Đánh giá công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần than hà lầm VINACOMIN (Trang 31)

Đào tạo nước ngoài 97 75 65 79

Hội nghị, hội thảo 20 12 9 14

Khảo sát thực tế 45 36 31 37

Học tập công nghệ mới 32 27 25 28

(Nguồn: Phịng TCLĐ – Cơng ty CP Than Hà Lầm)

Nhận xét:

Sau 3 năm tổng số cán bộ được đào tạo đạt 1.271 lượt người, bình quân mỗi năm 423 lượt người. Công tác đào tạo tập trung chủ yếu vào khâu cập nhật kiến thức nghiệp vụ, chuyển giao cơng nghệ mới để nâng cao trình độ chun mơn, bổ sung kiến thức công nghệ thông tin nhằm thích nghi với điều kiện làm việc của cơ chế thị trường.

Hoạt động đào tạo đưa số cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học được tăng so với những năm trước..

Đến hết năm 2016, 90% cán bộ nhân viên các phòng ban chức năng của Cơng ty đã được đào tạo trình độ tin học cơ bản trở lên và ứng dụng thành thạo vào công việc.

rõ rệt với sự tăng trưởng vượt bậc về số lượng và chất lượng các khoá đào tạo. Cùng với sự đổi mới của chính sách tuyển dụng, q trình đẩy nhanh cơng tác đào tạo đã góp phần làm tăng chất lượng trình độ nguồn nhân lực lên rất nhiều.

Đặc biệt, đối với thợ lị, hàng năm Cơng ty đều tổ chức thi nâng bậc, thi thợ giỏi, thi đào lò nhanh nhằm phát huy tối đa khả năng của mỗi người, phát triển về kỹ năng, nghiệp vụ, khích lệ tinh thần hăng say lao động, làm việc có trách nhiệm, gắn bó, u nghề.

5. Chính sách tiền lương và đãi ngộ nguồn nhân lực tại cơng ty

a. Tình hình sử dụng quỹ tiền lương và tiền lương bình quân

- Về tiền lương, thu nhập bình qn của cơng nhân sản xuất:

Năm 2014 đạt 9.133 nghđ/người/tháng, năm 2015 tăng 6,08% so với năm 2014; năm 2016 đạt 10 679 nghđ/người/tháng tăng 990 nghđ/người/tháng tương ứng tăng gần 10,22% so với năm 2015. Điều này cho thấy tốc độ tăng tiền lương năm 2016 khá cao so với năm 2014 và 2015. Trong bối cảnh kinh tế thị trường đang gặp khó khăn như hiện nay, việc giữ được việc làm và thu nhập cho người lao động là một cố gắng lớn của lãnh đạo Cơng ty.

Thống kê thu nhập bình qn của CBCNV từ năm 2014 đến năm 2015.

Bảng 9: Thu nhập bình quân của CBCNV giai đoạn 2014 đến 2015 (đ/ng-th)

Năm

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

9 133 000 9 689 000 10 679 000

Hình 6: Xu hướng biến động tiền lương bình quân từ 2014-2016

Từ biểu đồ ta thấy rằng trong thời gian qua, thu nhập của CBCNV liên tục tăng cao từ năm 2014 đến năm 2016, đặc biệt thu nhập năm 2016 tăng mạnh . Điều này cho thấy dấu hiệu đáng mừng cho ngành than nói chung và Cơng ty nói riêng.

Hiện tại người lao động có nhiều cơ hội để chọn lựa về cơng việc và do đó có những địi hỏi ngày càng cao về thu nhập, điều kiện lao động... Vì vậy, có thể nhận thấy có sự dịch chuyển lao động giữa các ngành nghề, khu vực. Một trong những nguyên nhân chính khiến thợ lò bỏ việc là: thu nhập thấp cộng thêm làm việc trong điều kiện độc hại.

