6910.3 TÍNH KẾT QUẢ

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng phần 2 (Trang 33)

XÁC ĐỊNH ĐỘ DẺO CỦA HỖN HỢP BÊ TÔNG NẶNG TCVN 3106:

6910.3 TÍNH KẾT QUẢ

10.3. TÍNH KẾT QUẢ

Khi dùng cơn N1số liệu đo được làm trịn tới 0,5cm, chính là độ sụt của hỗn hợp bê tông cần thử.

Khi dùng côn N2số liệu đo được phải tính chuyển về kết quả thử theo côn N1bằng cách nhân với hệ số 0,67.

Hỗn hợp bê tơng có độ sụt bằng khơng hoặc dưới l,0cm được coi như khơng có tính dẻo. Khi đó đặc trưng của hỗn hợp được xác định bằng cách thử độ cứng theo TCVN 3107 : 1993.

Điều chỉnh thành phần vật liệu để đạt độ sụt

Khi kiểm tra độ sụt có thể xảy ra các trường hợp sau:

- Độ sụt thực tế bằng độ sụt yêu cầu.

- Độ sụt thực tế nhỏ hơn hay lớn hơn độ sụt yêu cầu. Cách giải quyết như sau:

- Nếu độ sụt thực tế nhỏ hơn độ sụt yêu cầu khoảng 2-3cm thì phải tăng thêm 5 lít nước cho 1m3bê tông

- Nếu độ sụt thực tế nhỏ hơn độ sụt yêu cầu 4cm trở lên thì phải tăng cả nước và xi măng sao cho tỷ lệ N/X không thay đổi cho tới khi nào hỗn hợp bê tông đạt độ sụt theo yêu cầu.

- Trong trường hợp này cần chú ý rằng: để tăng một cấp độ sụt khoảng 2-3cm cần thêm 5 lít nước. Như vậy khi độ sụt thiếu 4cm trở lên thì cần tính lượng xi măng tương ứng cần tăng để đảm bảo chất lượng của bê tông.

- Nếu độ sụt thực tế lớn hơn độ sụt yêu cầu khoảng 2-3cm thì phải tăng thêm lượng cốt liệu cát và đá (sỏi) khoảng 2-3% so với khối lượng ban đầu.

- Nếu độ sụt thực tế lớn hơn độ sụt yêu cầu khoảng 4-5cm trở lên thì phải tăng thêm đồng thời lượng cốt liệu cát, đá (sỏi) và xi măng khoảng 5% so với khối lượng ban đầu.

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn thí nghiệm vật liệu xây dựng phần 2 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)