Cụm di tích Núi Bài Thơ Đền Thờ Đức Ơng Đơng Hải Đại Vương Trần Quốc Nghiễn Chùa Long Tiên

Một phần của tài liệu cẩm nang du lịch hạ long (Trang 36 - 41)

2. Trung tâm thành phố Hạ Long

2.1. Cụm di tích Núi Bài Thơ Đền Thờ Đức Ơng Đơng Hải Đại Vương Trần Quốc Nghiễn Chùa Long Tiên

Núi Bài Thơ là ngọn núi đá vôi cao 201m nằm ở trung tâm TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, một trong những núi cao nhất vùng biển Cửa Lục. Ba mặt của núi giáp với khu dân cư, phía Tây và phía Nam nằm sát với vịnh Hạ Long. Núi Bài Thơ nổi tiếng về cảnh quan thiên nhiên, văn hóa và giá trị lịch sử.

Núi Bài Thơ trước đây có tên là Truyền Đăng hay còn gọi là Rọi Đèn. Xuất xứ của tên gọi này do trước đây ngọn núi là điểm tiền tiêu thông báo những thông tin quan trọng về an ninh, quốc phòng.

Nhưng núi Bài Thơ được biết đến nhiều nhất là do những bài thơ được khắc trên vách núi. Trên núi cịn lưu dấu tích một số bài thơ chữ Hán và chữ quốc ngữ. Bài thơ đầu tiên và nổi tiếng nhất là tác phẩm của vua Lê Thánh Tơng, chủ sối của tao đàn Thập nhị bát tú. Trước cảnh biển xanh, núi cao, một vùng thiên nhiên tươi đẹp nhà vua làm một bài thơ và cho người khắc vào núi. Bút tích của nhà vua bao gồm một văn bản thơ với 56 chữ Hán - một bài thơ thất ngôn bát cú, cùng với lời đề tựa. Từ đó trở đi núi mang tên núi Đề Thơ và sau đó là núi Bài Thơ. Bài thơ của vua Lê Thánh Tông được khắc trong một khung vuông cạnh dài 150cm, cách chân núi 6m ở sườn núi phía nam:

Nhận nước trăm sơng sóng cuộn đầy Núi bày cờ thế, biếc liền mây

Xưa theo kẻ khác ln bền chí Giờ đã tung hoành một chớp tay Đế Chủ điệp trùng quân hổ mạnh Hải Đơng đã tắt khói lang bay Trời Nam mn thuở non sơng vững Yển vũ tu văn dựng Nước này.

Ngồi ra, trên vách núi còn hai bài thơ nữa viết vào khoảng những năm 40 của thế kỷ 20. Lời tựa và nội dung của các bài thơ chủ yếu về cảnh đẹp thiên nhiên, hào khí thời Trần, thịnh trị thời Lê.

Núi Bài Thơ cịn là một di tích lịch sử ghi dấu những mốc son của quân và dân thành phố Hạ Long trong thời kỳ đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Tối ngày 30/4/1930, đồng chí Đào Văn Tuất dũng cảm cắm lá cờ Đảng trên đỉnh núi Bài Thơ ở mỏm Mỏ Quạ. Sáng ngày 1/5/1930, nhân dân Hòn Gai được chứng kiến lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên núi Bài Thơ, tượng trưng cho tinh thần quật khởi, quyết đấu tranh chống kẻ thù của công nhân và lao động khu mỏ…

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, núi Bài Thơ cũng ghi nhiều dấu ấn lịch sử. Trên núi đặt loa truyền thanh lớn để phát hiệu lệnh phịng khơng và một trạm quan sát máy bay địch từ xa. Một số hang động trong núi cũng được sử dụng để làm nơi sản xuất, cư trú, trạm y tế, trạm thông tin bưu điện trong thời kỳ đế quốc Mỹ đánh phá.

Núi Bài Thơ có nhiều vách đá dựng đứng, nhiều hang và các hườm đá. Các hang trong núi được gọi từ hang số 1 đến hang số 6, mỗi hang có độ rộng dài khác nhau. Hang số 1 có trần cao và rộng, nền hang bằng phẳng, hang số 2 dài và hẹp, hang số 3 có hai ngăn, ngăn ngồi rộng, ngăn trong dài và hẹp, hang số 6 là một căn cứ địa của tự vệ Hồng Gai thời chống Mỹ. Các hang ở núi Bài Thơ đã được sử dụng như những nơi để tạm trú sản xuất, trạm y tế trong thời gian chiến tranh chống Mỹ. Trên núi có nhiều lồi thực vật, trong đó một số lồi có hoa và dáng đẹp như phong lan, si đá, thanh trúc. Đứng trên núi Bài Thơ có thể nhìn thấy tồn cảnh thành phố Hạ Long và cả vùng biển xanh biếc với chi chít những núi đá vơi.

Ngày nay núi Bài Thơ đã trở thành biểu tượng của thành phố Hạ Long, niềm tự hào của người dân Quảng Ninh.

Dưới chân núi Bài Thơ là chùa Long Tiên ở phía Bắc - ngơi chùa lớn nhất và đẹp nhất của thành phố Hạ Long, đền thờ Đông Hải Đại vương Trần Quốc Nghiễn ở phía Tây (đền Đức Ơng). Những di tích này cùng với núi Bài Thơ tạo nên một cụm di tích thiên nhiên, lịch sử văn hóa quan trọng và hấp dẫn của thành phố và thắng cảnh Hạ Long.

