Năm Hàn Quốc Mỹ Nhật Bản Thị trường khác Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng % Giá trị (tỷ VNĐ) Tỷ trọng % 2014 50.350 79,08 5.210 8,18 4.810 7,55 3.300 5,19 2015 80.071 78,48 13.150 12,79 6.930 6,74 2.050 1,99 2016 60.986 81,05 6.180 7,17 5.250 6,09 4.900 5,69
Nguồn: Phòng Kế tốn Cơng ty TNHH HICEL VINA
3.4.2 Thực trạng xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc
Hàn Quốc là thị trường chiếm thị phần lớn nhất đa số các năm đều chiếm tỷ phần trong khoảng trên dưới 80%, cơng ty đã có những bạn hàng lớn tại đây. Nhưng cơng ty cũng gặp phải những đối thủ cạnh tranh lớn đó Sejin TS, Tsujiden, Keiwa hiện đang tràn ngập thị trường. HICEL VINA và tổng công ty tại Hàn Quốc chỉ chiếm 10% thị trường trong khi Sejin TS chiếm đến 25% thị phần.
Khách hàng chính của cơng ty chủ yếu xuất khẩu sang Hàn Quốc là cho các công ty lớn như: Samsung Electronics, LG Electronics, BOE Hydis; cụ thể, các mô-đun màn hình cảm ứng thì được phân phối chủ yếu cho các công ty thuộc Hàn Quốc: Iljin Display, Interflex, Sseontel - nhà cung cấp chính của Iljin … Mỗi tháng ước tính cơng ty sản xuất từ 1.000.000 – 2.000.000 triệu mơ-đun màn hình cảm ứng đế phân phối ra thị trường Việt Nam và xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Từ bảng 3.6, ta có thể thấy xuất khẩu linh kiện điện tử vào thị trường Hàn Quốc chiếm tỉ trọng phần % lớn hơn các thị trường khác. Cụ thể năm 2014 đạt 79,08%, tới năm 2015 có sự giảm nhẹ xuống cịn 78.48% và lại tăng vào năm 2016 lên đến 81.05 %.
Phương thức xuất khẩu linh kiện điện tử chủ yếu của công ty TNHH HICEL VINA vào thị trường Hàn Quốc đó là xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác và cung ứng xuất.
Thị trường Hàn Quốc là một thị trường tiềm năng và đáng mong đợi của ngành linh kiện điện tử Việt Nam cũng như của cơng ty có 100% vốn đầu tư Hàn Quốc như công ty TNHH HICEL VINA. Công ty TNHH HICEL VINA là công ty xuất khẩu và gia công các thiết bị điện tử và chủ yếu xuất khẩu là mặt hàng linh kiện điện tử với quy mô vừa song chưa thật sự đa dạng về mặt hàng xuất khẩu, các sản phẩm chưa mang tính cạnh tranh cao. Để cạnh tranh với các công ty bản địa khác giành lại một phần thị trường Hàn Quốc, cũng như đứng vững tại thị trường Hàn Quốc, không chỉ tổng cơng ty mà chính HICEL VINA cần phải cố gắng rất nhiều đặc biệt là khâu quản lý chất lượng bởi tại thị trường này yêu cầu về chất lượng sản phẩm là rất cao; bên cạnh đó là tìm cách giảm chi phí cũng là yếu tố quan trọng để các doanh nghiệp có thế cạnh tranh tại vào thị trường này.
3.4.3 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc liên quan tới cung
Quy mô sản xuất.
Quy mô sản xuất của công ty TNHH HICEL VINA tuy phù hợp với sản lượng nhưng lại chưa tận dụng được năng suất tối ưu. Năm 2014 và 2016 lần lượt chỉ đạt 70% và 77%. Vì vậy, cơng ty đã đầu tư vào trang thiết bị máy móc nhà xưởng, nguyên vật liệu đầu vào và nguồn nhân lực phục vụ cho sản xuất. Về máy móc thiết bị và các nguyên vật liệu đầu vào thì cơng ty được cơng ty mẹ ở Hàn Quốc hỗ trợ phần lớn. Các máy móc và trang thiết bị này được đặt mua theo đúng tiêu chuẩn như tổng công ty tại hàn Quốc nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều và đạt năng suất tối ưu nhất cho nhà máy.
