Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu hoạt động khai thác cảng tại cảng hải phòng chi nhánh cảng chùa vẽ (Trang 28)

CHƯƠNG 3 : ĐÁNH GIÁ VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Đánh giá

3.1.2. Chi nhánh Cảng Chùa Vẽ

3.1.2.1. Điểm mạnh

- Cảng Chùa vẽ sở hữu cơ sở vật chất tốt và đầy đủ với máy móc thiết bị hiện đại, kho CFS lớn rộng 3.200m2

- Có nguồn nhân lực dồi dào - Có chính sách giá cả hợp lý

3.1.2.2. Hạn chế

- Nguồn nhân lực dồi dào nhưng thiếu lao động chuyên nghiệp - Cơng tác vận hành cịn thiếu chặt chẽ

3.2. Kiến nghị

3.2.1. Giải pháp phát triển hoạt động cảng tại Việt Nam

- Cải tiến mơ hình quản lí cảng biển: Mơ hình quản lý cảng biển ở Việt Nam hiện nay đang lạc hậu hơn so với thế giới, chính vì vậy chưa mang lại hiệu quả cao. Hiện tại, hệ thống cảng biển ở Việt Nam đang chủ yếu đầu tư bằng vốn ngân sách (trong đó có vay ODA). Những năm gần đây, ở phía Nam bắt đầu có tư nhân đầu tư, liên doanh hoặc được đầu tư bằng FDI và sau khi đầu tư xong, Nhà nước lại giao cho doanh nghiệp nhà nước quản lý khai thác, tiền vốn đầu tư cảng biển của Nhà nước không được thu hồi để tiến hành tái đầu tư, dẫn đến thất thốt lãng phí. Để việc tổ chức quản lí cảng biển một cách hiệu quả, Việt Nam cần từng bước tư nhân hóa cảng biển, ngày càng mở rộng sự tham gia của khu vực tư nhân, bao gồm các doanh nghiệp trong nước và các cơng ty nước ngồi vào đầu tư, khai thác và quản lý cảng biển, nhằm mang lại lợi ích kinh tế cao hơn, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế. - Đổi mới công tác quy hoạch hệ thống cảng biển. Cần phải xây dựng được một quy hoạch khoa học có tầm nhìn chiến lược dài hạn, ít nhất từ 30 năm trở lên. Do hoạt động đầu tư phát triển cảng biển có đặc trưng địi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn lâu, chịu nhiều biến động kinh tế quốc tế, nhất thiết phải xây dựng quy hoạch có tầm

nhìn dài hạn. Nếu tầm nhìn của quy hoạch ngắn và năm mục tiêu để lập dự báo gần, quy hoạch được phê duyệt vẫn chỉ mang tính chất phát triển tiếp theo những cảng biển hiện có, dẫn đến tình trạng đầu tư xây dựng cảng manh mún, bị động, đối phó với các nhu cầu phát sinh mà thiếu quy hoạch tầm xa để hoạch định cho những cảng chủ lực hiện đại có sức cạnh tranh cao trong tương lai.

- Nâng cao chất lượng công tác dự báo nhu cầu hàng hóa thơng qua các cảng biển quan trọng ở các vùng kinh tế trọng điểm. Chỉ khi tiến hành dự báo đúng nhu cầu hàng hóa, chúng ta mới có thể xây dựng được kế hoạch đầu tư hợp lí. Ngược lại, nếu cơng tác dự báo lượng hàng hóa thơng qua cảng cao hơn nhu cầu thực tế, sẽ dẫn đến tình trạng đầu tư vượt quá nhu cầu cần thiết, gây lãng phí tiền của và tài nguyên đất nước. Hoặc nếu dự báo nhu cầu thấp hơn thực tế, sẽ tiến hành xây dựng nên các cảng biển có cơng suất khơng đáp ứng được, dẫn đến tình trạng ứ đọng hàng hóa tại cảng lớn như Cảng Sải Gòn, Cảng Hải Phòng trong thời gian qua. Tiến hành mời các tổ chức tư vấn quốc tế có uy tín tham gia lập, góp ý kiến hoặc phản biện quy hoạch xây dựng cảng biển để đạt được hiệu quả cao trong quá trình xây dựng quy hoạch.