Chùa toạ lạc tại phố Long Tiên, dưới chân núi Bài Thơ, Tp. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Chùa được xây dựng vào năm 1941, chùa có phong cách kiến trúc độc đáo hiếm thấy, mang phong cách kiến trúc và điêu khắc của các ngôi chùa thời nhà Nguyễn, kiểu chồng giường giá chiêng và những họa tiết hoa văn trang trí rồng phượng, hoa lá cách điệu.

Ðây là ngơi chùa lớn nhất, là di tích lịch sử danh thắng nổi tiếng ở Tp. Hạ Long.

Trên đỉnh tam quan là tượng phật A-di-đà với tư thế ngồi, dưới là gác chuông, nổi bật ba chữ “Long Tiên Tự”. Hai bên là hai câu đối:

Nhật tà tháp ảnh hoành tây điện

Sơn tượng chung thành đáo khách thuyền (Bóng tháp trong chiều tà nằm ngang điện

Chng chùa nơi đỉnh núi vẳng nơi thuyền khách)

Chính điện thờ Phật, bên phải thờ các tướng lĩnh nhà Trần, bên trái là cung Tam Phủ Thánh Mẫu.

Toà tam quan gồm ba cửa: cửa “Hữu’; cửa “Vơ” và cửa “Đại”. Ngồi cổng Tam Quan có tượng Bồ Đề Đạt Ma, tổ của Thiền tông Trung Quốc và Việt Nam Bái đường và chính điện kiến trúc theo kiểu chữ “Đinh”. Đây là nơi đặt nhiều tướng thờ. Cung tả của chính điện phối thờ cha, thánh Trần Hưng Đạo, cung bên hữu phối thờ mẹ, Vân Phương Thánh Mẫu.

Ngồi ra cịn có bộ tượng Hộ Pháp và đồ tế khí. Trong chính điện ở vị trí cao nhất là hình tượng Di Đà tam tơn. Vị trí thứ hai là A Di Đà tạo thiền thuyết pháp

trên đài sen. Vị trí thứ ba là Phật Quan Âm ngàn mắt, ngàn tay, hai bên có Thiện Tài và Long Nữ đứng hầu. Vị trí thứ tư là Ngọc Hoàng Thượng Đế cai quản cõi trời giúp Phật hành pháp. Vị trí thứ năm là tượng Cửu Long (hay Thích Ca sơ sinh), tác phẩm điêu khắc này là một tuyệt tác có từ thời Lê.

Chùa nằm ở trung tâm thành phố nên rất thuận tiện cho khách đến viếng thăm chùa.

Đền thờ Đức Ơng Đơng Hải Đại Vương Trần Quốc Nghiễn

Đền được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ 13, tọa lạc tại chân núi Bài Thơ thuộc khu vực Bến Đoan - Hòn Gai, thành phố Hạ Long. Đền được xây dựng trên một nền đất cao, lưng tựa vào vách núi, mặt hướng ra vịnh Hạ Long.

Đền thờ Đức Ông Trần Quốc Nghiễn (Đền Đức Ông ), con trai cả của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn và là vị tướng tài ba dũng mãnh trong cuộc kháng chiến chống qn Ngun. Ơng cịn là một người con tận hiếu, là người tôi tận trung. Để tưởng nhớ công lao to lớn của ông, một ngôi đền thờ do các chủ thuyền thường hay qua lại dựng tại chân núi Bài Thơ.

Đền có từ rất lâu đời gồm có ba gian bái đường, một hậu cung. Đền thờ Mẫu nằm ở bên phải đền chính. Ban chính thờ Trần Quốc Nghiễn, ban bên phải thờ Đệ

Nhất Vương Cô, ban trái thờ Đệ Nhị Vương Cơ. Trong đền có đầy đủ nghi trượng, bát bửu, các đồ tế khí. Đền đã qua rất nhiều lần trùng tu.

Đền Đức Ơng là một di tích đẹp và là một ngơi đền có tiếng linh thiêng. Du khách có dịp tham quan vịnh Hạ Long thường tới thăm ngôi đền.

Bắt đầu từ năm 2008 đến nay, lễ hội đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn được phục dựng lại và được tổ chức vào dịp 29 và 30 - 4 hàng năm. Lễ hội đã trở thành nét văn hoá truyền thống của nhân dân TP Hạ Long. Với mục đích bảo tồn truyền thống lịch sử và phát huy giá trị văn hố trong cụm di tích núi Bài thơ, lễ hội đồng thời giáo dục cho thế hệ trẻ nâng cao lòng tự hào về quê hương và lịch sử vẻ vang của dân tộc. Vào thời điểm diễn ra lễ hội, đền Đức ông Trần Quốc Nghiễn đã thu hút hàng vạn tăng ni, phật tử, người dân và du khách đến tham quan.

Nếu đến đây vào đúng dịp lễ hội, buổi tối du khách cịn có cơ hội được tham gia vào một hoạt động hết sức ý nghĩa, đó là nghi lễ thả hoa đăng trên biển cầu mong một năm mưa thuận gió hồ cho những người đi biển và những người sống ven biển

Một phần của tài liệu cẩm nang du lịch hạ long (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w