do những chênh lệch về quy định và những điểm chưa phù hợp khác của thị trường.

(iii) Thứ ba, như Cooper và cộng sự (2000) đã mô tả, trong phương pháp DEA đơn vị đo lường của các đầu vào và đầu ra khác nhau khơng nhất thiết phải tương đồng, nhờ đó phương pháp DEA có thể giải quyết cả dữ liệu định lượng và định tính trong cùng mơ hình.

(iv) Thứ tư, phương pháp tiếp cận phi tham số cũng cung cấp những ước lượng hiệu quả kỹ

thuật vơ hướng có ý nghĩa và có thể áp dụng đối với những mẫu nghiên cứu nhỏ. Mặc dù vậy, phương pháp DEA cũng có nhiều điểm hạn chế như sau:

(i) Thứ nhất, trong phương pháp DEA các biến đưa vào mơ hình khơng qua kiểm

định.

(ii) Thứ hai, theo Coelli và cộng sự (1998, 2005) hạn chế lớn nhất của phương pháp DEA đó

là phương pháp này chỉ cho phép so sánh hiệu quả tương đối của những đơn vị sản xuất trong cùng một mẫu hoặc tổng thể. Nghĩa là hiệu quả của đơn vị sản xuất của mẫu hoặc tổng thể này không thể so sánh với những đơn vị sản xuất khác của mẫu hoặc tổng thể khác. Thí dụ như, phương pháp DEA khơng ứng dụng được khi dùng để

so sánh nhóm các NHTM, nhóm các ngân hàng quốc doanh, nhóm ngân hàng 100% vốn nước ngồi với nhau. Bên cạnh đó, nếu kết quả định lượng cho thấy một đơn vị sản xuất có chỉ số hiệu quả bằng 1 khơng có nghĩa là đơn vị sản xuất đó hoạt động có hiệu quả tối ưu mà chỉ xét trong mẫu nghiên cứu đã thực hiện. Do vậy, tại nội dung đề tài này lựa chọn mẫu nghiên cứu bao gồm các NHTM đang hoạt động tại Việt Nam, không bao gồm NHTM 100% vốn nước ngồi, ngân hàng liên doanh, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã, chi nhánh-văn phịng đại diện các ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam, và ngoại trừ NHTM 100% vốn Nhà nước là Agribank.

(iii) Thứ ba, Theo Eken và Kale (2011), khi đánh giá hiệu quả bằng mơ hình DEA có thể xuất hiện đơn vị ngoại lai. Nếu một đơn vị ngoại lai được sử dụng như một điểm chuẩn cho các đơn vị khác thì các phép đo có thể khơng phản ánh thực tế.

(iv) Thứ tư, Trong nghiên cứu của mình nhằm cải tiến phương pháp đánh giá hiệu quả bằng DEA, Avkiran và Rowlands (2008) cũng đã nêu ra mặt hạn chế của DEA là có thể bị sai lệch do tác động của yếu tố môi trường và độ nhiễu thống kê.

Bên cạnh việc ứng dụng các phương pháp phân tích định lượng được giới thiệu trên, dựa theo các chỉ tiêu của phương pháp CAMELS Dziobek và Pazarbasioglu (1997,1998) đã đánh giá hiệu quả sản xuất và trung gian tài chính của các ngân hàng trải qua tái cấu trúc thơng qua phân tích xu hướng biến động tăng/giảm các chỉ tiêu về (i) Ảnh hưởng của tái cấu trúc đến khả năng sinh lợi và (ii) Ảnh hưởng của tái cấu trúc đến hoạt động trung gian tài chính.

(i) Đánh giá hiệu quả sản xuất của NHTM, Dziobek và Pazarbasioglu (1997 và 1998) sử dụng nhóm các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của tái cấu trúc đến khả năng sinh lợi bền vững của NHTM, cụ thể như: tỷ lệ chi phí hoạt động/tài sản, thu nhập lãi/tài sản, lợi nhuận/tài sản (ROA).

