Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại các

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng TMCP VN (Trang 43)

6. Cấu trúc ủa lu ận văn

2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại các

(

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

ROE trung bình

(%) 11,74 8,8 11,97 12,26 12,1 7,66 5,84

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

ROE toàn hệ thống NHTMCP có xu hướng giảm từ năm 2011 đến năm 2013. Năm 2013, ROE giảm xuống mức 5,84%. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này, vốn điều lệ của các NHTMCP tăng trưởng khá tốt, trong khi đó, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận khơng theo kịp do tín dụng tăng trưởng thấp.

2.3 Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại cácNHTMCP Việt Nam NHTMCP Việt Nam

2.3.1Tình hình tổng tài sản

Tốc độ tăng trưởng tài sản của các ngân hàng năm 2007 diễn ra mạnh mẽ, đạt mức 44,19% khi nền kinh tế có những thuận lợi và thành tựu vượt bậc.

Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của các ngân hàng đã giảm xuống nghiêm trọng. Tốc độ tăng trưởng năm 2009 và 2010 đã có sự phục hồi đáng kể, đạt mức 33,7% trong năm 2009 và 45,65% trong năm 2010.

Bảng 2.5: Tổng tài sản bình quân của các NHTMCP Việt Nam Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Tổng tài sản bình quân (tỷ đồng) 40.892 44.617 59.655 86.885 105.454 110.653 126.925

Tốc độ tăng

trưởng (%) 44,19 9,11 33,70 45,65 21,37 4,93 14,71

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Mức tăng trưởng tích cực của tổng tài sản trong những năm 2009, 2010 đã không được giữ vững trong năm 2011 và sụt giảm đáng kể trong năm 2012. Tăng trưởng tài sản trong năm 2012 chỉ đạt 4,93% có thể là do tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp và nợ xấu tích lũy từ nhiều năm trước.

Năm 2013, tốc độ tăng trưởng tổng tài sản có dấu hiệu phục hồi, đạt mức 14,71%. Vào thời điểm này, VAMC mới thành lập, giúp các ngân hàng có thể cải thiện mức độ thanh khoản bằng cách chuyển các khoản nợ có vấn đề tới VAMC, từ đó, giúp cải thiện tổng tài sản của hệ thống NHTMCP Việt Nam.

2.3.2Tình hình vốn chủ sở hữu

Tương tự như diễn biến của tình hình tổng tài sản, diễn biến của vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2010 trở về trước và giảm mạnh sau năm 2010. Năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động kinh doanh ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu của toàn hệ thống NHTMCP trong năm 2008 đã giảm mạnh, chỉ đạt mức 20,59%.

Bảng 2.6: Tổng vốn chủ sở hữu bình quân của các NHTMCP Việt Nam

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Vốn chủ sở hữu

bình quân (tỷ đồng) 3.236 3.902 4.823 6.557 8.167 9.315 10.881 Tốc độ tăng trưởng

(%) 52,49 20,59 23,59 35,93 24,55 14,05 16,81

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Theo Nghị định số 141/2006/NĐ-CP Chính phủ ban hành ngày 22/11/2006, đến hết ngày 31/12/2010 các NHTMCP Việt Nam phải đạt được mức vốn điều lệ là 3.000 tỷ đồng. Năm 2009, vốn chủ sở hữu của các ngân hàng đã có sự tăng trưởng

trở lại để đảm bảo lộ trình tăng vốn pháp định. Đến năm 2010, thời gian của lộ trình tăng vốn khơng cịn nhiều. Vì thế, tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu diễn ra nhanh hơn ở hầu hết các ngân hàng nhỏ, tốc độ tăng trưởng trung bình của tồn hệ thống NHTMCP đạt 35,93% trong năm 2010. Một số ngân hàng không đủ điều kiện tăng vốn, nhưng dưới áp lực tăng vốn quá nhanh trong khi chưa có phương án sử dụng vốn hiệu quả dẫn đến tình trạng thặng dư thanh khoản, làm cho khả năng sinh lợi của các ngân hàng giảm trong những năm tiếp theo sau đó.

Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trung bình của các ngân hàng sụt giảm trong giai đoạn 2011 – 2012, chỉ còn mức 24,55% vào năm 2011 và 14,05% vào năm 2012. Một số ngân hàng chưa đạt được mức vốn pháp định trong năm 2011. Các ngân hàng này không thể đạt được chỉ tiêu trong kế hoạch hoạt động kinh doanh, nợ xấu tăng cao, chi phí dự phịng lớn dẫn đến sự sụt giảm trong tăng trưởng vốn chủ sở hữu.