Công nghệ sản xuất
Hiện nay, trình độ cơng nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cịn lạc hậu, nên phát triển cơng nghiệp chủ yếu qua con đường chuyển giao công nghệ. Ngay cả khi nhận chuyển giao cơng nghệ, một số doanh nghiệp cịn chưa đủ khả năng và thông tin để đánh giá hết các thuộc tính của cơng nghệ.
Tuy nhiên, đối với công ty TNHH HICEL VINA, dây chuyền công nghệ sản xuất của công ty được sự giúp đỡ trực tiếp từ tổng công ty ở Hàn Quốc cũng như tổng công ty cũng cử các kỹ sư trực tiếp sang chỉ dẫn đồng thời trực tiếp tham gia sản xuất tại Việt Nam.
Năm 2014 đã cử 10 người, năm 2015 cử 6 người và năm 2016 cử 5 người. Chất lượng sản phẩm
Là một doanh nghiệp mới phát triển tại thị trường Việt Nam nhưng ngay từ ngày đầu thành lập, công ta đã vận dụng hết kinh nghiệm được truyền đạt từ tổng cơng ty tại Hàn Quốc. Từ đó cơng ty đã tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm để có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các nước khác trên thế giới. Nâng cao chất lượng sản phẩm gắn liền với sự phát triển công nghệ của doanh nghiệp, và đặc biệt là với yếu tố chi phí. Cơng ty đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình và kiểm sốt chặt chẽ chi phí sản xuất để đưa ra giá cả hợp lý cho sản phẩm. Sản phẩm của công ty hết sức tỉ mỉ từ những chi tiết nhỏ nhất để có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
3.4.4 Biện pháp thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc liên quan tới cầu
Nghiên cứu mở rộng thị trường
Để không quá tập trung vào 1 thị trường đồng thời giảm áp lực lên các bộ phận khi chi tập trung vào một thị trường dễ xảy ra rủi ro; công ty đã mở rộng thị trường ra các nước tiềm năng khác. Trong đó nổi bật là 2 nước Nhật Bản và Mỹ.
Vốn được coi là những thị trường đi đầu trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật - công nghệ , và là khu vực có nhu cầu lớn hàng năm về các thiết bị điện tử. Đây là 2 thị trường tiềm năng, kim nghạch xuất khẩu của công ty tại 2 thị trường đều giữ vững trong năm 2014 và 2016, tăng vọt trong năm 2015 nhờ sự phát triển kinh doanh của công ty. Công ty đang hướng tới tập trung vào đầu tư, phát triển 2 thị trường này, tuy nhiên, để vào được 2 thị trường này công ty phải đáp ứng được những yêu cầu về chất lượng cũng như độ phức tạp về kỹ thuật, đây là vấn đề khó khăn của cơng ty.
Xúc tiến, quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường Hàn Quốc
Các biện pháp mà công ty TNHH HICEL VINA cũng như tổng công ty ở Hàn Quốc thường áp dụng để tiến hành xúc tiến, quảng bá sản phẩm của mình:
- Tham gia các hội chợ, triển lãm về các hàng điện tử tại Hàn Quốc.
- Quảng cáo sản phẩm, hình ảnh qua các phương tiện như: qua báo chí, truyền hình, qua mạng. Tổng cơng ty tại Hàn Quốc cùng công ty con HICEL VINA tại Việt
Nam liên tục được lên các tờ báo kinh tế vì chất lượng sản phẩm và sự phát triển mạnh mẽ của mình: yonhapnews, media.kisline.com,…
3.4.5 Các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu khác cho mặt hàng linh kiện điện tử của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc
Giải pháp về vốn.
Theo bảng doanh thu của cơng ty thì năm 2014 và 2016, việc kinh doanh của công ty bị lỗ cho nên công ty đã nhận sự trợ giúp từ tổng công ty về vốn: năm 2014 (gần 300,000 USD) và năm 2016 ( hơn 250 000 USD) để bù lỗ. Nhưng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp cũng như trợ giúp của tổng cơng ty lại có hạn nên doanh nghiệp cần huy động nguồn vốn bên ngoài để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Nguồn vốn bên ngồi của cơng ty huy động từ các ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong nước và ngoài nước, từ các quỹ.
Giải pháp về nhân lực.