(ii) Đánh giá hiệu quả trung gian tài chính của NHTM bằng các chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của tái cấu trúc đến hoạt động trung gian tài chính như: tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ tín dụng trên huy động vốn, khoảng cách giữa lãi suất huy động và cho vay, tỷ lệ tái cấp vốn của NHTW trên huy động vốn và sự lặp lại các vấn đề của NHTM.

Tại kỷ yếu Diễn đàn kinh tế mùa thu 2014, Đặng Ngọc Đức và Nguyễn Đức Hiển (2014) có trình bày về tác động của tái cấu trúc đến hiệu quả sản xuất thông qua phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi của NHTM như: ROA, ROE, thu nhập thuần từ cho vay (NIE) và tỷ lệ chi tiêu/thu nhập. Bên cạnh đó, theo Heffernan và Fu (2005), Các chỉ số của khả năng sinh lợi bao gồm ROA, ROE là những chỉ số quan trọng để đánh giá sự cải thiện của NHTM sau tái cấu trúc hệ thống ngân hàng.

Kết luận chương 2:

Hiệu quả của NHTM là khả năng kết hợp tối ưu để tối thiểu hóa các yếu tố đầu vào nhằm đạt được kết quả đầu ra tối đa và thường được đo lường bằng cách so sánh với đường biên sản xuất chung. Hiệu quả của NHTM có thể được xem xét theo quan điểm hoạt động, quan điểm kinh tế và quan điểm quản lý. Phân tích phi tham số theo phương pháp bao dữ liệu DEA thích hợp để đánh giá hiệu quả kỹ thuật theo quan điểm hoạt động và là phương pháp khá phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới về hiệu quả của các NHTM trong quá trình tái cấu trúc.

Tái cấu trúc hệ thống NHTM là một quá trình lâu dài nhằm mục tiêu cải thiện hiệu quả của cả hệ thống NHTM, đó là khơi phục thanh khoản, khả năng sinh lời, cải thiện năng lực trung gian tài chính, và khơi phục lịng tin của cơng chúng đối với hệ thống NHTM. Trải qua giai đoạn tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam 2011-2014 vừa qua, hiệu quả của các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi quan trọng, mang ý nghĩa to lớn trong sự phát triển chung của kinh tế đất nước.

Tại chương này gợi ý một số chỉ tiêu có thể sử dụng để phân tích về thực trạng hiệu quả hiệu quả sản xuất và hiệu quả trung gian tài chính. Đồng thời, đề tài lựa chọn ứng dụng phương pháp DEA để đánh giá hiệu quả của các NHTM quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam từ năm 2011-2014.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TÁI CẤU TRÚC

3.1.Sơ lược về quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam giai đoạn 2011- 2015

Quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam được chính thức triển khai từ năm 2012 theo Quyết định số 254/QÐ-TTG ngày 01/03/2012 (Phụ lục 02) của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015" (gọi chung là đề án 254). Một số nội dung cơ bản của đề án như sau:

- Đối với các NHTM, đề án phân thành 02 nhóm đối tượng: NHTM Nhà nước

(NHTMNN) và NHTM Cổ phần (NHTMCP). Trong đó, NHTMCP lại được chia thành 03 nhóm: (i) NHTMCP lành mạnh; (ii) NHTMCP thiếu thanh khoản tạm thời và (iii) NHTMCP yếu kém. Từ năm 2012, trong số các NHTMCP, Chính phủ đã đưa ra 09 NHTMCP thanh khoản yếu kém, thuộc diện bắt buộc tái cấu trúc là: SCB, Đệ Nhất, Tín Nghĩa, Habubank, Tienphongbank, GP Bank, Navibank, Trust Bank và Western Bank. Đến cuối năm 2014, 08/09 đề án tái cấu trúc được Chính phủ phê duyệt và thực hiện thông qua mua bán, sáp nhập trên tinh thần tự nguyện hoặc tự tái cấu trúc. Chi tiết về các giải pháp thực hiện tái cấu trúc đối với từng nhóm đối tượng được trình bày tại Mục I và III thuộc Phần B của đề án 254/QÐ-TTG (Phụ lục 02).

