Thực hành may lưng quần dạng rờ

Một phần của tài liệu Giáo trình may quần âu nam nữ (Trang 71 - 77)

2. May lưng quần dạng rờ

2.5. Thực hành may lưng quần dạng rờ

Yêu cầu: May lưng quần dạng rời Chú ý:

- Khi cắt keo lưng thì cắt cùng một lúc để tránh trường hợp bị cùng chiều. - Gấp cạnh dưới cạp trong vào mặt trái, sao cho mép gấp le ra bên ngoài 2 mm so với đường lấy dấu và may 1 đường 0,5cm.

- Khi tra lưng vào thân tránh kéo phần thân bị bai giãn tại đường tra.

- May mí lưng cần kéo căng lớp lưng trong để tráng tình trạng lớp lưng trong bị xoắn, vặn.

- Khi tra lưng cần lấy dấu để đầu lưng trên 2 thân trùng nhau.

2.5.1. Chuẩn bị dụng cụ thiết bị may, bán thành phẩm và phụ liệu may

- Đầy đủ các chi tiết may lưng. - Chỉ, keo.

- Kiểm tra máy may và điều chỉnh mũi may đúng theo quy cách.

- Kim máy, phấn may. - Bàn ủi (bàn là).

2.5.2. Trình tự thực hiện

TRÌNH TỰ MAY LƯNG QUẦN DẠNG RỜI

TT Nội dung các bước

Phương pháp may Yêu cầu kỹ thuật Dụng cụ, trang thiết bị Bước 1 Chuẩn bị và kiểm tra các chi tiết. - Lưng ngoài x 2 - Lưng trong x 2 - Passant x 6

- Keo lưng ngoài x 1 - Keo lưng trong x 1

- Thân quần đã may hoàn chỉnh khóa, túi dọc chéo.

- Chuẩn bị vắt sổ đầy đủ các chi tiết.

- Là keolưng vào vải keo lưng. Rập mẫu các chi tiết may lưng quần có dựng, phấn, thước. Bước 2 May lộn lưng. - Đặt lớp lưng trong nằm dưới, lưng ngoài nằm trên, hai mặt phải úp vào nhau. - May nối lưng ngoài với lưng trong theo cạnh trên của lưng, đường may cách keo 1mm.

- Riêng đối với lưng trái: ở đầu quai nhê chỉ may cách keo 1mm.

- Gọt lộn đầu lưng bên trái (nếu đầu lưng trịn thì gọt đầu lưng còn 3mm rồi lộn đầu lưng.

- Úp 2 mặt phải lớp lưng vào nhau, đặt lớp lưng trong đúng chiều với lớp lưng ngoài.

- Đường may nối cách keo 1mm, lớp lưng dưới hơi căng hơn lớp lưng trên.

Máy may B1K, kéo bấm chỉ. Bước 3 May mí sống lưng

- Lấy dấu đường tra lưng vào thân từ lưng ngoài qua

- Đường lấy dấu chính xác.

Máy may

+ May cạnh dưới lưng trong.

lưng trong.

- Lật lưng trong và lưng ngoài ra hai bên, mép vải lật sang lưng trong, mặt phải ngửa lên. May mí1mm lên lớp lưng trong. - Gấp cạnh dưới lưng trong vào mặt trái, sao cho mép gấp le ra bên ngoài 2 mm so với đường lấy dấu và may 1 đường 0,5cm.

- Lấy dấu cạnh dưới cạp trong chính xác theo cạp lưng ngồi, đường mí đều, khơng bị sụp mí. B1K, kéo bấm chỉ. Bước 4 Tra lưng vào thân quần.

- Đặt thân quần nằm dưới, lưng nằm trên. Mặt phải của lưng ngồi (có ép keo) úp với mặt phải của thân. Để hai mép vải bằng nhau, tra lưng theo đường cạnh dưới lưng, đường may cách keo 1mm. Lại mũi hai đầu

- Đặt cho đường tra cạp lưng trùng với dấu tra trên thân quần, may cách keo 1mm. Thân quần êm, không bị bai giãn hoặc nhăn nhíu.

Máy may B1K, kéo bấm cắt chỉ. Bước 5 May lộn đầu lưng bên phải.

- Trải lưng và thân quần bên phải sang hai bên, mặt trái ngửa lên, mép vải lật sang bên lưng. Gấp lưng trong xuống sao cho mặt phải của lưng trong và lưng ngoài úp vào nhau. Mép vải ở cạnh dưới lưng trong phủ qua đường may từ 0,1cm, may đầu lưng đường may thẳng góc với cạnh ngồi của paghết đơi và cách keo 1mm.

- Lộn đầu lưng ra mặt phải sao cho đầu lưng phải vng góc, êm, phẳng.