Với cách trả lương như vậy, nhìn chung đã khuyến khích người lao động phấn đấu tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác, phát huy sáng kiến – cải tiến kỹ thuật, học tập và rèn luyện để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, trong việc trả lương còn một số vấn đề cần phải xem xét, điều chỉnh lại cho hợp lý, như: Chế độ trả lương cho người đi học (công ty đang trả lương cơ bản); chế độ tiền lương đối với CBNV quản trị còn mang tính cao bằng (trả lương cùng hệ số lương), chưa khuyến khích lao động giỏi, chưa gắn với trình độ đào tạo (trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp...), trả lương cho bộ phận lao động trực tiếp ổn định giữa các đơn vị để tăng động lực cho người lao động thêm gắn bó với cơng ty.

b. Chính sách tiền lương

Việc trả đủ tiền lương cho người lao động chưa phải là tất cả. Nhưng thực tế đã chứng minh rằng, dù tiền không phải là lý do duy nhất để người lao động làm việc cho một doanh nghiệp, nhưng nếu phương pháp trả lương không công bằng vẫn là nguyên nhân chính gây ra sự bất mãn của người lao động làm tăng tình trạng bỏ việc, giảm hiệu quả quan hệ lao động và gây ra những chi phí không cần thiết cho doanh nghiệp.

Đảm bảo quyền lợi vật chất cho người lao động chủ yếu được thực hiện thông qua chính sách tiền lương và thu nhập khác. Việc đảm bảo này có ý nghĩa là hình thức đầu tư trực tiếp cho con người, cho phát triển kinh tế – xã hội, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

- Xác định quỹ tiền lương thực hiện

Nguồn hình thành quỹ tiền lương của Công ty bao gồm: + Quỹ tiền lương sản xuất kinh doanh than.

+ Quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác. + Quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang (nếu có).

Quỹ lương thực hiện trong kỳ của Công ty được xác định theo công thức (2.1) sau: Tổng quỹ lương thực hiện

trong kỳ của Công ty =

Quỹ lương sản xuất kinh doanh than +

Quỹ lương

sản xuất khác (2.1) + Việc điều chỉnh đơn giá tiền lương khi doanh thu thực hiện cao hơn kế hoạch theo quy định của Tập đồn thì sẽ được áp dụng nhân thêm hệ số lương của tồn Cơng ty theo công thức (2.2):

Doanh thu thực tế

Hệ số lương của Công ty = x 100 (2.2)

Doanh thu kế hoạch

Khi Công ty không thực hiện đầy đủ các chỉ tiêu công nghệ, quỹ tiền lương sẽ giảm tương ứng theo đơn giá tiền lương kết cấu trong đơn giá tổng hợp các công đoạn sản xuất đã ban hành tại quyết định 2767/QĐ-HĐTV ngày 09/12/2011.

- Chính sách chi trả lương cho người lao động

+ Tiền lương cơ bản được tính theo lương cấp bậc, phụ cấp và số ngày công làm việc thực tế trong kỳ trả lương theo quy định của Nhà nước.

+ Tiền lương giao khoán được trả theo sản phẩm thực hiện của từng người theo từng tháng hoặc quý và quyết toán theo năm trên cơ sở mức giao khoán. Mức lương của từng người phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của từng đơn vị, phân xưởng, đội nhóm.

Chính sách tiền lương hiện hành của cơng ty đã tách được phần lương giao khoán ra khỏi tổng tiền lương người lao động được hưởng gắn với mức độ hồn thành chất lượng và khối lượng cơng việc, gắn với trách nhiệm của các chức danh. Đối với cơng việc có tính rủi ro cao, lao động đặc thù được hưởng hệ số điều chỉnh hoặc trả theo cơ chế thị trường. Việc quy định lương sản xuất kinh doanh đã điều chỉnh những bất hợp lý về tiền lương cơ bản (mang tính thâm niên, lịch sử, cứ đến kỳ lại lên), cân đối lại tiền lương giữa bộ phận nghiệp vụ sản xuất và bộ phận phục vụ, hỗ trợ. Chính sách này đã góp phần tạo ra động lực trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị và kích thích cán bộ cơng nhân viên có ý thức làm việc có năng suất, hiệu quả đáp ứng nhiệm vụ hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua.

