.20 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư nghiên cứu các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 103)

Giả

thuyết Nội dung Sig Kết luận

H1 Các yếu tố tâm lý bầy đàn có ảnh

hưởng tích cực tới hiệu quả đầu tư 0.000 Bị bác bỏ H2 Các yếu tố kinh nghiệm có ảnh hưởng

tích cực tới hiệu quả đầu tư 0.000 Được chấp nhận

H3 Các yếu tố kỳ vọng có ảnh hưởng tích

cực tới hiệu quả đầu tư 0.000 Được chấp nhận

H4 Các yếu tố thị trường có ảnh hưởng tích

cực tới hiệu quả đầu tư 0.000 Được chấp nhận

H5

Các nhóm đặc điểm nhà đầu tư có sự khác biệt đối với hiệu quả đầu tư

Giới tính 0.581 Khơng đủ để kết luận

Độ tuổi 0.000 Được chấp nhận

Trình độ 0.842 Khơng đủ để kết luận

Kinh nghiệm 0.000 Được chấp nhận

Thu nhập 0.327 Không đủ để kết luận

Mức đầu tư 0.609 Không đủ để kết luận

Nguồn Tổng hợp của tác giả Như vậy các giả thuyết đều đã được kiểm định, trong đó, hầu hết các giả thuyết đều được chấp nhận, trong đó có các giả thuyết liên quan đến sự ảnh hưởng của các nhân tố tâm lý tài chính đến hiệu quả đầu tư, chỉ có yếu tố tâm lý bầy đàn là

có chiều ảnh hưởng ngược lại so với giả thuyết nghiên cứu được đưa ra, với chiều tác động là ngược chiều tới hiệu quả đầu tư. Các giả thuyết về đặc điểm của nhà đầu tư, yếu tố độ tuổi, kinh nghiệm thể hiện sự ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư còn các nhân tố khác không thể hiện sự ảnh hưởng.

Chƣơng 4:

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

4.1 Những kết quả của nghiên cứu

Bằng việc phân tích dữ liệu khảo sát thu được từ 287 nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam, thơng qua đánh giá về mức điểm trung bình mà các nhà đầu tư trả lời cho các câu hỏi nhận định về các nhân tố tâm lý bao gồm tính bầy đàn, kinh nghiệm, kỳ vọng, thị trường, tác giả đã nhận thấy, các nhà đầu tư có sự quan tâm khá cao tới nhân tố thị trường và kỳ vọng, bên cạnh đó cũng có sự quan tâm tới yếu tố tính bầy đàn. Hiệu quả của các nhà đầu tư trên thị trường trong các nhóm đối tượng khảo sát là chưa cao, khi tỷ suất lợi nhuận được đánh giá khá thấp, chỉ có sự hài lịng với các quyết định đầu tư được đánh giá cao.

Tác giả cũng đã lần lượt tiến hành các công việc kiểm định thang đo, phân tích nhân tố EFA, để có thể đưa ra được các nhân tố tâm lý có thể ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư. Từ các nhân tố này, việc phân tích hồi quy đa biến đã giúp tác giả khẳng định sự ảnh hưởng của các nhân tố đối với hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư thông qua hàm hồi quy. Một điểm lưu ý trong việc nghiên cứu hồi quy của nghiên cứu này là việc tác giả lựa chọn phân tích nhiều hàm hồi quy, với biến phụ thuộc là hiệu quả đầu tư, trong khi đó, biến độc lập được chia làm các biến quan sát trong từng nhân tố, và cuối cùng mới phân tích hồi quy cho các nhân tố lớn.

Kết quả phân tích hồi quy đã cho thấy, trong các biến quan sát của nhân tố tâm lý bầy đàn, biến quan sát thể hiện sự quan tâm của nhà đầu tư tới quyết định mua, bán của các nhà đầu tư khác có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. Trong các biến quan sát của nhân tố kinh nghiệm, sự tin tưởng vào kỹ năng, kiến thức và các kinh nghiệm có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. Trong các biến quán sát của nhân tố kỳ vọng, tâm lý sợ rủi ro và những tính tốn tâm lý có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư.

Trong các biến quan sát của nhân tố thị trường, việc phân tích sở thích khách hàng của các công ty và thông tin về xu hướng trong quá khứ của các mã chứng khốn có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư. Đánh giá chung, cả bốn nhân tố đều có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, trong đó nhân tố tâm lý bầy đàn có tác động âm, các nhân tố cịn lại có tác động dương.