Đến năm 2013, các ngân hàng liên tục công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ. Theo lý giải của lãnh đạo của các ngân hàng, mục đích của việc tăng vốn lần này là để nâng cao quy mô và chất lượng tài sản sinh lợi, tăng năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu trong năm 2013 tăng nhẹ lên mức 16,81%.

2.3.3Tính thanh khoản

Tính thanh khoản của ngân hàng được phản ánh thơng qua tổng tài sản lưu động. Nhìn chung giai đoạn 2008 – 2013, tình hình thanh khoản khó khăn. Lý giải cho tình hình này là do tình trạng dư thừa thanh khoản trước những năm 2007 và cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Khủng hoảng thanh khoản diễn ra tại các NHTMCP do chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh và gấp của NHNN. Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản lưu động của hệ thống NHTMCP Việt Nam chỉ đạt mức 7%.

Bảng 2.7: Tình hình tài sản lƣu động của các NHTMCP Việt Nam

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng tài sản lưu động

bình quân (tỷ động) 11.370 15.061 22.191 29.148 23.851 23.320 Tốc độ tăng trưởng (%) 7,00 32,46 47,34 31,35 -18,17 -2,23

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động của các NHTMCP đã được cải thiện trong năm 2009 và năm 2010, cụ thể đạt mức 32,46% vào năm 2010 và 47,34% vào năm 2011. Nghị định 141/2006/NĐ-CP quy định vốn điều lệ tối thiểu của các NHTMCP phải đạt 3.000 tỷ đồng là yêu cầu hợp lý của NHNN để đảm bảo tính an tồn cho hoạt động của NHTMCP. Tuy nhiên, đối với các ngân hàng đang trong giai đoạn thiếu vốn cho hoạt động kinh doanh thì đây là một vấn đề nan giải, chính vì thế áp lực thanh khoản lại càng cao hơn.

Trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2013, tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động của các ngân hàng có sự sụt giảm mạnh, nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn, hoạt động của các doanh nghiệp thua lỗ dẫn đến chậm trễ trả nợ vay ngân hàng, cộng với việc huy động vốn khó khăn, kết quả là tốc độ tăng trưởng tài sản lưu động trong năm 2013 đạt mức âm (-2,23%).

2.3.4Nợ xấu

Năm 2008, nợ xấu có xu hướng tăng cao hơn do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới đã tác động tới thị trường xuất nhập khẩu, thị trường hàng hóa, bất động sản, chứng khốn… ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Đặc biệt, tỷ lệ nợ xấu năm 2008 tăng là do phát sinh nợ xấu từ tín dụng bất động sản.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Đến năm 2009, hệ thống NHTMCP Việt Nam đã có những giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm dần qua các năm 2009 và năm 2010. Sang năm 2011, đối mặt với những khoản nợ xấu liên quan đến bất động sản do thị trường này đang bị đóng băng, gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng. Mặt khác, lạm phát tăng cao, thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, dẫn đến các ngân hàng hạn chế cho vay, các doanh nghiệp khơng có khả năng trả nợ khi đến hạn, làm nợ xấu tăng.

Đến năm 2013, sự ra đời của VAMC đã giúp các ngân hàng bước đầu thành công trong việc hạn chế nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,89%.

2.3.5Rủi ro tín dụng

Chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của các ngân hàng có xu hướng giảm trong năm 2009, tăng vọt trong giai đoạn 2010 – 2011 và giảm mạnh trong giai đoạn 2012 – 2013.

Bảng 2.9: Tình hình chi phí dự phịng rủi ro tín dụng của các NHTMCP Việt Nam

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Tổng chi phí dự phịng rủi ro

tín dụng bình qn (tỷ đồng) 293 163 168 681 918 889

Tốc độ tăng trưởng (%) -7,99 -44,53 3,15 305,84 34,70 -3,10

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Do hậu quả của việc tăng trưởng tín dụng cao trong thời kỳ trước, chất lượng của các khoản tín dụng giảm mạnh trong giai đoạn 2010 – 2011. Các ngân hàng theo đuổi mục tiêu tăng trưởng tín dụng nhưng chưa quan tâm đúng mức đến quản lý rủi ro, kết hợp với những biến động bất lợi của nền kinh tế đã làm cho tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tăng lên đáng kể. Tốc độ tăng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng năm

2010 là 3,15%, năm 2011 là 305,84% thể hiện sự tăng đột ngột của rủi ro tín dụng, dẫn đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng sụt giảm đáng kể. Nợ xấu tăng tại nhiều ngân hàng phần lớn bắt nguồn từ dư nợ tín dụng bất động sản.