May chặn đầu lưng đúng theo dấu, đầu lưng êm, không bị bai dãn. Máy may B1K, kéo bấm chỉ.

Bước 6

May mí lưng.

- Gấp mép vải nằm gọn vào giữa hai lớp lưng. Vuốt lưng trong xuống cho êm phẳng sao cho cạnh dưới của lưng trong che phủ đường tra lưng 1-2mm. May lọt khe đường tra lưng (hoặc may mí). Đầu lưng có thể diễu hoặc không diễu 1mm.

- Gấp mép vải dư ở đáy sau vô mặt trái thân và may giữ mép vải ở hai đầu.

- Vuốt cho cạp lưng dưới êm, che phủ qua đường ta lưng. Mí 1mm đều, khơng bị sụp mí hoặc hở lưng trong.

- Phần vải thừa gấp khít vào lưng trong, may giữ phần vải thừa cách mép gấp 0,5cm, lại mũi chỉ chắc chắn ở 2 đầu. Máy may B1K, kéo bấm chỉ. Bước 7 May Passant

- Gấp đôi dây passant theo chiều rộng, mặt trái ra ngoài, May cách mép vải 0,5cm.

- Cạo rẽ đường may bằng mũi Bàn ủi. Dùng kim tay xâu chỉ đôi, thắt nút 1 đầu, khâu vào đường may của dây lưng cho kim luồn vào giữa và kéo lộn dây lưng ra mặt phải.

- Ủi cho dây passant êm phẳng. May mí 2 cạnh bên của dây lưng.

- Xác định vị trí dây passant trên thân quần, 2 dây nằm thẳng đường ly chính thân trước, 2 dây nằm cách đường ráp vòng

- May dây passant theo dấu thiết kế. - Luồn dây passant ra mặt phải, là êm phẳng. - Đường mí thẳng đều, khơng bị sụp mí. passant êm phẳng. - Xác định vị trí gắn dây lưng chính xác và đối xứng 2 bên thân

Máy may B1K, kéo bấm chỉ.

đáy trên cạp 2 -3 cm, 2 dây còn lại nằm trên thân sau cách đường sườn quần 4cm. quần. Bước 8 Hoàn thiện sản phẩm. - Kiểm tra hình dáng, kích thước, đường may theo u cầu kỹ thuật, cắt sạch các đầu chỉ thừa. - Ủi phẳng. - Kích thước phải chính xác theo mẫu thiết kế, các đầu chỉ thừa phải được cắt gọt sạch sẽ.

- Ủi phẳng mẫu túi

Thước cây, kéo cắt chỉ, bàn ủi.

PHIẾU ĐÁNH GIÁ SẢN PHẨM Tên sản phẩm: May lưng quần dạng rời

Tên học sinh: …………………………… Ngày: …………….............

TT Tiêu chuẩn Điểm chuẩn Điểm Đánh giá

1 Kỹ thuật

- Thực hiện đúng và đủ các bước theo bảng quy trình

1.0

- Lưng phải đúng vị trí, kích thước, hình dáng mẫu quy định.

- Lưng phải cân đối, đối xứng : Hai đầu lưng, dây lưng phải đối xứng và bằng nhau, to bản lưng và dây lưng phải đều.

- Lưng phải êm phẳng, thẳng, không bùng vặn. Đầu lưng bên khuy nếu vuông phải vuông thành sắc cạnh.

- Các đường may phải đều đẹp bền chắc, đúng quy cách.

4.0

- Vệ sinh công nghiệp. 1.0

2 Thẩm

mỹ

Sản phẩm khi hoàn thành phải đúng hình dáng với sản phẩm mẫu,

sản phẩm mặt vải phải sạch đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

3 An tồn

Đảm bảo an tồn lao động 0.5

Vệ sinh cơng nghiệp 0.5

4 Thời gian

1.0

TÓM TẮT BÀI HỌC

1. May lưng dạng liền

1.1. Đặc điểm – Cấu tạo

1.2. Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật 1.3. Phương pháp may

1.4. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

2. May lưng dạng rời

2.1. Đặc điểm – Cấu tạo

2.2. Quy cách – Yêu cầu kỹ thuật 2.3. Phương pháp may

2.4. Các dạng sai hỏng khi may, nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa

CÂU HỎI

Câu hỏi 1. Trình bày quy cách, yêu cầu kỹ thuật và phương pháp may lưng

quần dạng rời?

Câu hỏi 2. Nêu những sai hỏng thường gặp khi may lưng quần dạng rời? Câu hỏi 3. Nêu ứng dụng của lưng quần dạng rời?

Một phần của tài liệu Giáo trình may quần âu nam nữ (Trang 71 - 77)