Môn Lịch sử và Địa lý (lớp 4,5):

Một phần của tài liệu quy chế chuyên môn năm học 2019 - 2020 (Trang 35 - 42)

IX. NỘI DUNG CHỈ ĐẠO CỤ THỂ TỪNG MÔN

6. Môn Lịch sử và Địa lý (lớp 4,5):

- Thực hiện đúng phân phối chương trình, dạy đầy đủ các bài, thời lượng tối đa không quá 40 phút/một tiết dạy.

- Phần Lịch sử lớp 4 cần chú ý rèn kỹ năng môn học, tập cho học sinh biết đọc tư liệu lịch sử, biết nhặt ra các sự kiện chính, biết trình bày sơ lược về sự kiện (trận đánh) hoặc nhân vật Lịch sử.

- Phần Lịch sử lớp 5 nâng cao hơn rèn cho học sinh kỹ năng trình bày thành thục diễn biến, biết phân tích ngun nhân, bối cảnh lịch sử. Chú ý kỹ năng chỉ lược đồ để trình bày diễn biến trận đánh.

- Tích cực đầu tư mua sắm trang thiết bị, sách tham khảo, tư liệu lịch sử cho giáo viên để mở rộng hiểu biết về Lịch sử. Chú ý trong tiết dạy lựa chọn mở rộng ở mức độ phù hợp nhẹ nhàng không làm tiết dạy ôm đồm, nặng nề.

- Phần Địa lý khi dạy chú ý đặc trưng môn, dạy trẻ kỹ năng chỉ bản đồ (chỉ vị trí, giới hạn…), chú ý móc nối các đặc điểm về điều kiện tự nhiên với xã hội… Tích cực đổi mới phương pháp dạy, sử dụng đồ dùng dạy học tranh ảnh, bản đồ kết hợp với băng hình tư liệu (chú ý lựa chọn thời điểm đưa băng hình tư liệu) làm nguồn cung cấp kiến thức cho học sinh, khai thác triệt để hiệu quả đồ dùng dạy học.

-Tiếp tục triển khai dạy học Mỹ thuật theo phương pháp mới, thực hiện theo đúng công văn số 2070/CVBGD&ĐT - GDTH ngày 12/5/2016.

- Dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực từ lớp 1 đến lớp 5, hướng tới mục tiêu lấy học sinh làm trung tâm, kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển ba năng lực cốt lõi:

- Sáng tạo mĩ thuật, qua đó biểu đạt bản thân.

- Hiểu, cảm nhận và trân trọng sản phẩm/ tác phẩm mỹ thuật.

- Giao tiếp/trao đổi, tiếp nhận thông tin thông qua sản phẩm/tác phẩm mỹ thuật.

Triển khai đại trà việc dạy học Mĩ thuật theo phương pháp mới, giúp học sinh:

- Rèn luyện và phát triển các kỹ năng thực hành Mĩ thuật qua việc quan sát, nhớ lại, tưởng tượng trong q trình học tập các phân mơn của chương trình Mĩ thuật hiện hành: Vẽ theo mẫu, Vẽ trang trí, Vẽ tranh, Tập nặn tạo dáng, Thường thức mĩ thuật.

- Sáng tạo linh hoạt trong các cách thể hiện khác nhau cho mỗi chủ đề, tùy thuộc vào từng hoàn cảnh và điều kiện của các em.

- Biết cách sử dụng nhiều loại vật liệu để thể hiện các sản phẩm mĩ thuật như: màu vẽ, giấy màu, đất nặn và một số vật liệu tự nhiên sẵn có và dễ tìm…

- Phát triển tư duy ngơn ngữ, kỹ năng thuyết trình, nhận xét và đánh giá tác phẩm Mĩ thuật.

8.Mơn: Âm nhạc

Chương trình dạy học Âm nhạc hiện hành mỗi tuần 1 tiết thời lượng 1 tiết là 35->40 phút. Phần cứng gồm có: Học hát; Nghe nhạc; Kể chuyện âm nhạc; Tập đọc nhạc; Tìm hiểu về nhạc cụ; Âm nhạc, vận động và nhảy múa; Biểu diễn âm nhạc

Mục đích của mơn Âm nhạc ở tiểu học, thông qua môn học học sinh được hoạt dộng, được cảm thụ âm nhạc, trang bị cho các em có một số kiến thức về văn hóa âm nhạc.

Yêu cầu giáo viên: - Kiến thức:

+ Xác định vai trò giáo dục của âm nhạc, nêu được những đặc điểm về khả năng cảm thụ và hoạt động âm nhạc

+ phân tích, đánh giá được những phương pháp dạy học, hiểu biết về nội dung chương trình và cấu trúc của sách giáo khoa

- Kỹ năng

+ Soạn kế hoạch bài học( giáo án)

+ Sử dụng phương pháp dạy học âm nhạc để tổ chức các giờ học và các hoạt động âm nhạc ngoài giờ học.

+ Giáo viên xây dựng chương trình mơn Âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực của học sinh.

+ Giáo viên phải có giọng hát, sử dụng thuần thục đàn oocgan và một số nhạc cụ khác để nâng cao hiệu quả giáo dục Âm nhạc trong giờ học. Đối với học sinh lớp 1,2,3 hướng dẫn HS học hát và bước đầu làm quen với các nhạc cụ gõ( thanh phách, song loan, mõ, trống, sênh) để rèn luyện về nhịp điệu và tiết tấu. Học sinh lớp 4,5 phát triển kỹ năng thực hành âm nhạc, như: ca hát, đọc nhạc, biểu diễn, sáng tác,..

Một phần của tài liệu quy chế chuyên môn năm học 2019 - 2020 (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w