Năm 2012, tình hình nợ xấu được cải thiện, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phịng rủi ro tín dụng có sự sụt giảm mạnh, đạt 34,70%. Năm 2013, tổ chức VAMC thành lập mua lại nợ xấu của các tổ chức tín dụng, góp phần cải thiện chất lượng tín dụng, tốc độ tăng trưởng chi phí dự phọng rủi ro tín dụng giảm mạnh, chỉ đạt - 3,10%.

2.4Đánh giá chung về khả năng sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam

2.4.1Xu hƣớng khả năng sinh lợi

Hoạt động ngân hàng truyền thống là huy động vốn và cho vay. Hiện nay, các NHTMCP đang ngày càng hướng đến việc cung cấp các dịch vụ hoàn toàn mới hoặc cung cấp những dịch vụ truyền thống được nâng cấp, phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại như dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính,… Bên cạnh đó, các ngân hàng cịn tham gia vào các hoạt động kinh doanh khác như: kinh doanh chứng khoán, kinh doanh vàng và ngoại tệ, các hoạt động đầu tư. Việc đa dạng hóa nguồn thu nhập đã giúp các ngân hàng phân tán được những rủi ro trong kinh doanh, không phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động tín dụng. Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc đa dạng và phát triển các hoạt động kinh doanh sẽ đem lại ưu thế vượt trội, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Bảng 2.10: Tình hình cơ cấu thu nhập tại các NHTMCP Việt Nam Đơn vị tính: triệu đồng Năm 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 Thu nhập lãi trung bình 675.343 1.043.696 1.303.159 2.094.730 3.396.737 3.391.238 3.259.351 Thu nhập ngồi lãi trung bình 383.693 431.978 579.308 616.750 507.748 672.338 872.285 Tổng thu nhập hoạt động trung bình 1.059.036 1.475.675 1.882.466 2.711.479 3.904.485 4.063.576 4.131.637

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Năm 2008, NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, lãi suất cho vay quá cao trở thành rào cản đối với các nhu cầu của nền kinh tế. Sự sụt giảm nhanh và mạnh của thị trường chứng khoán, bất động sản, thể hiện rõ nhất qua chỉ số giá chứng khoán qua hai sàn niêm yết HASTC và HOSE. Tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi chỉ đạt 12,58%, thu nhập lãi tăng nhẹ lên mức 54,54%. Nhiều ngân hàng có tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi âm do khoản lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán, cụ thể như ACB lỗ 30.067 triệu đồng, HDBank lỗ 5.679 triệu đồng, OCB lỗ 21.881 triệu đồng.

Đơn vị tính: %

Đồ thị 2.3: Tốc độ tăng trƣởng thu nhập lãi và thu nhập ngồi lãi trung bình tại các NHTMCP Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Năm 2009, do lãi suất huy động tăng cao, tỷ lệ lãi biên bị thu hẹp, tăng trưởng tín dụng chậm lại khiến tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi giảm xuống mức 24,86%. Trong cơ cấu lợi nhuận, có sự chuyển dịch rõ và rộng hơn của nguồn thu từ dịch vụ, tốc độ tăng trưởng thu nhập ngoài lãi tăng lên mức 34,11%.

Bước sang giai đoạn 2010 – 2011, thu nhập ngồi lãi trung bình của các NHTMCP sụt giảm mạnh chỉ còn 507.748 triệu đồng vào năm 2011 với tốc độ tăng trưởng âm 17,67%. Đây là giai đoạn các NHTMCP chịu những khoản lỗ lớn từ hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ do các sàn giao dịch vàng bị đóng cửa. Thu nhập lãi có xu hướng tăng ổn định trong giai đoạn này với mức tăng trưởng 62,16% vào năm 2011.

40

2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Giai đoạn 2012 – 2013, tăng trưởng tín dụng của hệ thống NHTMCP thấp, nợ xấu tăng mạnh khiến biến động các loại thu nhập của ngân hàng đã đảo chiều. Tốc độ tăng trưởng thu nhập lãi trung bình giảm nghiêm trọng xuống mức âm 3,89% vào năm 2013. Thu nhập ngoài lãi đạt mức tăng trưởng 29,74%.