- Tính tốn tới điều kiện địa lí, lựa chọn địa điểm xây dựng cảng hợp lí, đảm bảo cho luồng tàu đủ điều kiện tiếp nhận tàu bè cập cảng làm hàng, tránh tình trạng xây dựng cảng biển xong phải chờ mở đường, nạo vét luồng lạch mới có thể đưa vào sử dụng, gây lãng phí hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước như ở một số Cảng ở Bà Rịa - Vũng Tàu thời gian qua.

- Quy hoạch cảng phải đặc biệt chú ý đến tính kết nối giữa cảng với mạng lưới giao thơng khác. Để có được hệ thống vận tải thơng suốt, tránh sự rối loạn và ách tắc cho các cảng, phải đặc biệt chú ý kết nối giữa cảng biển với đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đồng thời, cũng phải tính tốn xây dựng vùng hậu phương rộng lớn cho cảng (vùng nguyên liệu hoặc các khu vực sản xuất hàng hóa) để đảm bảo cung ứng

đều đặn và liên tục cho cảng hoạt động, đảm bảo hàng hóa lưu thơng, tăng khả năng cạnh tranh với các cảng trong khu vực. Đặc biệt là đường sắt, chúng ta cũng cần phát triển hệ thống đường sắt song hành, vì cảng biển là nơi xuất nhập hàng, còn đường sắt giữ vai trò phân phối và gom hàng trong cả nước, trong khi đó hệ thống đường sắt hiện nay của ta đã lạc hậu, không đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa ngày càng nhiều như hiện nay. Do đó, cần tiến hành nâng cấp cải tạo hệ thống đường sắt cũ, đồng thời xây dựng phát triển hệ thống đường bộ để việc vận chuyển hàng hóa từ cảng biển đi các nơi được nhanh chóng và thuận tiện.

3.2.2. Giải pháp hồn thiện quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu qua kho CFS của cảng Chùa Vẽ

3.2.2.1. Nhân lực

- Tiếp tục đào tạo nhân lực đặc biệt trong lĩnh vực quản lý và khai thác kho. Đặc biệt cần nâng cao nhận thức và trình độ của nguồn nhân lực thuê ngoài như bốc xếp, bảo vệ cần được đào tạo lại để đảm bảo thực hiện tốt quá trình làm hàng

3.2.2.2. Cơ sở vật chất

Triển khai phương án đầu tư thêm phương tiện

3.2.2.3. Hồn thiện quy trình giao nhận tại kho

- Khâu nhận hàng : cần nắm chính xác số lượng hàng hố các nhà máy sẽ giao cho

bộ phận kho trong tuần. Trên cơ sở bảng dự báo sản lượng chuyển từ khách hàng .Bộ phận tiếp nhận thông tin hàng nhập kho của cảng phải liên hệ thường xuyên trực tiếp với bộ phận hàng xuất của các nhà máy.

- Khâu lưu kho : Đảm bảo bố trí các PO hàng phù hợp với kế hoạch nhập-xuất.

đơn hàng PO nàp đủ số lượng có thể lưu kho ở khu vực bên ngoài thuận tiện cho việc lấy hàng hoặc trực tiếp đóng hàng vào container mà khơng qua lưu kho. Để đóng hàng trực tiếp mà không qua lưu kho địi hỏi phải kiểm tra chính xác số lượng hàng

theo PO có giao đủ từ các nhà máy hay khơng, có chính xác hay không ( thông qua việc scan mã hàng ),

- Khâu xuất hàng đóng container: đảm bảo lấy đúng hàng với thao tác ít nhất - thời gian ngắn nhất - tính chính xác cao nhất - kịp thời với lịch trình tàu

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/cang-bien-viet-nam-thuc-trang-va-giai-phap-

phat-trien-80674.htm

2.https://haiphongport.com.vn/

NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

1. Tinh thần thái độ, sự cố gắng của sinh viên trong quá trình thực hiện Báo cáo :

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

2. Đánh giá chất lượng Báo cáo (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trên các mặt: lý luận, thực tiễn, chất lượng thuyết minh và các bản vẽ): ................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................

................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................

Hải Phòng, ngày tháng năm 20

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập cơ sở ngành tìm hiểu hoạt động khai thác cảng tại cảng hải phòng chi nhánh cảng chùa vẽ (Trang 28)