- Định hướng tái cấu trúc đối với các NHTMNN là “nâng cao vai trị, vị trí chi phối của

các NHTMNN”. Theo đó, đến năm 2015 sẽ hình thành được 02 NHTMNN đạt trình độ khu vực về quy mô, quản trị, công nghệ và khả năng cạnh tranh.

- Định hướng tái cấu trúc đối với các NHTMCP là “đảm bảo hoạt động an toàn, lành mạnh, hiệu quả, đúng pháp luật và cùng với NHTMNN giữ cho hệ thống các tổ chức tín dụng ổn định và phát triển vững chắc”. Đề án hướng đến xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch để các NHTMCP lành mạnh có điều kiện phát triển và kiên quyết xử lý đối với các ngân hàng thiếu thanh khoản tạm thời, yếu kém. Dựa trên cơ sở đánh giá hiệu quả của từng NHTMCP, Chính phủ kiểm sốt quy mơ, tốc độ tăng trưởng và phạm vi hoạt động kinh doanh của ngân hàng đó

phù hợp với điều kiện tài chính và năng lực quản trị. Qua đó, mỗi NHTMCP cụ thể cũng cần chủ động đưa ra phương án tái cấu trúc phù hợp với năng lực của mình. - Lộ trình thực hiện tái cấu trúc theo bốn giai đoạn:

Năm 2011-2012: Khôi phục khả năng chi trả của toàn hệ thống NHTM, đồng thời xác định, kiểm sốt được tình hình của các NHTM yếu kém để làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp tái cấu trúc ở giai đoạn sau.

Năm 2013: Loại bỏ nguy cơ đổ vỡ hệ thống, các NHTM yếu kém được xử lý về

cơ bản. Kỷ cương, kỷ luật trong lĩnh vực ngân hàng được lập lại và củng cố.

Năm 2014: Hoàn thành căn bản tái cấu trúc tài chính, tiếp tục tái cấu trúc hoạt

động và quản trị, tiến hành sáp nhập, hợp nhất, mua lại theo nguyên tắc tự nguyện.

Năm 2015: Hoàn thành tái cấu trúc hoạt động và quản trị

Như vậy, theo quan điểm, chủ trương tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam của Chính Phủ, hiệu quả của các NHTMNN và NHTMCP được kỳ vọng sẽ cải thiện.

3.2. Thực trạng hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong quá trình tái cấu trúc

Mẫu nghiên cứu của đề tài gồm 29 NHTM trong giai đoạn từ trước tái cấu trúc năm 2011 đến cuối năm thứ ba thực hiện tái cấu trúc là năm 2014, theo cách phân loại đối tượng của đề án 254/QÐ-TTG gồm có: 04 NHTMNN và 25 NHTMCP. Phù hợp với quá trình tái cấu trúc hệ thống NHTM Việt Nam, đề tài lựa chọn đánh giá hiệu quả của các NHTM theo hai nhóm đối tượng chính là NHTMNN và NHTMCP.

Trong số 25 NHTMCP này có: (i) 04 NHTMCP trải qua tự tái cấu trúc bắt buộc hoặc sáp nhập, hợp nhất và (ii) 21 NHTMCP còn lại chưa trải qua sáp nhập, hợp nhất. Như đã trình bày tại tại Chương 2, các NHTM có sự chuyển biến về hiệu quả rất khác nhau do mỗi NHTM có đặc điểm, điều kiện và nguồn lực khác nhau. So với các

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả của các ngân hàng thương mại VN trong quá trình tái cấu trúc (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(134 trang)
w