Nghiên cứu cũng chỉ ra, đặc điểm về độ tuổi và kinh nghiệm của các nhà đầu tư có ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư, trong đó nhóm tuổi cao và có nhiều kinh nghiệm có xu hướng có hiệu quả đầu tư cao nhất, và hiệu quả sẽ giảm ở các nhóm tuổi trẻ và ít kinh nghiệm đầu tư.

4.2 Hạn chế của đề tài

Hạn chế lớn nhất của đề tài là tính đại diện của các mẫu khảo sát được thu thập, mặc dù với mong muốn có thể nghiên cứu được các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, nhưng việc khảo sát là khá hạn chế khi chỉ có thể khảo sát một số nhóm nhà đầu tư tham gia theo dõi chỉ số chứng khoán trực tiếp tại sàn giao dịch mà chưa thu thập được thông tin của các nhà đầu tư khơng theo dõi trực tiếp, vì thiếu thơng tin, bên cạnh đó, với số lượng nhà đầu tư lớn, thì cỡ mẫu khảo sát là 287 mẫu còn khá nhỏ, dẫn đến những sai số lớn trong quá trình đưa ra các kết quả từ dữ liệu thu thập được.

Một điểm hạn chế nữa là cách thức thu thập dữ liệu thông qua việc khảo sát, mặc d đã thực hiện các bước kiểm định độ tin cậy của dữ liệu, phân tích nhân tố, nhưng rõ ràng, khả năng phản ánh một cách chính xác, khách quan những suy nghĩ của các nhà đầu tư thơng qua phiếu khảo sát có thể khơng cao, vì với nhiều người Việt Nam, việc cho biết các kinh nghiệm, suy nghĩ, hay mức lợi nhuận của mình cho người khác biết thực sự là điều khó khăn, do đó, có nhiều khả năng thơng tin cung cấp cịn thiếu sự chính xác.

Với những kết quả đã đạt được và những hạn chế, tồn tại nêu trên, trong tương lai, nếu tiếp tục thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý tới hiệu quả đầu tư của nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh, thì tác giả sẽ lựa chọn phương án nghiên cứu theo hướng mở rộng cỡ mẫu của khảo sát từ 500-1000 mẫu, đồng thời, có sự thu thập đánh giá của các nhà đầu tư trên các địa bàn khác nhau, theo hướng tiếp cận khảo sát trực tiếp kết hợp với khảo sát trực tuyền, để thu thập được các ý kiến đánh giá mang tính đại diện và khái quát cao hơn.

Việc thiết kế, xây dựng lại bảng khảo sát cũng cần phải thực hiện, trong đó, đưa ra thêm các tiêu chí đánh giá đối với các yếu tố tâm lý hành vi của nhà đầu tư để bổ sung thêm vào mơ hình nghiên cứu. Đồng thời, việc đánh giá mức lợi nhuận của nhà đầu tư cũng có thể cần có sự điều chỉnh, khi chỉ tiêu định tính là khơng thực sự rõ ràng và chính xác, dự kiến có thể thay thế bằng việc đánh giá lợi nhuận thơng qua tiêu chí tỷ lệ lợi nhuận bằng một giá trị, có thể ở mức 10-15%.

4.4 Đóng góp với các nhà đầu tƣ trên thị trƣờng

Với những kết luận của nghiên cứu, tác giả có một số đóng góp với các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh như sau:

- Thứ nhất: Các nhà đầu tư nên chú trọng và sử dụng kinh nghiệm đầu tư trên thị trường một cách hiệu quả, điều này sẽ giúp cho hiệu quả đầu tư được tăng lên, chú trọng nhất vào việc tự tin, tin tưởng bản thân, và chú trọng tích lũy những kinh nghiệm của bản thân trong những kỳ biến đổi của thị trường.

- Thứ hai: Các nhà đầu tư nên thận trọng với những rủi ro trên thị trường tại thời điểm hiện tại, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra, việc thận trọng với các rủi ro có những tác động tốt tới hiệu quả đầu tư.

- Thứ ba: Các nhà đầu tư cần phải hết sức chú trọng tới việc khai thác thông tin thị trường, đặc biệt việc nghiên cứu sự hài lòng, tâm lý của các khách hàng của các công ty mà nhà đầu tư quan tâm tới chứng khốn, để qua đó thu thập thơng tin về khả năng phát triển của các cơng ty đó trong tương lai. Đồng thời, các thơng tin

và phân tích thị trường cần nghiên cứu kỹ tới các thơng tin trong quá khứ của từng mã chứng khoán, để quyết định đầu tư.

