Nguyên nhân hạn chế

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tạo ĐỘNG lực CHO (Trang 41 - 44)

7 Người lao động ốm đau 100.000 14 Bảo hiểm thân thể 10

1.2.3. Nguyên nhân hạn chế

Những hạn chế trên xuất phát từ một số nguyên nhân sau:

- Một là, nhà quản trị cấp cao còn mang nặng tư duy quản lý công ty Nhà nước, cơ chế hoạt động chưa thực sự đổi mới do đó vẫn cịn mang nhiều yếu tố hành chính nặng về thủ tục, đánh giá chất lượng nguồn nhân lực chủ yếu dựa vào tiêu chí trình độ chuyên môn của ngành đào tạo, chưa chú ý các yếu tố như động cơ, thái độ của người lao động. Do vậy, nhận thức về công tác quản trị nguồn nhân lực như là công tác quản trị nhân sự đơn thuần, chưa thấy được tầm quan trọng của việc tạo động lực. Chính vì vậy, các tiêu thức và tiêu chuẩn đưa ra cũng chỉ để đánh giá xem người lao động có hồn thành mục tiêu đưa ra không, nhằm phục vụ cho cơng tác tính lương, xét thưởng mà chưa nhằm để đánh giá tiềm năng của người lao động cũng như nguyên nhân hạn chế kết quả thực hiện công việc của người lao động. Các tiêu thức dùng để đánh giá còn sơ sài. Các tiêu thức đánh giá chủ yếu

là nghiêng về đánh giá ý thức,thái độ, tác phong tinh thần làm việc của người lao động, thiếu các tiêu thức đánh giá về trình độ, sự hiểu biết và vận dụng kiến thức, kỹ năng vào cơng việc của người lao động. Chính vì vậy, khơng có tác dụng trong việc phát hiện ra những yếu kém về trình độ, kiến thức, kỹ năng của người lao động có ảnh hưởng đến kết quả thực hiện cơng việc của người lao động để từ đó có kế hoạch đào tạo phù hợp. Do vậy, cơng ty cần phải có những biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác đánh giá thực hiện để đảm bảo đánh giá chính xác, cơng bằng kết quả thực hiện công việc của người lao động, không chỉ phục vụ cho hoạt động trả lương, trả cơng mà cịn phục vụ cho các hoạt động quản trị nhân lực khác.

- Hai là, cơng tác phân tích và thiết kế cơng việc chưa được tốt. Chưa thấy được tầm quan trọng của cơng tác phân tích cơng việc với các hoạt động quản trị nhân lực khác. Do vậy, các bản mô tả cơng việc hiện nay tại cơng ty cịn chưa rõ ràng, chưa phát huy được tác dụng trong các hoạt động quản trị nhân lực. Chưa có tiêu chí đánh giá cụ thể mức độ thực hiện cơng việc.

+ Cơng tác phân tích cơng việc là cơng việc và sự phối hợp trách nhiệm giữa phòng Tổ chức - Nhân sự và trưởng các bộ phận để cùng thực hiện trong đó phịng Tổ chức - nhân sự có thể trực tiếp xây dựng bản mơ tả công việc và yêu cầu đối với người thực hiện công việc trong sự phối hợp của người quản lý bộ phận và người lao động, cịn trưởng bộ phận có trách nhiệm xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc. Tuy nhiên, ở công ty hoạt động này được giao cho trưởng bộ phận thực hiện xây dựng. Vì hầu hết các trưởng bộ phận đều không được đào tạo các kiến thức cơ bản về quản trị nhân lực để thực hiện cơng tác phân tích cơng việc mà chủ yếu dựa vào sự quan sát,

kinh nghiệm để xây dựng nên chắc chắn khơng thể tránh khỏi sai sót.

+ Như vậy, cơng tác phân tích cơng việc ở cơng ty là nguyên nhân dẫn tới việc bố trí, đánh giá chưa hợp lý. Chính vì vậy, người lao động khơng thấy hết được vị trí của cơng việc đối với sự phát triển của công ty. Từ đó dẫn tới việc khơng có phương hướng phấn đấu. Vì vậy, cơng ty cần hồn thiện lại cơng tác phân tích cơng việc, tiến hành xây dựng cụ thể các văn bản phân tích cơng việc cho từng chức danh cơng việc.

- Ba là, mức lương, thưởng cịn chưa phản ánh được đúng công sức người lao động. Thời gian xét tăng lương cịn chưa có qui định cụ thể, thường thì cứ sau 3 năm xét tăng hệ số lương nhưng lương thì khơng được tăng. Điều đó làm giảm tác dụng của việc kích thích động lực làm việc của người lao động thông qua tiền lương.

Mức khen thưởng thấp, khơng có tác dụng kích thích nhiều. Ngun nhân là do quy chế khen thưởng của công ty đã được xây dựng từ rất lâu, và các mức thưởng được xây dựng theo mức giá của những năm trước mà chưa có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình biến động giá cả như hiện nay vì vậy làm giảm giá trị của phần thưởng.Kết quả đánh giá thực hiện công việc của người lao động được dùng là căn cứ để xét thưởng tuy nhiên hệ thống đánh giá còn bộc lộ nhiều hạn chế dẫn đến ảnh hưởng đến kết quả đánh giá, chưa phản ánh đúng thành tích của người lao động, dẫn đến người lao động cảm thấy sự không công bằng.

Một phần của tài liệu GIẢI PHÁP tạo ĐỘNG lực CHO (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w