Nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp của toà án kinh tế

Một phần của tài liệu Bài tập lớn pháp luật kinh tế (Trang 25 - 27)

So với luật Hàng hải của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 là Bộ luật chuyên ngành khá đồ sộ, điều chỉnh tất cả các hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phịng ngừa ơ nhiễm mơi trường và những hoạt động khác liên quan đến việc sử dụng tàu biển vào mục đích kinh tế, văn hóa, xã hội, thể thao, cơng vụ và nghiên cứu khoa học.

Bộ luật HHVN năm 2005 cũng là nguồn luật được ưu tiên áp dụng trong những trường hợp có sự khác nhau đối với các quy định giữa các nguồn luật trong cùng nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải ở Việt Nam. Nghiên cứu về Bộ luật HHVN 2005 có rất nhiều nội dung, song trong phạm vi bài viết, tác

giả chỉ đi sâu phân tích về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của Bộ luật.

Bộ luật HHVN 2005 giành toàn bộ Chương V (từ Điều 70 đến Điều 122) và được chia thành 4 mục quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Thực tế, khi áp dụng những quy định về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, những vấn đề cơ bản cần quan tâm cụ thể như sau:

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 70 thì “Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật thì có thể hiểu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là văn bản cam kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Người vận chuyển cam kết sẽ vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng khác theo yêu cầu của người thuê, còn người thuê vận chuyển cam kết sẽ thanh tốn cước phí.

Hàng hóa vận chuyển theo quy định của Bộ luật bao gồm tất cả các loại hàng hóa, kể cả súc vật sống hay vỏ container hoặc các dụng cụ vận tải khác được sử dụng khi vận chuyển hàng mà không do người vận chuyển cung cấp. Hàng hóa được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển bằng đường biển được quy định trong luật đa dạng và phong phú nhưng lại rất cụ thể.

Theo quy định tại Điều 71, Bộ luật HHVN 2005, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được chia thành 2 loại:

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển: Đây là loại hợp đồng theo quy định của luật được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, trọng lượng, kích thước của hàng hóa để vận chuyển. Hình thức giao kết đối với loại hợp đồng này là do các bên thỏa thuận.

Thực tế, đối với hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển thường được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ.

Vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ người ta không giao kết hợp đồng. Khi có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ, người có nhu cầu chỉ cần gửi giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note) tới hãng tàu để đặt chỗ cho hàng hóa cần vận chuyển. Căn cứ vào kết quả lưu cước và lịch tàu, chủ hàng vận chuyển hàng hóa ra cảng và giao cho người vận chuyển. Người vận chuyển nhận hàng và phát hành vận đơn theo yêu cầu của người gửi hàng. Khi vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) được phát hành thì coi như hợp đồng vận chuyển hàng hóa đã được ký kết.

Vận chụyển hàng hóa bằng tàu chợ thường người ta không giao kết hợp đồng vận chuyển mà chỉ dùng chứng từ vận đơn đường biển làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Vận đơn đường biển do người vận chuyển phát hành khi nhận hàng để chở. Nội dung của vận đơn đường biển được người vận chuyển quy định và in sẵn.

Vì vậy khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ, người thuê vận chuyển mặc nhiên phải chấp nhận tất cả những điều kiện vận chuyển đã được in sẵn trên tờ vận đơn và không được phép sửa đổi, bổ sung bất cứ điều gì. Tồn bộ nội dung của vận đơn đường biển sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả những tranh chấp phát sinh sau này giữa người phát hành và người cầm giữ vận đơn. Chính từ đặc điểm này của vận đơn nên đến nay, hầu hết luật pháp các nước đều thừa nhận vận đơn đường biển khi được phát hành thì có chức năng là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết. Vận đơn đường biển là chứng từ được dùng phổ biển trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, vì vậy Bộ luật HHVN 2005 quy định rất cụ thể về khái niệm vận đơn, chức năng, các dạng ký phát vận đơn, nội dung của vận đơn, cách chuyển nhượng vận đơn… Ngoài ra, trong Bộ luật HHVN 2005 còn quy định rõ thời hạn trách nhiệm, cơ sở trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển theo vận đơn đường biển cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của những người có liên quan đến vận đơn đường biển như người gửi hàng, người nhận hàng. Vì là chứng từ được dùng phổ biến trong vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cho nên trong hàng hải quốc tế cũng có những nguồn luật dành riêng để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng hóa theo vận đơn đường biển như Cơng ước Brussels 1924 hay Cơng ước Hamburg 1978.

Tóm lại, hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển quy định trong Bộ luật HHVN 2005, thực tế thường được áp dụng khi vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ. Chứng từ vận chuyển được sử dụng trong vận chuyển chủ yếu là vận đơn đường biển. Ngoài ra, theo quy định của Bộ luật HHVN 2005, “Người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế” (Điều 90)

Một phần của tài liệu Bài tập lớn pháp luật kinh tế (Trang 25 - 27)