- Thứ tư, các nhà đầu tư phải hạn chế tối đa yếu tố tâm lý bầy đàn trong hoạt động đầu tư của mình, khơng nên chạy theo số đông một cách vô thức, mà nên nghiên cứu, thu thập thêm các thơng tin trước khi quyết định có nên theo họ hay không.

- Thứ năm. với các nhà đầu tư trẻ tuổi, việc tích lũy kinh nghiệm là hết sức cần thiết, và việc cẩn trọng, hạn chế tham gia vào các giao dịch mạo hiểm chính là điều cần thiết trong điều kiện hiện nay của thị trường Việt Nam.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Tài chính hành vi đã chứng minh được sự ảnh hưởng tới các quyết định đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán của nhiều quốc gia khác nhau, trong đó, những nghiên cứu đối với thị trường chứng khốn Việt Nam cũng đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra yếu tố tài chính hành vi khơng chỉ ảnh hưởng tới tâm lý, quyết định của nhà đầu tư, mà qua những ảnh hưởng này còn tác động tới hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường.

Nghiên cứu này một lần nữa đặt ra vấn đề nghiên cứu ảnh hưởng của tài chính hành vi đối với hiệu quả của nhà đầu tư trên thị trường, nhưng với hướng tiếp cận rộng, trong đó, các nhân tố tài chính hành vi được đưa ra nghiên cứu gồm có tâm lý bầy đàn, kinh nghiệm, kỳ vọng, thị trường đã bao gồm nhiều yếu tố tâm lý khác bên trong, khiến cho việc đánh giá sự tác động của các yếu tố nên trên tới hiêu quả đầu tư sẽ phản ánh được nhiều khía cạnh hơn của tâm lý nhà đầu tư. Đây chính là điểm khác biệt lớn nhất của nghiên cứu với các nghiên cứu trước đây về ảnh hưởng của các yếu tố tài chính hành vi đối với hiêu quả đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh.

Thơng qua những kết quả đánh giá trong nghiên cứu, có thể thấy rằng, để các nhà đầu tư có được hiêu quả đầu tư tốt hơn trong tương lai, thì bản thân họ phải thể hiện tâm lý tự tin, trau dồi kinh nghiệm trên thị trường, quan tâm nhiều đến thơng tin thị trường, phân tích khách hàng của các doanh nghiệp, hạn chế tâm lý bầy đàn trong các quyết định đầu tư.

Hi vọng những kết luận và kiến nghị trên đây sẽ đóng góp phần nào vào việc hồn thiện nghiên cứu về tài chính hành vi trên thị trường chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đóng góp cho các nhà đầu tư trong việc cân nhắc, quyết định đầu tư một các có hiệu quả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

1. Hồ Quốc Tuấn, 2007. Tài chính hành vi: Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào

tài chính .Tạp chí Phát triển Kinh tế.

2. Lê Thị Ngọc Lan, 2009. Nghiên cứu lý thuyết hành vi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn thạc sĩ kinh tế, trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh

3. Lưu Thị Bích Ngọc, 2014. Hành vi của nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán. International Journal of Business and Management

4. Lương, Lê và Hà, Đoàn, 2011. Các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi của nhà đầu tư

cá nhân tại Sàn chứng khoán HOSE. Tạp chí kinh tế đầu tư.

5. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh, TPHCM: NXB Lao động – Xã hội.

6. Nguyễn Đức Hiển, Vũ Thị Hồng Lê. 2012. Tài chính hành vi: Lý thuyết và ứng

dụng, Tạp chí Kinh tế và Phát triển.

7. Nguyễn Đức Hiển. 2009. Nghiên cứu hành vi nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam. Đề tài NCKH cấp Bộ Mã số 2009.133.06.

8. Phùng Thái Minh Trang, 2015. Các yếu tố hành vi ảnh hưởng đến quyết định đầu tư trên sàn chứng khoán Hồ Chí Minh, Việt Nam. Tạp chí kh.oa học cơng nghệ giao thông vận tải

Danh mục tài liệu tiếng Anh

1. Ackert &Deaves.2010. Behavioral Finance: Psychology, Decision-Making and Markets South-Western.

2. Banerjee, A. V., 1992. A Simple Model of Herd Behavior. Quarterly Journal of

Economics

3. Bryman, A. & Bell, E., 2011. Business Research Methods, 3rdEdn. Oxford

4. Chun, W., & Ming, L., 2007. Investor behavioure and Decision Making Style: A

Malaysian perspective

5. Dargham, N. A., 2009. The implications of Behavioral Finance. Journal Of

Economics

6. DeBondt, W. T., 1995. Does the stock market overreact?. Journal of Finance. 7. Fama E.,1998. Market effciency, long-term returns, and behavioral finance.