Hiện nay cơng ty đang nâng cao mặt bằng trình độ cho nhân lực, tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng cho nhân cơng về nghiệp vụ chun mơn kỹ thuật; bên cạnh đó đặt các chỉ tiêu KPI để có thể quản lý năng suất và chất lượng làm việc của công nhân tốt hơn. Đặc biệt 1 tháng sẽ có ít nhất 1 buổi đào tạo cũng như tọa đàm để trao đổi thêm giữa quản lý và công nhân với nhau.
Mặt khác về khâu chất lượng tuyển dụng cũng u cầu có các chứng chỉ chun mơn để nâng cao chất lượng nhân lực ngay từ khâu đầu vào, đặc biệt các cán bộ kỹ thuật chủ chốt được chọn lọc vô cùng kỹ lưỡng.
3.5 Đánh giá thực trạng xuất khẩu của công ty TNHH HICEL VINA sang thị trường Hàn Quốc.
3.5.1 Những thành công
Sau 4 năm hoạt động, có thể đánh giá hoạt động xuất khẩu của cơng ty khá thành cơng bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế, khó khăn của một doanh nghiệp cịn non trẻ mới thành lập trong môi trường kinh doanh mới là Việt Nam của một doanh nghiệp nước ngồi. Cụ thể:
Cơng ty đã tăng cường sản xuất dịng sản phẩm chính là linh kiện điện điện tử ( mơ-đun màn hình cảm ứng) với chất lượng luôn được cải thiện, ngày càng đi vào ổn định và mở rộng thêm mặt hàng gia công để giảm bớt gánh nặng rủi ro trên 1 sản
phẩm. Giữ lượng sản xuất và xuất khẩu của cơng ty ln ổn định và có xu hướng tăng đều qua các năm đây là điều công ty đã làm tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh của mình
Năm 2015, công ty TNHH HICEL VINA đã nhận thêm máy móc từ tổng cơng ty tại Hàn Quốc giúp cải tiến máy móc sản xuất, ứng dụng dây chuyền sản xuất hiện đại giúp cho năng suất lao động và số lượng sản phẩm được tăng lên rõ rệt.
Công ty ngày càng có uy tín trong con mắt khách hàng, tìm kiếm thêm được các đối tác mới. Đặc biệt cơng ty vẫn duy trì được mối quan hệ đối tác cả trong và ngoài nước các khách hàng lớn như: Samsung, LG, BOE Hydis. Nhờ đó, mạng lưới kinh doanh của cơng ty đã mở rộng hơn rất nhiều.
Về chất lượng hàng xuất khẩu: Chất lượng các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được nâng cao giúp tăng khả năng cạnh tranh của công ty trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Đồng thời, tạo điều kiện để công ty mở rộng xuất khẩu sang 1 số thị trường khó tính như: Mỹ, Nhật Bản…
Nguồn nhân lực: Nguồn nhân lực được sử dụng trong hoạt động xuất khẩu linh kiện điện tử của công ty HICEL VINA đạt hiệu quả qua những năm gần đây, mức đóng góp của cơng nhân trong việc sinh lợi nhuận trong hoạt động xuất khẩu được cải thiện một cách đáng kể.
3.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân.
3.5.2.1 Những tồn tại
Tuy thành công nhưng công ty vẫn gặp phải nhiều khó khăn và thách thức nhìn thấy được, cụ thể:
Trình độ đội ngũ nhân viên chưa cao. Mặc dù đội ngũ nhân viên được đánh giá là am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ nhưng so với các cơng ty khác và trên thế giới thì trình độ đội ngũ nhân viên của HICEL VINA vẫn còn nhiều mặt yếu kém và cần phải đào tạo, bồi dưỡng thêm để đáp ứng nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Đặc biệt công ty vừa phải cắt giảm 57 nhân công trong năm 2016.
Về năng lực cạnh tranh, ngày càng có nhiều cơng ty hoạt động trong lĩnh vực công nghệ đầu tư tại thị trường Việt Nam. Điều này đặt ra thách thức cho công ty trong việc duy trì ổn định sự tăng trưởng hoạt động kinh doanh. Địi hỏi cơng ty cần phải có
Hàn Quốc khá lớn khi mà họ phát riển ngày càng mạnh cùng lợi thế cạnh tranh khá lớn. Điều này gây áp lực lên tổng cơng ty, từ đó gây ảnh hưởng khơng ít đến lượng xuất khẩu sang Hàn Quốc của HICEL VINA. Có thể kể đến các cơng ty như: Sejin TS, Alpha-Vision, Tsujiden, Keiwa.