Với mục đích gắn quyền lợi, trách nhiệm cuả bộ máy quản trị Công ty với nhiệm vụ và hiệu quả sản xuất kinh doanh của cơng ty và của từng phịng ban, bộ phận, trả cơng đúng với khả năng làm việc và đóng góp của từng người, khuyến khích mọi người quan tâm đến nhiệm vụ được giao và hồn thành cơng việc với hiệu quả cao nhất. Cơng ty áp dụng hình thức khốn quỹ lương cho từng phịng ban, bộ phận của văn phịng cơng ty.

- Xây dựng quỹ lương giao khoán:

Quỹ lương giao khốn được xác định căn cứ vào các thơng số: + Về lao động:

Theo định biên lao động các phòng đã được xét duyệt Các phịng xin thêm lao động khơng được bù quỹ lương Thử việc, trưng dụng được trả ngồi quỹ lương khốn

+ Hệ số giao khoán: Theo giãn cách của công ty dựa trên khung giãn cách của Tập đoàn.

+ Ngày cơng khốn: 26 cơng/tháng + Các khoản phụ cấp:

Phụ cấp chức vụ: Trưởng phịng (0,5); Phó phịng (0,4)

Phụ cấp trách nhiệm: Ca trưởng, đội trưởng (0,3); Nhóm trưởng (0,2) + Xác định quỹ lương khoán kế hoạch từng phịng, bộ phận

Cơng ty đã áp dụng mức lương và hệ số giãn cách theo quy định của Vinacomin cho các chức danh từ trưởng phịng trở lên. Từ phó phịng đến các chuyên viên tiền lương được khoán theo tháng trên cơ sở định biên biên chế của phòng x tổng hệ số giao khoán theo chức danh đảm nhiệm x tiền lương tối thiểu theo quy định x hệ số điều chỉnh theo quy định hiện hành đơn vị được áp dụng.

Ví dụ: Phòng KCS thực hiện nhiệm vụ nghiệm thu số và chất lượng than trong tồn mỏ, biên chế phịng gồm 01 trưởng phịng, 02 phó phịng, 08 chun viên. Quỹ lương phịng được xác định như sau:

M1 = 01 x k1 x m1 + 02 x k2 x lmin x k3 + 08 x k4 x lmin x k3 (2.3) k1: Hệ số giãn cách

m1: mức lương tương ứng với hệ số k1 = 1

k3: hệ số điều chỉnh chung (theo quy định nhà nước, Vinacomin và cân đối tài chính của đơn vị)

Bảng 10: Giãn cách giữa các chức danh

TT Chức danh ngành nghề Năm 2014 Năm 2015 Tập đồn hướng dẫn Cơng ty thực hiện % Thực hiện Tập đồn hướng dẫn Cơng ty thực hiện % Thực hiện I QUẢN LÝ 1 Giám đốc 14,0 11,2 80,0 12,2 9,4 77,0