Journal of Financial Economics.

8. Gunay, S. G., & Demirel, E., 2011. Interaction between Demographic and Financial Behavior Factors in Terms of Investment Decision Making. International

Research Journal of Finance & Economics

9. Hair, J. F., Black, B., Babin, B., Andersion, R. E. & Tatham, R. L,. 1998.

Multivariate data analysis. Prentice-Hall, International, Inc.

10. Hirshleifer,D., & Teoh, S.T., 2003. Herd Behaviorand Cascading in Capital in Capital Markets: A Review and Synthesis. European Financial Management JournalKeynes,J.M., 1936. The General Theory of Employment, Interest and Money,

Macmillan, London.

11. Hoguet, George., 2010. How the World Worksỵ: Behavioral Finance and Investing in Emerging Markets. Science, New Series

12. Lingesiya K. & Navaneethakrishnan K., 2014. The Influence of Behavioral Factors in Making Investment Decisions and Performance: Study on Investorsof Colombo Stock Exchange, Sri Lanka. Dept. of Financial Management, University of Jaffna, Sri Lanka.

13. Kabra G., Mishra P.K., and Dash.M.K., 2010. Factors Influencing Investment Decision of Generations in India: An Econometric Study. Asian Journal of

Management Research. Online Open Access publishing platform for Management Research.

14. Kahneman, D., 2003. Maps of bounded rationality: psychology for behavioral economics. TheAmerican Economic

15. Kahneman, D., and A. Tversky,.1979. Prospect theory: An analysis of decision

under risk. Econometrica.

16. Kahneman, D., Slovic P., and Tversky A., eds., 1982. Judgment under Uncertainty: Heuristics and Biases. Cambridge University Press, Cambridge, U.K.

17. Kahneman, Daniel, and Amos Tversky, eds., 2000. Choices, values, and frames. New York and Cambridge, England: Cambridge University Press..

18. Kent Baker, H. & Nofsinger, John R., 2010. Behavioral Finance: Investors, Corporations, and Markets. Essential Perspectives.

19. Park J, Konana, P, & Kumar, A. (2010). Confirmation Bias, Overconfidence

and Investment Performance: Evidence from Stock Message Boards. McCombs

Research Paper Series No. IROM-07-10

20. Rasoul Sadi, H. G., 2011. Behavioral Finance: The Explanation of Investors’ Personality and Perceptual Biases Effects on Financial Decisions. International

Journal of Economics and Finance.

21. Sewell S., 2007. Behavioural Finance. Martin Sewell University of Cambridge February

22. Shiller, R.J., 1995. Conversation, Information, and Herd Behaviour. The

American Economic Review.

23. Shiller, J., 2005. From efficient markets theory to behavioral finance. The Journal of Economic Perspectives.

24. Simon, G., & Terrance, O., 2001. Learning to be Overconfident. Review of Financial Studies

26. Suleyman Gokhan Gunay, E. D., 2011. Interaction between Demographic and Financial Behavior Factors in Terms of Investment Decision Making. International

Research Journal of Finance and Economics.

27. Tversky, A., & Kahneman, D.,1974. Heuristics and Biases, Science (1974). 28. Thaler, R., 2003. The End of Behavioral Finance. Financial Analysts Journal. 29. Tomola Marshal Obamuyi. 2013. Factors Influencing Investment Decisions in Capital Market: A study of Individual investors in Nigeria. ISSN Organizations And

Markets In Emerging Economies.

30. Waweru, N., M., Munyoki, E., & Uliana, E., (2008). The effects of behavioral factors in investment decision-making: a survey of institutional investors operating at the Nairobi Stock Exchange. International Journal of Business and Emerging Markets.

PHỤ LỤC PHỤ L C 1 : PHIẾU KHẢO SÁT

Kính gửi Anh/Chị!

Thị trường chứng khốn Việt Nam đang được đánh giá là có sự phát triển khá ổn định. Đây là cơ hội và cũng là thách thức đối với mỗi nhà đầu tư tham gia thị trường. Để nghiên cứu sự ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý tài chính tới hiệu quả đầu tư của các nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam hiện nay, tơi làm phiếu khảo sát này

Một phần của tài liệu Tác động của yếu tố hành vi đến quyết định và hiệu quả đầu tư nghiên cứu các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 63 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w