Cơng ty TNHH HICEL VINA có cơ cấu mặt hàng chưa được phong phú, chỉ có một mặt hàng chủ lực do vậy sức mạnh cạnh tranh của công ty chưa lớn, chưa đáp ứng được nhu cầu càng ngày càng thay đổi của khách hàng.
Việc quảng bá sản phẩm của cơng ty và tìm kiếm khách hàng mới, nghiên cứu thị trường định hướng phát triển sản phẩm, tìm hiểu xu hướng của người tiêu dung và thị trường cịn gặp nhiều khó khăn.
3.5.2.2 Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan:
- Cạnh tranh gay gắt với các công ty bản địa khác giành lại một phần thị trường Hàn Quốc trong ngành linh kiện điện tử.
- Sự thiếu đồng bộ về quản lý thuế vụ và các quy định của Hải quan đã gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc xuất nhập khẩu hàng hóa.
- Sự biến động liên tục của tỷ giá làm cho việc thanh tốn giữa cơng ty với đối tác nước ngồi gặp nhiều rủi ro, điều này cũng ảnh hưởng lớn đến doanh thu và lợi nhuân của công ty.
Nguyên nhân chủ quan
- Do hiện nay cơng ty chưa có bộ phận Marketing và nghiên cứu thị trường nên không thực hiện các biện pháp đẩy mạnh liên quan đến cầu như nghiên cứu mở rộng thị trường, xúc tiến và quảng bá về sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường nước ngoài.
- Đội ngũ lao của công ty TNHH HICEL VINA chủ yếu là lao động phổ thông chưa được đào tạo một cách bài bản, chuyên sâu và có thể sử dụng máy móc hiện đại, chưa khai thác được hết lợi thế của doanh nghiệp.
- Khả năng nắm bắt cơ hội thị trường của bộ phận kinh tế kế hoạch còn hạn chế dẫn đến bỏ lỡ nhiều hợp đồng kinh doanh.
CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU LINH KIỆN ĐIỆN TỬ CỦA CÔNG TY HICEL
VINA LLC.
4.1. Xu hướng của ngành xuất khẩu linh kiện điện tử trong giai đoạn 2017 – 2020
Hiện nay, do nhu cầu hội nhập, với mục tiêu giảm giá thành để tăng khả năng cạnh tranh và xuất khẩu, xu hướng nội địa hoá các sản phẩm lắp ráp theo mẫu nước ngoài đang được nhiều nước trong khu vực triển khai thực hiện.
Hiện nay việc sản xuất các thiết bị có hàm lượng chất xám cao khơng cịn là độc quyền chỉ riêng các nước phát triển, mà cả các nước đang phát triển hoặc chậm phát triển cũng đang quan tâm đầu tư nghiên cứu thiết kế, chế tạo nhằm tạo thế chủ động của nước mình ở mọi phương diện trong xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu. Việt Nam cũng đang quan tâm đầu tư nghiên cứu các loại sản phẩm này. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu xây dựng hệ thống thiết kế IC chuyên dụng (ASIC) cho các loại sản phẩm, tiến tới sản xuất ra các sản phẩm vi mạch theo mẫu thiết kế ở nước ngoài và tổ chức triển khai ứng dụng các mẫu này để tạo ra các sản phẩm điện tử mang thương hiệu Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực như cách làm của Trung Quốc, thiết kế ở trong nước và thuê sản xuất tại Mỹ.
Trong hai thập kỷ vừa qua, các nước công nghiệp phát triển đã chuyển sản xuất phụ tùng linh kiện điện tử có độ tích hợp thấp và trung bình sang các nước đang phát triển thơng qua đầu tư nước ngoài để lập các cơ sở sản xuất. Các nước công nghiệp phát triển tập trung thiết kế và sản xuất các loại phụ tùng linh kiện điện tử độ tích hợp và hàm lượng chất xám cao với hai xu hướng cơ bản: (i) đầu tư để tạo ra các loại phụ tùng linh kiện cho các hệ thống thiết bị điện tử có mức độ tự động hố cao; (ii) đầu tư để tạo ra các loại linh kiện nhằm giảm công suất tiêu thụ và tăng khả năng tác động nhanh cho các thiết bị và hệ thống thiết bị điện.
Ở các nước đang phát triển, đặc biệt các nước trong khu vực, để tìm lối đi riêng cho mình, hầu hết các doanh nghiệp điện tử đã lựa chọn con đường phát triển công