Thương nhân là người trung gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng, lấy việc mua bán hàng hóa là cơ sở để tồn tại và phát triển. Hoạt động của các thương nhân được biểu hiện khái quát qua công thức vận động T – H – T.
Việc xuất hiện của các thương nhân là một tất yếu kinh tế do sự phát triển của sản xuất hàng hóa và phân cơng lao động xã hội. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa cịn ở quy mơ nhỏ bé, người sản xuất thường đảm nhận cả việc bán hàng hóa. Lúc này, hàng hóa đi thẳng từ tay người sản xuất tới người tiêu dùng sau hành vi bán của người sản xuất. Khi sản xuất và trao đổi hàng hóa phát triển, chức năng mua bán hàng hóa được tách ra thành một chức năng riêng biệt, làm xuất hiện tầng lớp thương nhân chuyên đảm nhận việc mua bán hàng hóa. Mặc dù chỉ là trung gian giữa người sản xuất với người tiêu dùng, song thương nhân có vai trị rất quan trọng trên các mặt sau:
Sự xuất hiện của của các thương nhân giúp những người sản xuất chỉ chuyên tâm vào sản xuất, không phải quan tâm đến khâu tiêu thụ sản phẩm nên rút ngắn được thời gian lưu thơng, tăng nhanh vịng quay của vốn. Đồng thời, năng lực sản xuất không bị phân tán; các điều kiện về vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý... được tập trung vào sản xuất, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất.
Thương nhân là những người chuyên hoạt động trong lĩnh vực lưu thông nên có điều kiện để nghiên cứu thị trường, nhu cầu khách hàng, tìm hiểu thị hiếu người tiêu dùng, các yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm, dịch vụ đưa ra thị trường, đặc biệt các thông tin liên qua đến cạnh tranh giữa những người sản xuất... Từ đó, cung cấp thơng tin cho người sản xuất, giúp họ mở rộng hoặc thu hẹp sản xuất kịp thời theo yêu cầu thị trường. Thương nhân hoạt động trên lĩnh vực lưu thơng nên họ cũng nắm vững tình hình thị trường, pháp luật, tập quán địa phương và các đối tác. Do đó, họ có khả năng đẩy mạnh giao lưu buôn bán, hạn chế rủi ro, thúc đẩy hàng hóa được phân phối nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thương nhân chuyên trách hoạt động trong lưu thơng nên có điều kiện để tiết kiệm các chi phí phải bỏ ra trong lưu thơng. Một thương nhân có thể phục vụ việc bán hàng của nhiều nhà sản xuất khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau nên các chi phí về quảng cáo, vận chuyển, xây dựng cửa hàng, sổ sách bán hàng, thuê nhân viên... sẽ nhỏ hơn so với chi phí mà mỗi người sản xuất trực tiếp đảm nhận chức năng này.
Nhờ hoạt động của các trung gian thương mại, người sản xuất có thể thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đa dạng. Trên cơ sở đó, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao hiệu quả sản xuất và năng lực cạnh tranh trên thị trường. Các trung gian thương mại cũng tạo điều kiện thuận lợi, dễ dàng hơn cho người tiêu dùng trong tiếp cận với các sản phẩm của người sản xuất thơng qua hệ thống phân phối có mặt ở mọi nơi.
Tóm lại, thương nhân và các trung gian thương mại tuy khơng trực tiếp tạo ra sản phẩm hàng hóa và giá trị, song hoạt động của họ làm cho khối lượng hàng hóa lưu thơng trên thị trường tăng lên; giao lưu giữa các vùng, các khu vực và giữa các nước được đẩy mạnh; từ đó góp phần thúc đẩy sản xuất và kinh tế phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực, các trung gian thương mại cũng làm cho sản xuất và tiêu dùng tách rời nhau, khơng có sự liên hệ trực tiếp với nhau trên thị trường. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng, có thể dẫn tới khủng hoảng sản xuất thừa.