Nhìn chung, khả năng sinh lợi của hệ thống NHTMCP Việt Nam có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2009 và giảm dần trong giai đoạn 2010 – 2013.

Đồ thị 2.4: ROA và ROE trung bình của các NHTMCP Việt Nam

(Nguồn: Báo cáo thường niên của các NHTMCP Việt Nam)

Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2013 là giai đoạn khó khăn của nền kinh tế nói chung và của hệ thống các NHTM nói riêng. Tăng trưởng tín dụng thấp trong khi nợ xấu tăng cao do sự suy yếu của các khách hàng là các doanh nghiệp, sự đóng băng của thị trường bất động sản, khó khăn thanh khoản (2009 – 2010), lãi suất biến động bất thường (2010 – 2011)… đã tác động trực tiếp đến hoạt động của các ngân hàng. Khả năng sinh lợi suy giảm rõ rệt và nhiều ngân hàng hoạt động không hiệu quả đã phải sáp nhập hoặc tái cơ cấu trong năm 2013.

Các nhu cầu sử dụng dịch vụ tại các NHTMCP của khách hàng đang tiếp tục phục hồi, có xu hướng tăng nhẹ trong những tháng cuối năm 2013 và dự kiến sẽ tiếp

41

tục tăng nhẹ trong năm 2014, đặc biệt là nhu cầu gửi tiền và vay vốn. Trạng thái thanh khoản và tỷ lệ nợ xấu/dư nợ tín dụng có chuyển biến tích cực trong quý I/2014, được dự kiến sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2014. Nhờ đó, tình hình khả năng sinh lợi của các NHTMCP Việt Nam có xu hướng khả quan hơn.

2.4.2Những thành tích đạt đƣợc

Năng lực tài chính và quy mô hoạt động của các NHTMCP tăng nhanh

Trong giai đoạn 2007 – 2013, sau sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, số lượng các NHTMCP đã tăng lên đáng kể. Mạng lưới ngân hàng không ngừng được mở rộng với tốc độ rất nhanh. Theo số liệu tổng hợp từ các báo cáo tài chính và giới thiệu của các ngân hàng cho thấy, đến thời điểm năm 2013, hệ thống các NHTMCP có hơn 9.200 chi nhánh, phịng giao dịch trải khắp cả nước.

Bên cạnh đó, quy mơ vốn và năng lực tài chính của các NHTMCP cũng được nâng cao rõ rệt. Tính đến thời điểm đầu năm 2013, tổng vốn điều lệ của các NHTMCP Việt Nam đạt trên 160.000 tỷ đồng. Nhờ đó, các NHTMCP có thể đáp ứng được nhu cầu về dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng tăng của nền kinh tế.

Năng lực cạnh tranh và cung ứng dịch vụ ngân hàng ngày càng được cải thiện đáp ứng tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế

Hệ thống công nghệ và quản trị ngân hàng đang từng bước được đổi mới theo các thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Dịch vụ ngân hàng khơng cịn chỉ giới hạn trong phạm vi các dịch vụ huy động vốn và cấp tín dụng mà cịn có nhiều loại dịch vụ ngân hàng hiện đại khác, như thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng điện tử,… Mạng lưới ngân hàng mở rộng khắp nơi trong cả nước đã tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiếp cận thuận lợi tới các dịch vụ.

Chất lượng nguồn nhân lực được cải thiện đáng kể

Các NHTMCP đã tăng cường đội ngũ cán bộ nhân viên chuyên trách phục vụ đối tượng khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Không chỉ mở rộng về số lượng,

các ngân hàng còn tăng cường đào tạo kiến thức chun mơn, nghiệp vụ ngân hàng. Nhờ đó, đội ngũ nhân viên ngày càng chun nghiệp, nhiệt tình với cơng việc và thái độ phục vụ tốt. Đây là một yêu cầu cần thiết để các ngân hàng có thể cạnh tranh, nâng cao mức xếp hạng tín nhiệm của mình trên thị trường quốc tế. Từ đó tạo ra nhiều cơ hội nâng cao khả năng sinh lợi trên những sản phẩm và dịch vụ hiện đại

Một phần của tài liệu Yếu tố tác động đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng TMCP VN (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(124 trang)
w