2 Phó giám đốc kỹ thuật, an toàn 9,9 9,8 99,0 8,6 6,9 80,2

3 Phó giám đốc 9,4 9,3 98,9 8,1 6,9 85,2

4 Kế toán trưởng 7,9 7,8 98,7 6,7 5,5 82,1

5 Quản đốc đào lò, khai thác 7,4 8,0 108,1 6,2 5,9 95,2

6 Quản đốc phân xưởng khác 5,6 6,0 107,1 4,7 4,5 95,7

7 Trưởng phịng kỹ tḥt, an tồn 7,1 7,0 98,6 6,2 5,8 93,5

8 Trưởng phòng nghiệp vụ 6,6 6,5 98,5 5,7 5,4 94,7

9 Trưởng phòng khác 5,6 5,5 98,2 4,7 4,4 93,6

10 Bí thư Đảng ủy 9,9 9,8 99,0 8,6 6,9 80,2

11 Chủ tịch Cơng đồn, Phó BT Đảng ủy 9,4 9,3 98,9 8,1 6,8 84,0

12 Bí thư Đoàn thanh niên 6,6 6,5 98,5 5,7 4,4 77,2

II MỘT SỐ NGÀNH NGHỀ CHỦ YẾU

1 Cơng nhân đào lị đá 7,5 8,7 116,0 6,80 6,93 101,9

2 Cơng nhân phụ đào lị đá 5,9 6,7 113,6 5,40 5,44 100,7

3 CN đào lò, khai thác than lò chợ 6,4 6,9 107,8 6,40 6,34 99,1

4 CN phụ đào lò, khai thác than lò chợ 4,9 5,1 104,1 4,80 4,75 99,0

5 Vận hành máy xúc ≥ 4m3 3,3 3,8 115,2 2,90 2,63 90,7

6 Lái xe than đất từ 16,5 tấn -:- < 25 tấn 2,5 2,8 112,0 2,40 2,26 94,2

7 Cơ điện hầm lò 3,9 4,8 123,1 3,60 3,41 94,7

8 Sửa chữa thiết bị mỏ 2,0 2,5 125,0 2,00 1,81 90,5

9 Vận hành máy sàng, tuyển 1,8 1,9 105,6 1,90 1,80 94,7

10 Nấu ăn 1,27 1,7 133,9 1,20 1,22 101,7

11 Bảo vệ cơ động 1,63 1,7 104,3 1,50 1,43 95,3

12 LĐ thủ công chế biến than 1,2 1,5 125,0 1,20 1,23 102,5

13 LĐ nấu nước, vệ sinh công nghiệp, gác 1,0 1,0 100,0 1,00 1,00 100,0

(Nguồn: Phịng TCLĐ – Cơng ty CP Than Hà Lầm) - Về nghiệm thu, quyết tốn lương:

+ Cơng tác nghiệm thu:

Phó giám đốc nhận xét, đánh giá mức độ hồn thành nhiệm vụ các phòng được giao phụ trách.

Giám đốc nghiệm thu mức độ hồn thành nhiệm vụ các Phó giám đốc, Kế tốn trưởng và các phịng.

Đảng, đoàn thể: Tập thể tự đánh giá, phân loại + Quyết toán lương:

Tiền lương khối phòng ban gián tiếp được khốn gắn liền với tỷ lệ hồn thành % thực hiện doanh thu trong tháng so với kế hoạch và kết quả thực hiện công việc trong tháng do hội đồng nghiệm thu công ty hết tháng nghiệm thu đánh giá.

Quỹ lương quyết toán (M2) được xác định: M2 = M1 x k5 x k6 (2.4) k5: Hệ số hoàn thành doanh thu = Dth/Dkh (doanh thu thực hiện/doanh thu KH) k5<=1.2.

k6: Hệ số hoàn thành cơng việc phịng

(khơng hồn thành = 0.95; hoàn thành = 1; hoàn thành xuất sắc = 1.1) Việc đánh giá mức độ hồn thành của các phịng có các tiêu chí cụ thể.

Gắn với doanh thu thực hiện tháng của công ty (k5), tăng giảm 1% giá trị kế hoạch thì các phịng, ban được tăng giảm tương ứng 1% quỹ lương giao khoán, thanh tốn tối đa khơng q 120%

Gắn với mức độ hồn thành nhiệm vụ của Phó giám đốc, trợ lý giám đốc, kế tốn trưởng và các phịng, ban trong tháng (k6)

Hồn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hệ số A (k6=1,1) Hoàn thành nhiệm vụ: Hệ số B (k6=1,0) Chưa hoàn thành nhiệm vụ: Hệ số C (k6=0,9)

Nhận xét: Việc trả lương cho cán bộ, nhân viên bộ máy quản trị công ty chủ

yếu phụ thuộc vào hệ số lương khốn theo quy định của cơng ty, hệ số lương khoán này được xây dựng căn cứ, điều chỉnh theo hệ số giãn cách theo quy định của Vinacomin nên chưa đảm bảo tính khoa học, chưa xét đến khối lượng, mức độ phức tạp của cơng việc mà người lao động hồn thành trong kỳ.

- Quy định trả lương cho các công trường, phân xưởng sản xuất.

Để khuyến khích người lao động thi đua sản xuất và đảm bảo tính công bằng theo nguyên tắc người làm nhiều, đóng góp nhiều được hưởng thu nhập cao. Công ty đã ban hành quy chế trả lương cho các cơng trường, phân xưởng dựa vào mức độ hồn thành nhiệm vụ và hệ số điểm thưởng lương.

+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ sản xuất (k=1,15): Bao gồm các đối tượng chấp hành tốt mệnh lệnh sản xuất, khơng vi phạm kỹ tḥt, an tồn, có số ngày cơng làm việc trong tháng ≥ 22 công. Các trường hợp bị tai nạn trong tháng, suy giảm sức khỏe phải nghỉ điều trị.

+ Hoàn thành nhiệm vụ sản xuất (k=1): Bao gồm các đối tượng chấp hành tốt mệnh lệnh sản xuất, khơng vi phạm kỹ tḥt, an tồn, có số ngày cơng làm việc trong tháng ≥ 20 công. Các trường hợp bị tai nạn trong tháng, suy giảm sức khỏe phải nghỉ điều trị.

+ Các trường hợp cịn lại (khơng hồn thành nhiệm vụ) k=0,85

Trường hợp có số ngày cơng đi làm/tháng < 20 công song tổng số ngày công gồm: Công đi làm + công nghỉ phép, điều dưỡng + công học họp ngắn ngày + cơng thể thao văn hóa…≥ 20 cơng, chấp hành tốt mệnh lệnh sản xuất, không vi phạm kỹ thuật, an tồn thì được đánh giá làm hồn thành nhiệm vụ.

Tiền lương trong ngày xác định theo công thức (2.5) như sau:

Lgt+pv = Hi x Lbq sxc (2.5)

Trong đó: Lgt+pgi : Lương trả cho người nhân viên thứ i làm tại bộ phận gián tiếp phục vụ trong ngày.

Hi: Hệ số hưởng lương của nhân viên i (Bảng 2.11). Lbq sxc : Lương bình quân bộ phận sản xuất chính

Lbq sxc = Tổng tiền lương bộ phận SX chính (đ)Tổng chi phí lao động SX chính (đ/ng-ca) (2.6) Đối với khối phục vụ sản xuất tiền lương tháng người công nhân, nhân viên được nhận được được xác định bằng số lũy kế tiền lương mà người lao động được làm được trong tháng.

Bảng 11: Hướng dẫn chia lương theo hệ số

TT Danh mục, chức danh Hệ số chia lương Ghi chú

I Khối hầm lị:

Quản đốc 1,1 -:- 1,19

Phó quản đốc khai thác 0,9 -:- 0.95 Cơ điện trưởng, PQĐCĐiện 0,8 -:- 0.86

Lò trưởng 0.8 -:- 0.83

Ka trưởng cơ điện 0,6 -:- 0.65

Nhóm trưởng 1,2 -:- 1,4

Thợ lị bậc 6/6 1,1 -:- 1,2

Thợ lò bậc 4/6 -:- 5/6 1,0 -:- 1,1 Thợ lò bậc 2/6 -:- 3/6 0,7 -:- 0,9 Thợ cơ điện bậc 3/7 0,5 -:- 0,54 Thợ cơ điện bậc 4/7 0,6-:-0.63 Thợ cơ điện bậc 5/7 0,7 -:- 0,74

Bắn mìn 0,7 -:- 0,76

II Khối ngồi gồm:

1 PX ơtơ1, PX ô tô 2, PX khai thác than lộ thiên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của công ty cổ phần than hà lầm VINACOMIN (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w