2.3.4 Nhà nước
Trên thị trường, nhà nước vừa là người tiêu dùng lớn; đồng thời vừa là nhà sản xuất và cung cấp chủ yếu các hàng hóa, dịch vụ cơng cộng cho cá nhân và xã hội như dịch vụ quốc phịng, y tế, giáo dục, giao thơng vận tải, thông tin liên lạc… Mục tiêu hoạt động của nhà nước là lợi ích chung của tồn xã hội, của cả nền kinh tế; song nhà nước không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà cịn vì nhiều lợi ích khác như chính trị, quốc phịng, an ninh, giáo dục...
Nhà nước là tác nhân quan trọng, có vai trị rất lớn trong nền kinh tế. Trong đó, vai trị lớn nhất của nhà nước là điều tiết vĩ mô nền kinh tế thơng qua các cơng cụ, chính sách của mình và thực hiện các chức năng cơ bản sau:
Chức năng hiệu quả: nhà nước sử dụng công cụ luật pháp nhằm đảm bảo
cho cơ chế thị trường vận hành tốt nhất, đảm bảo tự do kinh doanh, cạnh tranh bình đẳng giữa các tác nhân kinh tế, khắc phục các yếu tố làm giảm hiệu quả của nền kinh tế. Thực hiện chức năng này, nhà nước sử dụng các biện pháp, cơng cụ, chính sách để can thiệp vào nền kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả của nền kinh tế, khắc phục các thất bại của thị trường, ngăn chặn các tác động tiêu cực của cơ chế thị trường.
Chức năng công bằng: nhà nước sử dụng các cơng cụ, chính sách thuế,
các chương trình phúc lợi xã hội nhằm giảm bớt tình trạng phân phối bất bình đẳng
trong nền kinh tế do cơ chế thị trường gây ra; khắc phục những bất công trong xã hội trên nhiều lĩnh vực; tạo điều kiện cho mọi thành viên được hưởng phúc lợi như nhau và trợ cấp, giúp đỡ những người nghèo, hồn cảnh khó khăn, gặp rủi ro bất trắc trong xã hội.
Chức năng ổn định: nhà nước sử dụng các cơng cụ, chính sách kinh tế vĩ
mơ như chính sách tài khóa, tiền tệ, phân phối, chính sách kinh tế đối ngoại… nhằm giảm bớt các biến động theo chiều hướng xấu trong nền kinh tế như thất nghiệp, lạm phát, khủng hoảng, suy thối… Nhà nước cịn đóng vai trị chính trong củng cố quốc phòng - an ninh, cung cấp hàng hóa dịch vụ cơng cộng, chống ô nhiễm môi trường, phát triển giái dục... để duy trì sự phát triển ổn định, lành mạnh của nền kinh tế.
Chức năng định hướng: nhà nước định hướng cho sự phát triển nền kinh
tế và thực hiện điều tiết các hoạt động kinh tế để đảm bảo cho sản xuất, thị trường ổn định, phát triển theo đúng mục tiêu đề ra. Nhà nước xây dựng các chiến lược và quy hoạch phát triển, trực tiếp đầu tư vào một số lĩnh vực để dẫn dắt nền kinh tế đáp ứng các yêu cầu phát triển. Nhà nước cũng tạo ra hành lang pháp luật cho các hoạt động kinh tế bằng cách đặt ra các điều luật cơ bản cho hoạt động của thị trường; đặt ra những quy định chi tiết cho hoạt động của người sản xuất, các doanh nghiệp. Khuôn khổ pháp luật do nhà nước thiết lập sẽ tác động, điều chỉnh hành vi của các chủ thể kinh tế theo định hướng nhất định.
Tóm lại, trong nền kinh tế, mọi hoạt động của các chủ thể đều chịu sự tác động của các quy luật kinh tế khách quan của thị trường; đồng thời chịu sự điều tiết, can thiệp của nhà nước qua việc thực hiện hệ thống pháp luật và các chính sách kinh tế. Mơ hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ can thiệp của chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mơ hình đều có điểm chung là khơng thể thiếu vai trị kinh tế của nhà nước.