- Thiết lập và nâng cao chiến lược marketing trực tiếp bằng điện thoại và qua
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẠI PHÚC
DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẠI PHÚC 3.1. Dự báo tình hình phát triển du lịch trong giai đoạn 2020-2023.
3.1.1.Dự báo tình hình phát triển du lịch Việt Nam
Theo Tổng cục Thống kê, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3/2020 giảm sâu chưa từng có khi chỉ đạt gần 450.000 lượt, giảm 68,1% so với cùng kỳ năm 2019 và giảm 63,8% so với tháng 2. Trong đó, hai thị trường khách hàng đầu của du lịch Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt giảm 91,5% và 91,4%.
Tổng cục Du lịch ước tính thiệt hại du lịch Việt Nam do dịch Covid-19, riêng trong các tháng 2, 3 và 4 sẽ vào khoảng 5,9-7 tỷ USD. Trong đó, doanh thu của các doanh nghiệp du lịch lữ hành giảm rất mạnh, doanh thu ngành hàng dịch vụ ăn uống và lưu trú lần lượt giảm 9,6% và 27,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ lưu trú và ăn uống quý 1/2020 tăng 29,3% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy chưa có con số thống kê chính thức, các chuyên gia kinh tế dự tính, tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, 80-90% số doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa có thể đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng.
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030 Trên cơ sở phân tích bối cảnh phát triển du lịch Thé giới và Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020 tầm nhìn 2030.
a.Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của ngành du lịch là đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chun nghiệp, có hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển.